MỤC LỤC
Phương thức chuyển tiền là một phương thức thanh toán mà trong đó khách hàng (người trả tiền: người mua, người nhập khẩu…) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi:. người cung ứng dịch vụ, người bán, người nhập khẩu…) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu. Phương thức TDCT là một phương thức thanh toán, trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yều cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một khoản tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.
Chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia là một hệ thống các nguyên tắc, công cụ và biện pháp thích hợp mà nhà nước sử dụng nhằm điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế của một quốc gia trong một thời gian nhất định nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia đó. Trên cơ sở đó, các ngân hàng có thể tăng doanh thu nhờ thực hiện các dịch vụ uỷ thác, mở rộng các nghiệp vụ thanh toán quốc tế; đồng thời nhờ mạng lưới ngân hàng đại lý của mình các ngân hàng có thể hoàn thiện việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, giới thiệu thêm các sản phẩm dịch vụ của mình.
Hầu hết các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đều dựa vào sự hỗ trợ vốn của các ngân hàng, do đó, bất kỳ sự thay đổi của hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại đều có tác dụng đến việc phát triển hoạt động thanh toán quốc tế. Được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hà Nội, từ ngày 28/12/07, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - SeABank chính thức nâng vốn điều lệ lên 3000 tỷ và trở thành một trong ba ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. - Chuyển tiền đi: lệnh chuyển tiền của khách hàng đã được Giám đốc Chi nhánh ký duyệt, Giấy phép chuyển ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước cấp, Phiếu chuyển khoản, Bản Draft bức điện chuyển tiền đã được Giám đốc Chi nhánh ký duyệt nội dung và các giấy tờ khác có liên quan.
- Phát hành L/C: Yêu cầu mở L/C, Hợp đồng ngoại, Trình duyệt mở L/C đã được Giám đốc Chi nhánh phê duyệt, Phiếu hạch toán số tiền ký quỹ mở L/C, Bản Draft L/C đã được Giám đốc Chi nhánh, phụ trách Phòng TTQT tại Chi nhánh hoặc người được ủy quyền ký duyệt nội dung. - Tu chỉnh L/C: Yêu cầu sửa đổi L/C của khách hàng đã được Giám đốc Chi nhánh phê duyệt, Phiếu hạch toán số tiền ký quỹ thêm trong trường hợp sửa đổi tăng giá trị, Bản Draft sửa đổi L/C đã được Giám đốc Chi nhánh, phụ trách phòng TTQT tại Chi nhánh hoặc người được ủy quyền ký duyệt nội dung. - Thanh toán L/C: Thư/Điện đòi tiền của Ngân hàng thương lượng, Phiếu thông báo chứng từ hàng nhập đã được khách hàng chấp nhận thanh toán và/hoặc Phiếu chuyển khoản số tiền thanh toán L/C, Hối phiếu, Bản Draft bức điện đã được Giám đốc Chi nhánh ký duyệt nội dung và các giấy tờ khác có liên quan.
- Điện khác (Điện chấp nhận thanh toán, điện từ chối thanh toán, điện free format…): Bản Draft của bức điện đã được Giám đốc Chi nhánh ký duyệt nội dung và tùy trường hợp, Phòng TTQT Hội sở sẽ yêu cầu Chi nhánh cung cấp các giấy tờ có liên quan. Thanh toán viên tiếp nhận bộ chứng từ như quy định trong L/C, kiểm tra loại chứng từ, số lượng của từng loại chứng từ trước khi ký nhận chứng từ, đóng dấu RECEIVED và ghi rừ ngày, giờ nhận chứng từ trờn thư yờu cầu gửi chứng từ hàng xuất của khách hàng và gửi trả lại cho khách hàng 01 liên. Thanh toán: Thanh toán viên tại chi nhánh tiến hành ghi có vào tài khoản của khách hàng, hoặc tài khoản vay, hoặc tất toán tài khoản chiết khẩu nếu L/C đã được chiết khấu trước đó, thu lãi chiết khấu trên số ngày thực tế chiết khấu, thu phí theo biểu phí dịch vụ hiện hành, hạch toán ngoại bảng tất toán L/C, in báo có, báo nợ gửi cho khách hàng.
