Tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện để đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả

MỤC LỤC

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN

KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1. Chi ngân sách Nhà nước

    Trong cơ chế thị trường, thông qua chi ngân sách, Nhà nước can thiệp vào thị trường, hạn chế, khắc phục những khiếm khuyết, mặt trái của nền kinh tế thị trường như: Sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội diễn ra nhanh chóng, để hạn chế sự phân hoá đó, thực hiện các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, Nhà nước thông qua chi NSNN cung cấp các dịch vụ công mà các thành phần kinh tế khác không có khả năng cung cấp hoặc cung cấp không hiệu quả, chất lượng không cao. Chi ứng trước dự toán: Các trường hợp được chi ứng trước dự toán ngân sách năm sau bao gồm: Các dự án, công trình quốc gia và công trình xây dựng cơ bản thuộc nhóm A, đã có đủ điều kiện thực hiện theo quy định của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng đang thực hiện, cần phải đẩy nhanh tiến độ; một số nhiệm vụ quan trọng cấp bách phải thực hiện theo chế độ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định nhưng chưa được bố trí trong dự toán và nguồn dự phòng không được đáp ứng được.

    QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN 1. Khái niệm quản lý chi NSNN cấp huyện

      Trong quản lý chi NSNN cấp huyện, nguyên tắc này phải được quán triệt thực hiện trong toàn bộ chu trình quản lý chi NSNN, từ khâu phân cấp quản lý, lập dự toán, phân bổ dự toán, kiểm soát, thanh toán các khoản chi, quyết toán các khoản chi nhằm vừa đảm bảo mức độ tập trung, thống nhất quản lý NS cấp tỉnh, cấp quốc gia, vừa định mức các khoản chi tiêu hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng NS trên địa bàn huyện. + Thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư do huyện quản lý; thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách xã; lập quyết toán thu, chi ngân sách huyện; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu NSNN trên địa bàn huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện (bao gồm quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã) báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện để trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn. Thực hiện theo Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg ngày 26 tháng 08 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN trực thuộc Bộ tài chính thì KBNN huyện thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND huyện quản lý Nhà nước về quỹ ngân sách Nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý; quản lý ngân quỹ.

      CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN CẤP HUYỆN

        Việc phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp, các bộ phận trong tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý thu chi ngân sách; việc quy định mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận và cán bộ quản lý thu, chi, giữa bộ phận này với bộ phận khác, giữa cấp trên với cấp dưới trong quá trình phân công phân cấp quản lý có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý chi NSNN. Năng lực cán bộ quản lý chi NS cấp tỉnh, bao gồm năng lực đề ra chiến lược trong hoạt động NS; năng lực đưa ra được các dự toán hợp lý; năng lực tổ chức thực hiện dự toán năng động; năng lực kiểm tra, giám sát các đơn vị thụ hưởng NS cấp tỉnh… Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng quản lý chi NSNN. Nếu cán bộ làm công tác tài chính có trình độ chuyên môn cao, ý thức tự giác trong việc sử dụng kinh phí NSNN sẽ góp phần quan trọng vào việc thu thập, xử lý thông tin, giúp lãnh đạo đơn vị đưa ra những quyết định đúng đắn và kịp thời, đồng thời sẽ tránh được những sai phạm trong việc sử dụng kinh phí Nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN.

        THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI PHềNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN NA HANG TỈNH

        KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG

          Rừng Na Hang có 2.000 loài thực vật, nhiều loại được ghi trong sách đỏ Việt Nam như: Trai, nghiến, lát hoa, đinh, thông tre, hoàng đàn, trầm gió, nhiều loài lan hài, cây thuốc quý… Khu bảo tồn có nhiều loài chim, thú quý được ghi trong sách đỏ Việt Nam, sách đỏ thế giới như voọc mũi hếch, voọc đen má trắng… thu hút được các tổ chức, nhà khoa học trên thế giới kêu gọi nguồn vốn đầu tư bảo tồn. Na Hang có hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển khá yếu hơn các huyện trong tỉnh Tuyên Quang, do nằm xa các khu vực trung tâm của đất nước cũng như tỉnh Tuyên Quang, hệ thống cơ giao thông kết nối của huyện chủ yếu là bằng đường bộ ngoài ra còn có hệ thống đường thuỷ qua các con sông nhưng không được đầu tư phát triển. Lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục được quan tâm đầu tư, phát triển hài hoà hơn với tăng trưởng kinh tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, hưởng thụ văn hóa, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; trong đó có những mặt đạt kết quả rất nổi bật: Chất lượng giáo dục và đào tạo, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân được nâng lên.

