Thang điểm Framingham trong Đánh giá nguy cơ bệnh mạch vành

MỤC LỤC

Thang điểm nguy cơ Framingham trong dự báo nguy cơ bệnh mạch vành

Trải qua thời gian dài nghiên cứu với những thay đổi nhận thức về vai trò của các yếu tố nguy cơ đối với bệnh mạch vành, đột quỵ, bệnh tim có hay không tử vong, các tác giả đã xây dựng thang điểm Framingham dựa vào các yếu tố như: tuổi, giới, hút thuốc lá, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, cholesterol toàn phần, HDL- Cholesterol, đái tháo đường. Năm 2001, NCEP – ATP III đưa ra khuyến cáo điều trị cho các thầy thuốc lâm sàng dựa trên bằng chứng về chẩn đoán, phân loại và điều trị rối loạn lipid máu đồng thời đưa ra cách tính điểm Framingham cải tiến dựa trên dữ liệu của nghiên cứu Framingham Heart Study, đánh giá nguy cơ bệnh mạch vành có hoặc không có tử vong sau 10 năm, phân tầng nguy cơ và mục tiêu điều trị đối với từng mức độ.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu

Trong nghiên cứu khác của Kwok và cộng sự, sử dụng các dữ liệu từ NHANES 1999-2006, lấy HbA1C  5,7% hoặc glucose máu đói  100mg/dl làm tiêu chuẩn tăng glucose máu trong chẩn đoán HCCH, các tác thấy có sự tương đồng mức độ trung bình giữa hai chỉ số này và kết luận rằng có thể áp dụng HbA1C thay vì glucose máu đói trong chẩn đoán HCCH [45]. - Tìm mối liên quan giữa tỷ lệ bệnh mạch vành và điểm nguy cơ trung bình theo nhóm tuổi, hút thuốc lá, LDL-C, HDL-C, Cholesteron toàn phần, triglyceride, hsCRP, huyết áp tâm thu và 1 số yếu tố nguy cơ khác: vòng bụng, WHR.

KẾT QUẢ

    - Nguy cơ bệnh mạch vành của nam cao hơn hẳn nữ ở các phân loại nhóm tuổi và trong nhóm bệnh nhân ĐTĐ trong nghiên cứu với p<0,001. Tuy nhiên ở cả 2 giới, nguy cơ bệnh mạch vành ở nhóm có rối loạn lipid máu cao hơn nhóm không rối loạn lipid máu nhưng không có ý nghĩa với p> 0,5. - Nguy cơ mạch vành nhóm có HDL-C <1 mmol/l cao hơn nhóm không có rối loạn HDL-C, tuy nhiên khi xét riêng từng giới thì sự tăng nguy cơ mạch vành ở nhóm HDL-C bất thường không có ý nghĩa thống kê.

    - Không khác biệt nguy cơ mạch vành xét chung cả nhóm và theo từng giới khi xét theo bất thường về nồng độ LDL-C và triglyceride 4.2.4.4. - Chung cho cả 2 giới: nguy cơ mạch vành của nhóm tăng chu vi vòng bụng cao hơn nhóm chu vi vòng bụng bình thường nhưng không có ý nghĩa p>0,05. Nhận xét: Trong nhóm bệnh nhân ĐTĐ có bệnh mạch vành thì số đối tượng nguy cơ cao là 29%, trong khi đó không có ai thuộc nhóm nguy cơ cao ở những bệnh nhân không có tổn thương mạch vành (p=0,29).

    - Dựa vào phân tầng nguy cơ theo thang điểm Framingham và kết quả chụp mạch vành thấy rằng tỷ lệ bệnh mạch vành trong nhóm nguy cơ thấp thấp hơn rừ rệt so với tỷ lệ bệnh mạch vành ở nhúm nguy cơ vừa và nhóm nguy cơ cao với p < 0,05. - Áp dụng đường cong ROC cũng cho kết quả không áp dụng được phần trăm nguy cơ để dự báo khả năng xuất hiện bệnh mạch vành ở bệnh nhân ĐTĐ (p=0,3722).

    Bảng 1.1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:
    Bảng 1.1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:

    BÀN LUẬN

      Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường là 30,6% cao hơn so với trong nghiên cứu của Ahmadi là 26,1% nhưng thấp hơn của Konstantinou là 40%, tuy nhiên tất cả các kết quả này đều cao hơn hẳn khi so sánh với nghiên cứu của Michelle khi tiến hành nghiên cứu điểm Framingham trên nhóm quần thể chung là 10,6% [55] hay là 20,6% trong nghiên cứu của Phillip khi tiến hành đánh giá vai trò thang điểm Framingham ở những đối tượng có ít nhất 1 yếu tố nguy cơ (tuổi>45) nhưng không có triệu chứng của bệnh mạc vành [62]. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân ĐTD là 68/76 (90,8%) tuy nhiên khi xét riêng từng thành phần lipid thì thấy rằng ở nam giới số bệnh nhân có rối loạn lipid máu gần như tương đương với nhóm không rối loạn lipd máu trong khi ở nữ giới tỷ lệ rối loạn lipid máu chiếm tỷ lệ cao hơn ở tất cả các thành phần, phù hợp với các nghiên cứu trước đây khi cho rằng phụ nữ ở tuổi mãn kinh tăng nguy cơ rối loạn lipid máu do giảm các hormon sinh dục. Điều này khác với nghiên cứu của Bose và cộng khi đánh giá vai trò của chu vi vòng bụng đối với dự báo bệnh mạch vành, theo các tác giả này tăng chu vi vòng bụng làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành lên 1,3 lần (p=0,021) ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ và 1,85 (p<0,001) lần ở nhóm bệnh nhân không ĐTĐ [78] và cũng khác với nghiên cứu của Barbara khi tiến hành đánh giá mỡ bụng dựa vào sự hấp thu tia X năng lượng kép, theo các tác giả này chu vi vòng bụng có mối liên qua chặt chẽ với lượng mỡ bụng (p<0,0001), lượng mỡ bụng càng cao thì nguy cơ bệnh mạch vành càng tăng [14], đặc biệt ở nữ giới kèm ĐTĐ thì tương tác của chu vi vòng bụng với các yếu tố nguy cơ khác lên tổn thương mạch vành lớn hơn so với nam giới [79].

