MỤC LỤC
Thứ nhất: Kinh tế ngày càng phát triển các nhu cầu của con người ngày càng tăng lên như nhu cầu vui chơi giải trí, khu ăn uống, nhu cầu khám chữa bệnh… Để đáp ứng nhu cầu của con người ngày càng mọc lên nhiều nhiều khu vui chơi, resort, khu chung cư, khu biệt thự biệt lập, các bệnh viện tư nhân, các khu trung tâm thương mại… Chính những điều này đã làm cho nhu cầu về thị trường BĐS ngày càng tăng. Thị trường máy móc thiết bị và thị trường vật liệu xây dựng là thị trường cung cấp sản phẩm đầu vào cho nhu cầu xây dựng các công trình nhà ở, cửa hàng, khách sạn, nhà máy… Trên thực tế tùy vào tính chất của các công trình mà việc sử dụng máy móc thiết bị nhiều, hay công trình sử dụng vật liệu xây dựng nhiều, như các khu chung cư thì cần nhiều vật liệu xây dựng hơn máy móc còn với công trình thủy điện thì lại cần nhiều máy móc hơn vật liệu xây dựng.
Nguồn lao động nhiều, giá rẻ, cũng là một lợi thế, tuy nhiên khi trình độ khoa học công nghệ ngày càng phát triển như ngày nay thì nó không còn là một nhân tố quyết định đầu tư khi mà các nhà đầu tư vào BĐS tìm kiếm hiệu quả với lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao. Các chính sách về quản lý đất đai, xây dựng, ngân hàng và tài chính ở Australia và New Zealand tương đối đầy đủ, các vấn đề được xem xét đồng bộ, các chính sách từ quản lý đất đai, xây dựng phát triển công trình , đô thị, tín dụng, tài chính đều được phát huy nhằm thu hút tối đa nguồn đầu tư vào thị trường BĐS.
Nguyên nhân “bùng nổ” trong giai đoạn này là do nền kinh tế tăng trưởng ở mức cao dẫn đến nhu cầu về đất đai phục vụ cho sản xuất kinh doanh và nhu cầu nhà ở của dân chúng liên tục tăng; do sự đầu cơ trong kinh doanh nhà đất gia tăng mạnh mẽ; do chính sách của Nhà nước về đất đai; do yếu tố tâm lý kỳ vọng vào khả năng sinh lợi vô tận của đất và thiếu thông tin về giá đất. Lợi dụng cơ chế “xin cho” và tình trạng quản lý đất đai lỏng lẻo, hiện tượng đầu cơ đất đai diễn ra dưới nhiều hinh thức khác nhau như: xun giao đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất… Do đó đã làm cho cung- cầu của thị trường BĐS bị mất cân đối biến dạng, làm cho giá cả BĐS diễn biến phức tạp, giá nhà đất tại thành phố lớn như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh và một số thành phố thị xã các vùng ven các thành phố lớn bị đẩy lên rất cao.
Nhìn vào biểu 3 và biểu 4 thấy đầu tư FDI vào thị trường Việt Nam chủ yếu là đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài, còn hình thức liên doanh và hợp doanh, BOT… là ít. Mà đầu tư theo hình thức BOT, hợp doanh, liên doanh…mới thực sự đem lại hiệu quả cho Việt Nam với mục tiêu học hỏi cách quản lý, công nghệ cao vào Việt Nam để thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam cùng phát triển, đưa nền kinh tế phát triển về chất.
Nhìn chung khu vực đầu tư nước ngoài đã trở thành bộ phận hữu cơ năng động của nền kinh tế, có tốc độ tăng trưởng cao và vị trí ngày càng quan trọng trong nền kinh tế, góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tê- xã hội của đất nước. Tình hình FDI vào thị trường BĐS ở Việt Nam đang tiến triển rất tốt thì cả Châu Á rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực năm 1997( bắt nguồn từ Thái Lan,. của thị trường BĐS của Thái Lan), Việt Nam không tránh khỏi bị ảnh hưởng, dòng vốn FDI vào Việt Nam bị ngưng trệ và giảm sút, đặc biệt giảm sút mạnh ở thị trường BĐS.
Nguyên nhân của sự tăng trưởng vượt bậc trong năm 2007 là do luật đất đai có hiệu lực, hơn nữa Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) và thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc. Với sự gia nhập WTO các chính sách và luật lệ đã dần được cải thiện theo hướng phù hợp với thông lệ và các điều ước quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình tham gia, thực hiện và triển khai dự án.