          KHÁI QUÁT VỀ PHềNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN NA HANG

            - Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý tài chính, ngân sách, giá, thực hiện chế độ kế toán của chính quyền cấp xã, tài chính hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, tổ hợp tác và các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp của Nhà nước thuộc cấp huyện; Phối hợp với các cơ quan thu thuế trong việc quản lý công tác thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật;. - Thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư do huyện quản lý; thẩm định và chịu trách nhiệm quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã; lập quyết toán thu, chi ngân sách huyện; tổng hợp báo cáo quyết toán thu ngân sách Nhà nướctrên địa bàn huyện và quyết toán thu, chi ngân sách huyện (bao gồm quyết toán thu, chi ngân sách huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã) trình UBND huyện xem xét gửi Sở Tài chính; báo cáo bổ sung quyết toán Ngân sách gửi Sở Tài chính sau khi được HĐND huyện phê chuẩn;. - Về mặt nhân sự tổ chức biên chế: Phòng tài chính- kế hoạch huyện Na Hang gồm có 13 đồng chí, trong đó có 01 đồng chí trưởng phòng, 02 đồng chí phó phòng (01 đồng chí phó phòng phụ trách kế hoạch đầu tư, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội; 01 đống chí phó phòng phụ trách ngân sách, đấu giá đất đền bù giải phóng mặt bằng, quản lý tài sản công ) và 10 chuyên viên, cán bộ giúp việc, phụ trách các công việc và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của phòng.

            THỰC TRẠNG QUẢN Lí CHI NSNN TẠI PHềNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN NA HANG

              Mức giảm này đến từ việc từ trong các năm từ 2018-2020 trong các văn bản hướng dẫn xây dựng dự toán của Bộ tài chính luôn nhấn mạnh việc cắt giảm kinh phí dành ra đối với các cơ quan hành chính từ giảm chi con người, chi hoạt động bộ máy, chi cơ sở vật chất…; cũng như nhu cầu kinh phí thực hiện các chính sách tinh giản biên chế theo chế độ, chính sách hiện hành. Trên cơ sở nguồn thu để chi cho ĐT-PT (chủ yếu là nguồn phân cấp, nguồn cân đối theo tiêu chí định mức của tỉnh, nguồn hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia), căn cứ vào tiến độ và mục tiêu thực hiện các dự án, số liệu thu chi của năm trước, phòng Tài chính - Kế hoạch dự kiến dự toán thu chi ngân sách năm sau, trong đó dự kiến nội dung chi đầu tư; lập dự toán ngân sách địa phương về phần kế hoạch vốn đầu tư trình UBND huyện, xin ý kiến thường trực HĐND huyện trước khi gửi sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính xem xét. Việc quản lý NSĐP theo kế hoạch hằng năm cho phép phòng TC-KH tính toán tương đối sát nguồn lực tài chính có thể thu được, nhờ đó có thể chủ động bố trí chi tiêu phù hợp với năng lực thu thực tế, chấp hành dự toán CTX hằng năm cũng thuận tiện cho đơn vị thụ hưởng NS, ít phải điều chỉnh dự toán và nếu có điều chỉnh thì mức độ điều chỉnh không lớn so với dự toán được duyệt.

              Bảng 2.2. Thực trạng lập dự toán Chi thường xuyên của huyện Na Hang giai đoạn 2018-2020
              Bảng 2.2. Thực trạng lập dự toán Chi thường xuyên của huyện Na Hang giai đoạn 2018-2020

              ĐÁNH GIÁ QUẢN Lí CHI NSNN TẠI PHềNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN NA HANG

                Tăng tỷ lệ trẻ em đến trường; Chất lượng giáo dục đào tạo, đặc biệt là các trường phổ thông được cải thiện; Đời sống của giáo viên được quan tâm hơn qua các bước cải cách chế độ tiền lương; huyện đã thực hiện chính sách đãi ngộ cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và hoàn thành chương trình xóa mù chữ theo đúng mục tiêu Nghị quyết Trung ương 2 đề ra đồng thời đang thực hiện triển khai chương trình phổ cập tiểu học trong cả nước. Chấp hành dự toán chi NSNN huyện Na Hang cho thấy việc phân bổ kinh phí trong hoạt động chi đầu tư, chi thường xuyên của Huyện chưa được tốt, còn chi nhiều cho hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước, đảng, đoàn thể, mà chưa tập trung cho các hoạt động kinh tế, đặc biệt là chi cho hoạt động khoa học và công nghệ và chi cho văn hóa - thể dục thể thao. *Năng lực của bộ máy và cán bộ quản lý NSĐP cấp huyện còn hạn chế Ủy ban nhân dân huyện chưa quyết liệt chỉ đạo thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan Nhà nước theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ ở một số đơn vị trực thuộc.