MỤC LỤC
- Thứ nhất, đánh giá chung về tác động sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào giá cả ở Việt Nam bằng cách ước lượng mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá tiêu dùng tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2014. - Thứ hai, đánh giá tầm quan trọng tương đối của yếu tố độ mở cửa thương mại và chính sách tiền tệ lên hiệu ứng truyền dẫn (ERPT) tại Việt Nam trong giai đoạn đó.
Phương pháp nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu
Trong học thuyết Goldberg và Knetter (1997) đã chỉ ra rằng sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát qua các chỉ số giá theo hai kênh là trực tiếp và gián tiếp. Nếu hàng hóa đó được dùng cho mục đích tiêu dùng cuối cùng, giá nhập khẩu sẽ ảnh hưởng lên chỉ số giá tiêu dùng, hoặc nếu hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhiên vật liệu dùng cho quá trình sản xuất sẽ khiến chi phí sản xuất tăng cao và như một hệ quả đẩy giá tiêu dùng tăng gây ra áp lực lạm phát.
Trong một nền kinh tế lớn, khi sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tiềm năng, tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế cao hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, nhu cầu về hàng hóa nhập khẩu giảm qua đó có thể là giảm giá hàng hóa nhập khẩu, trong trường hợp này mối quan hệ giữa độ chênh lệch sản lượng và mức độ truyền dẫn là nghịch. Ngược lại, khi sản lượng thực tế của nền kinh tế tăng cao hơn mức tiềm năng, một mặt nhu cầu về hàng hóa gia tăng qua đó làm tăng giá tiêu dùng, mặt khác khi sản lượng thực tế cao hơn sản lượng tiềm năng các doanh nghiệp gặp phải vấn đề về sản xuất, phải đầu tư thêm làm cho chi phí sản xuất tăng cao, qua đó cũng làm tăng giá tiêu dùng hàng hóa, trong trường hợp này, độ chênh lệch sản lượng sẽ có mỗi quan hệ cùng chiều với mức độ truyền dẫn.
ERPT được ước tính dựa trên giá nhập khẩu, giá xuất khẩu và giá cả trong nước tuy nhiên bài nghiên cứu này chỉ tập trung xác định mối liên hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá cả trong nước. Việc sử dụng một tiến trình được lặp đi lặp lại để nhận diện ra những cú sốc tác động đồng thời đến những biến tương ứng và những biến xếp sau đó, nhưng lại không gây tác động đến những biến đứng trước. • Những biến động của giá dầu có thể ảnh hưởng đến tất cả các biến số khác cùng lúc trong chuỗi nhưng không bị ảnh hưởng cùng lúc bởi bất kỳ biến động nào khác, và chỉ chịu ảnh hưởng bởi cú sốc của chính nó trong quá khứ.
Mô hình VAR đệ quy đáp ứng những giả thiết đề ra trong mô hình, với hàm phản ứng xung và phân rã phương sai sẽ được ứng dụng để ước lượng nhằm giải quyết những vấn đề đã đặt ra.
Với Việt Nam, vì chưa áp dụng lạm phát mục tiêu, trong khi chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong thời gian qua là chính sách đa mục tiêu, Việt Nam kỳ vọng vừa đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng vừa kiểm soát giá cả - lạm phát, vừa ổn định tiền tệ (Ủy ban Kinh tế Quốc Hội và UNDP Việt Nam 2012), do đó việc xác định mốc thời gian để tách dữ liệu. Nhiều nhận định của các nhà chức trách hay chuyên gia kinh tế cho rằng, đối với Việt Nam mốc thời gian này là điểm khởi đầu cho một giai đoạn tăng trưởng “nóng”, tuy nhiên không phải điều này lúc nào cũng thể hiện dấu hiệu tốt bởi Việt Nam đã quá chú trọng đến con số tăng trưởng mà quên đi hai chữ “bền vững” và chính điều này đã làm cho Việt Nam chưa thể cất cánh và gặp nhiều khó khăn. Nếu như năm 2007 là năm đỉnh cao với tốc độ tăng trưởng GDP lên tới 8.5% thì đây cũng là giai đoạn đất nước phải đối diện với những vấn đề nan giải: tăng trưởng không cao nhưng luôn quá nóng, chính sách tiền tệ và tín dụng thắt chặt nhưng lạm phát vẫn cao điều mà trái ngược với giai đoạn 2000-2006 với chính sách tiền tệ nới lỏng, bên cạnh đó việc phát triển dựa trên đầu tư khiến lượng cung tiền trong nền kinh tế tăng chóng mặt, và tất nhiên điều đánh đổi ở đây là khó giữ lạm phát ở mức thấp.