Tính đến nay đã có hơn 81 nước và vùng lãnh thổ có dự án FDI tại Việt Nam, nhưng không phải tất cả các nước này đều có dự án vào BĐS, mà hầu hết các dự án BĐS đều tập trung vào các đối tác truyền thống đã có mặt ở Việt Nam từ nhiều năm trước như: Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Nhật Bản…. Chỉ riêng 10 quốc gia và vùng lãnh thổ này đã chiếm tới 54% trong tổng số dự án và 63% trong tổng số vốn đầu tư vào thị trường BĐS Việt Nam.
Từ khi Việt Nam có chính sách thu hút FDI vào thị trường nói chung và vào thị trường BĐS nói riêng, Việt Nam có rất nhiều các nhà đầu tư là các tập đoàn khách sạn quốc tế như Accor, InterContiential Hotel Group…, các đại gia đến từ Trung Đông như IFA, Kingdom Hotel Inverment…, các tập đoàn xây dựng và đầu tư lớn từ Nhật Bản, Hàn Quốc… đã có những dự án đầu tư BĐS và tiếp tục có kế hoạch phát triển trong thời gian tới tại Việt Nam. Hiện nay trong thị trường BĐS của Việt Nam có rất nhiều quỹ đầu tư vào như: Công ty Indochina Capital Advisor Ltd thành lập một quỹ đầu tư cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia sâu rộng hơn vào thị trường nhà đất Việt Nam; Tập đoàn VinaCapital tai thành phố Hồ Chí Minh quản lý một quỹ đầu tư đang niêm yết tại London với vốn 633 triệu USD, qua đó cho phép các nhà đầu tư toàn cầu tham gia vào thị trường nhà đất Việt Nam; quỹ đầu tư Dragon Capital….
- Phạm vi kinh doanh BĐS của các nhà đầu tư nước ngoài được mở rộng như: các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê hoặc bán cho người Việt Nam không phụ thuộc vào qui mô, vốn đầu tư, được tham gia vào các dịch vụ quản lý BĐS, dịch vụ đấu giá BĐS…hiện nay các doanh nghiệp nước ngoài được tham gia hầu như toàn bộ vào các lĩnh vực của thị trường BĐS. Ngoài ra hiện nay tình hình kinh tế thế giới đang rơi vào tình trạng khủng hoảng, nền kinh tế của Việt Nam cũng không tránh khỏi ảnh hưởng, hiện nay Việt Nam đang thực hiện thắt chặt tiền tệ các doanh nghiệp kinh doanh BĐS trong nước vốn ít lại không vay được vốn ngân hàng, đây chính là thời điểm để các nhà đầu tư nước ngoài vào mua bán sáp nhập (M&A).
Hiện nay Việt Nam đã thu hút rât nhiều nhà đầu tư đến từ nhiều nước khác nhau đầu tư vào thị trường BĐS như các đại gia đến từ Trung Đông như FIA, Kìngdom Hotel Investment…, các tập đoàn xây dựng và đầu tư lớn từ Nhật Bản, Hàn Quốc…đã có dự án đầu tư BĐS và tiếp tục có kế hoạch phát triển trong thời gian tới tại Việt Nam. Ngoài ra trong thời gian gần đây, Hiệp hội BĐS thành phố Hồ Chí Minh đãtieeps rất nhiều đoàn doanh nghiệp thuộc các nước, lãnh thổ như Mỹ, Úc, Canada, Ý, Singapore…Đa số là những tập đoàn lớn, có tiềm lực vốn rất mạnh, chuyên kinh doanh trong lĩnh vực BĐS.
- Nhà nước cần phải có một quỹ riêng để chủ động nguồn lực để điều tiết duy trì mức giá cân bằng trên thị trường BĐS nhằm khi thị trường BĐS sụt giảm, thị trường có nguy cơ đổ vỡ, Nhà nước đứng ra mua vào với mức giá tương đương mức giá thành xây dựng để tăng quỹ nhà cho thuê thuộc sở hữu Nhà nước và cứu vãn sự phá sản của các công ty do không bán được sản phẩm. - Chính quyền địa phương cần tăng cường sự chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành ngay các thủ tục thu hồi đất và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư nước ngoài không có khẳ năng triển khai hoặc chưa có kế hoạch sử dụng hết diện tích đất đã được giao để chuyển cho các dự án đầu tư mới có hiệu quả hơn.