Thanh toán viên tiếp nhận từ khách hàng các loại chứng từ, kiểm tra lại chứng từ, số lượng của từng loại chứng từ kể trên trước khi ký nhận chứng từ, đóng dấu RECEIVED và ghi rừ ngày, giờ nhận chứng từ trờn thư yờu cầu gửi chứng từ hàng xuất của khách hàng và gửi ttrả lại cho khách hàng 01 liên. Gửi chứng từ: thanh toán viên gửi thu nhờ thu kèm bộ chứng từ đến ngân hàng nhờ thu, theo dừi đường đi của chứng từ (lấy thụng tin từ cụng ty chuyển phỏt nhanh/bưu điện), lập hồ sơ theo dừi bộ chứng từ nhờ thu xuất với đầy đủ thông tin cần thiết. Duyệt trong hạn mức: kiểm soát viên kiểm tra nội dung lệnh chuyển tiền như nội dung kiểm tra bước 1: kiểm tra các bút toán đợi duyệt và thông tin điện chuyển tiền, nếu giao dịch hợp lệ, duyệt trên T24, nếu không hợp lệ, thông báo để thanh toán viên sửa chữa, bổ xung lệnh chuyển tiền.
Đối với bộ chứng từ không có sai sót: Thanh toán viên hạch toán tiền thanh toán L/C, hạch toán thu phí và ngoại bảng, lập điện thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán vào ngày đáo hạn, trình cho kiểm soát hoặc phụ trách phòng duyệt, chuyển toàn bộ hồ sơ cho kiểm soát viên. Nếu khách hàng đồng ý thanh toán: thanh toán viên chỉ giao chứng từ cho khách hàng trong các trường hợp sau: khi khách hàng có cam kết trả tiền bằng văn bản hoặc ký chấp nhận thanh toán hối phiếu vào ngày đáo hạn (đối với nhờ thu theo D/A), khi nhận được thanh toán nhờ thu của khách hàng (đối với nhờ thu D/P).
Khi nhận được chỉ thị của Tổng giám đốc về việc giành giải thưởng TTQT do các ngân hàng nước ngoài có uy tín trên thế giới cấp, phòng TTQT đã tìm hiểu và quyết đinh tham gia giải thưởng tại ngân hàng Citibank, N.A, NY vì giải thưởng của Citibank là giải thưởng cao quý và là giải thưởng thật sự. - Hơn nữa, để chuẩn hóa hơn công tác kiểm tra chứng từ, một phần đặc biệt quan trọng trong nghiệp vụ TTQT, phòng TTQT đã nghiên cứu và cho ra đời bản Check list mới, quy định các tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ dựa trên Quy tắc thực hành thống nhất tín dụng chứng từ của ICC sửa đổi và có hiệu lực từ 01/07/2007 (gọi tắt là UCP 600). + Rủi ro do đạo đức nghề nghiệp của nhân viên: Vì nhân viên TTQT tại các chi nhánh thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, thân thiết với khách hàng và có thể cấu kết với khách hàng bằng cách cố tình bắt lỗi bộ chứng từ phù hợp để từ chối thanh toán.
Ví dụ: vụ kiện quốc tế liên quan đến Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam xảy ra do nhân viên của ngân hàng này đã cấu kết với khách hàng để bắt lỗi bộ chứng từ phù hợp để từ chối thanh toán nhằm phục vụ lợi ích cá nhân của nhân viên cũng như lợi ích của bên phải thanh toán. - Phần lớn cán bộ của phòng là cán bộ mới, chưa có trình độ chuyên môn sâu và kinh nghiệm thực tế, chưa nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp để đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng, tư vấn, hỗ trợ dịch vụ cho khách hàng khi có nhu cầu từ đó nâng cao vị thế cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ này với các ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài trong xu thế hội nhập như ngày nay. - Các chi nhánh của SeABank đã có những cố gắng trong việc thu hút khách hàng về thanh toán tại ngân hàng nhưng các chính sách còn chưa toàn diện, chưa mang tầm chiến lược và chưa tập trung nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng của đội ngũ nhân viên.
Nhờ vậy SeABank mới có thể cạnh tranh trên thị trường ngân hàng Việt Nam và với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. - Bờn cạnh đú, tại hội sở chớnh cũng như cỏc chi nhỏnh chưa cú sự theo dừi, nắm bắt các thông tin liên quan đến đối thủ cạnh tranh trên địa bàn, chưa xác định được các đối thủ cạnh tranh, các điểm mạnh điểm yếu của họ, đối tượng khách hàng của họ….