Theo số liệu Ngân hàng phát triển Châu Á, trong giai đoạn 2007 cho đến nay lượng cung tiền M2 tăng ít nhất 20% trong mỗi năm, nỗi trội nhất vẫn là năm 2007 với mức tăng 46%, cung tiền tăng nhanh trong khi thực lực của nền kinh tế không mạnh, hiệu quả sử dụng vốn thấp khiến lượng hàng hóa sản xuất ra không tăng cùng nhịp với tốc độ tăng cung tiền dẫn đến giá cả leo thang, đồng tiền trở nên mất giá.
Nếu chúng vẫn không dừng thì sử dụng sai phân theo bậc trong VAR để biến đổi về chuỗi dừng, đầu tiên là sai phân bậc 1, nếu bậc 1 chưa được thì lấy sai phân bậc hai, bậc ba…. • Lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình VAR với các biến đã đưa vào để đạt được mô hình dự báo tốt nhất bằng công cụ VAR Lag Other Selection Criteria trong Eview dựa trên các tiêu chí như: FPE (Final prediction error criterion), AIC (Akaike information criterion), SIC (Schwars information criterion). Lựa chọn độ trễ phù hợp vì cho thấy giá trị kỳ trước thường có ảnh hưởng nhất định đến giá trị kỳ sau hoặc kỳ vọng tương lại thường dựa trên giá trị hiện tại và quá khứ của biến.
Mục tiêu là để xác định tác động khác nhau của mở cửa và chính sách tiền tệ lên ERPT qua hai giai đoạn đã được đề cập ở trên, nghiên cứu này ước tính hai VAR và so sánh kết quả.
Trong hai giai đoạn nghiên cứu tầm quan trọng của các yếu tố đến giá tiêu dùng thì qua kết quả trên cho ta thấy được trong khi giá dầu Thế giới có tầm ảnh hưởng lớn nhất thì ngược lại chỉ số công nghiệp có tác động tương đối yếu, bên cạnh đó ngoại trừ chính nó thì lần lượt đến các biến khác như tỷ giá hối đoái, cung tiền cũng đã khẳng định mức độ ảnh hưởng của chúng đến sự thay đổi giá qua từng giai đoạn. Ngọc Thơ & Nguyễn Hữu Tuấn (2012) thì phản ứng tích lũy lạm phát trước cú sốc M2 sau thời kỳ gia nhập WTO có chiều hướng tăng so với giai đoạn trước WTO, tương tự với điều đó thì kết quả cho thấy phản ứng của giá trước cú sốc cung tiền tăng dần ở giai đoạn sau, điều này cũng có thể được giải thích rằng khi mà Việt Nam trong giai đoạn hội nhập cao, nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam gia tăng mạnh và nhằm mục tiêu ổn định và phá giá nhẹ tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng nhà nước đã cung ứng một lượng tiền nội tệ để mua ngoại tệ và điều này làm cho tổng phương tiện thanh toán cao thúc đẩy gia tăng lạm phát. Sự khác biệt đó được thể hiện khi thực tiễn môi trường kinh tế trong 2 giai đoạn này hoàn toàn khác nhau, nguyên nhân sự khác biệt đó cũng có thể được giải thích khi mà ở giai đoạn 2 việc gia tăng chính sách mở cửa được đẩy mạnh và thắt chặt chính sách tiền tệ được chú trọng để kiểm soát lạm phát mặc dù lạm phát lúc này cũng biến động khá cao do ảnh hưởng của các cuộc biến động kinh tế lớn trên toàn cầu.
Ở giai đoạn 2000-2006: Xét về chiều phản ứng của các biến, trong giai đoạn này phản ứng mạnh với giá tiêu dùng khi các biến thay đổi 1% trong thời gian đầu như với giá dầu thế giới và cung tiền, nhìn chung hầu như phản ứng tích lũy của giá tiêu dùng trước cú sốc các biến đều có sự dao động tăng giảm nhẹ trong khoảng thời gian hai năm đầu rồi có chiều hướng ổn định. Tuy nhiên, ngược với giai đoạn trước thì trong giai đoạn này giá dầu có vai trò lớn nhất khi giải thích cho sự biến động của giá tiêu dùng trong dài hạn, mặc dù mức tỷ lệ không phải là quá cao cụ thể là đạt khoảng 13.19% sau 3 tháng, đạt 17.21% sau 9 tháng và ổn định dần trong dài hạn, cung tiền là yếu tố quan trọng thứ hai để giải thích cho sự thay đổi giá tiêu dùng, kế đến sau đó là tỷ giá hối đoái và cuối cùng là chỉ số sản xuất công nghiệp. Một điểm khác biệt bên cạnh đó nữa là về đóng góp của cú sốc cung tiền trong việc giải thích biến động của chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng tăng mạnh qua hai giai đoạn, song song với điều đó thì lý do được đưa ra để giải thích là có thể trong giai đoạn này là việc phát triển dựa trên đầu tư khiến cung tiền tăng cao, lượng cung tiền M2 của năm 2010 là 2.789 triệu tỷ đồng tăng hơn gấp 3 lần so với năm 2006 và gần 10 lần năm 2000.