      Đối chiếu với kết quả chụp mạch vành chúng tôi có tỷ lệ BMV của nhóm HbA1C không đạt mục tiêu là 93,2%, của nhóm đạt mục tiêu là 89,7%, mặc sự khác biệt không có ý nghĩa nhưng cũng cho thấy rằng có sự mẫu thuẫn giữa tính toán theo FRS và thực tế chụp mạch vành, đồng thời khi so sánh với các nghiên cứu về kiểm soát glucose máu trên biến chứng mạch vành hoặc tử vong do bệnh mạch vành như UKPDS, ACCORD, ADVANCE các kết quả đều cho thấy tỷ lệ này ở nhóm HbA1C. Framingham thang điểm được sử dụng rộng rãi nhất khi đánh giá nguy cơ bệnh mạch vành, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để đánh giá giá trị của thang điểm Framingham cũng như so sánh tính chính xác của FRS với các thang điểm khác: SCORE, UKPDS Risk Function… Các nghiên cứu có thể tiến hành cắt ngang, so sánh nguy cơ bệnh mạch vành tính được với kết quả của chụp mạch vành như Philip [62], Thomas [82], Konstantinou [26] hay nghiờn cứu theo dừi dọc thời gian sự xuất hiện cỏc biến cố mạch vành trong vòng 10 năm Raph [22] hoặc dựa vào các dữ liệu từ nghiên cứu trước đó Amber [10], Ruth [69]… Kết quả nghiên cứu thu được khác nhau: Raph, Amber cho rằng FRS đã đánh giá quá mức khi dự báo nguy cơ bệnh mạch vành, trong khi Ruth, Thomas kết luận FRS đánh giá thấp nguy cơ này. Như vậy, theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên đối tượng chung thì thang điểm Framingham có thể áp dụng như một công cụ sàng lọc để dự báo nguy cơ bệnh mạch vành, phân tầng nguy cơ giúp đưa ra các chiến lược điều trị phù hợp chứ không phải để đánh giá xem khả năng dự báo có hoàn toàn đúng với thực tế tổn thương mạch vành hay không bởi vì bản thân lựa chọn đối tượng nghiên cứu của chúng tôi đã là những bệnh nhân có nguy cơ cao thực sự với tỷ lệ có bệnh mạch vành là 87,5%.

      Trong nghiên cứu của chúng tôi khi áp dụng thang điểm FRS cho bệnh nhân ĐTĐ khi tính toán khả năng mắc bệnh mạch vành theo từng yếu tố nguy cơ cụ thể thấy rằng đối với tuổi, huyết áp, tình trạng hút thuốc lá, hsCRP, số lượng các yếu tố nguy cơ và thời gian ĐTĐ càng cao thì nguy cơ bệnh mạch vành càng cao một cách có ý nghĩa, điều này phù hợp với các nghiên cứu về yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành, tuy nhiên xét về rối loạn chuyển hóa lipid nói chung, từng thành phần lipid nói riêng và số thành phần lipid rối loạn, HbA1C cũng như chu vi vòng bụng thì dường như các yếu tố này không liên quan gì đến nguy cơ bệnh mạch vành theo FRS, kết quả này hoàn toàn ngược lại với thực tế thu được từ các nghiên cứu của nhiều các tác giả về vai trò quan trọng của chu vi vòng bụng và ảnh hưởng của rối loạn lên lipid máu lên sự hình thành các mảng xơ vữa mạch ở bệnh nhân ĐTĐ nói riêng cũng như quần thể nói chung [15],[56],[71] đồng thời không đánh giá được vai trò của kiểm soát glucose máu đối với các biến chứng mạch vành. Một nghiên cứu lớn khác cũng đánh giá vai trò của FRS và UKPDS trên nhóm bệnh nhân ĐTĐ trong nghiên cứu ADVANCE cả 2 thang điểm này đều đánh giá quá mức nguy cơ bệnh mạch vành về căn bản, sự không chính xác này được cải thiện khi hiệu chỉnh một số yếu tố, tuy nhiên các tác giả cũng khuyến cáo rằng nên có một thang điểm chính xác hơn để cải thiện khả năng dự báo nguy cơ bệnh mạch vành giúp đưa ra các chiến lược điều trị dự phòng cụ thể ở bệnh nhân ĐTĐ [6].