MỤC LỤC
Do trước đó bọn em chưa được tiếp xúc và trực tiếp thiết kế mạch in nên khi làm mạch in thì chúng em phải tìm hiểu và nghiên cứu cách vẽ mạch in và thiết kế dây trong mạch in. Trong quá trình nghiên cứu và chế tạo mạch in mặc dù gặp nhiều khó khăn những chúng em cũng đã cố gắng hết sức để có thể tự vẽ và hoàn thành mạch in cùng với đó có gì không hiểu thì em đã được các thầy cô và các anh khóa trước đi trước giúp đỡ và giải thích cho em hiểu hơn. Ngay từ khâu thiết kế mạch có rất nhiều lỗi xảy ra trong quá trình vẽ mạch (nối sai chân linh kiện, đi dây quá sát với nhau, ..) sau khi tìm tòi và dưới sự chỉ dẫn của các anh khóa trên thì bọn em cũng đã hoàn thiện được mạch in của sản phẩm và mọi người có thể quan sát mạch in của chúng em dưới hình 3.2.
Do sự hạn chế về các thiết bị về in thì chúng em đã gửi ra quán để người ta in cho mạch ra giấy bóng màu vàng và sau đó chúng em cắt phíp đồng theo kích thước của mạch in.(Cắt thừa ra từ 0,5cm đến 1cm). Đặt tấm giấy bóng có mạch in áp vào với phần đồng của mạch ta vừa cắt bên trên chú ý sao cho mạch trong giấy bóng nằm cân đối trong phíp đồng.Sau đó cố định chặt lại giấy bóng trên phím đồng đó bằng cách dán băng dính vào phần giấy thừa của giấy bóng ở mặt sau của phím đồng mặt không có đồng.Tiếp theo đó là dùng bàn là ở mức nhiệt cao nhất và ủi vào miếng dán để mực ở trên giấy bóng dính vào phíp đồng di chuyển với lực vừa trong khoảng 15-20 phút.Sau đó bỏ giấy bóng ra và kiểm tra xem còn chỗ nào mạch bị đứt thì lấy bút lông tô lại lên phíp đồng. Để đẩy nhanh quá trình ăn mòn thì ta đun nước nóng và pha lẫn với FeCl3 Sau đó thả phím đồng vào thau đựng dung dịch khoảng 20 phút sau đó bỏ phíp đồng ra xem đã được ăn mòn hết chưa nếu chưa thì ta bỏ vào dung dịch tiếp đến khi phíp đồng dược ăn mòn hết thì coi nhữ đã thành công.
Do là lần đầu thiết kế mạch thì khi hoàn thiện mạch in thì có dây bọn em còn nối chạm vào dây khác khoảng cách các dây gần quá và dây chạm vào nhau và mạch không hoạt đông được. Trước tiên ta cấp nguồn cho mạch từ bộ nguồn chuyển đổi từ 220VAC sang 5VDC bằng cách giắc cắm của bộ chuyển đổi sẽ được kết nối với đầu kết nối trên mạch. Khi cấp nguồn cho mạch nếu đèn báo hiệu sáng thì mạch đã được cấp nguồn, còn khi đèn báo hiệu không sáng thì ta cần xem lại bộ nguồn chuyển đổi, dây kết nối với mạch hoặc là đầu kết nối với giắc cắm của bộ chuyển đổi.
+ Ví dụ: khi ta tác động vào nút nhấn tiến thì mạch sẽ đếm tiến từ 0 cho đến 9 hoăc từ 0 đến một số bất kì trong khoảng từ 00 đến 99, mỗi lần tác động thì số hiển thị trên Led 7 thanh sẽ tăng thêm một đơn vị, khi ta không tác động vào nút nhấn nữa thì số hiển thị trên Led sẽ không thay đổi mà giữ nguyên ở số khi ta không tác động vào nút nhấn tiến.Khi muốn mạch quay về số 0 thì ta tác đôgnj vào nút nhấn reset (Hình 3.3) và bắt đầu đếm lại từ 0. Sau thời gian thực hiện đồ án môn học, chúng em đã dần hình thành cho mình về cách tự học, tự tìm hiểu tài liệu thông qua các trang thông tin, biết cách làm việc nhóm và phân công công việc một cách hiệu quả, rèn luyện cách làm việc tự giác có trách nhiệm. Giúp bản thân em biết được rất nhiều kiến thức mà bản thân trước giờ chưa có và biết bản thân mình cần làm thông qua môn học này đó chính là cần tiếp tục tìm tòi và sáng tạo, học hỏi nhiều hơn từ những thứ xung quanh ta.
Nâng cao kiến thức lý thuyết và thực hành tốt hơn nữa để hoàn thành tốt cho các môn học tiếp theo cũng như là khi ra trường làm việc tại các nhà máy xí nghiệp. Trong các trang thiết bị điện tử hiện đại cũng sử dụng khá nhiều mạch đếm để hiển thị các con số trên màn hình đặc biệt dễ thấy nhất là trên các điện thoại di động thông minh, đồng hồ điện tử, trong các phân xưởng hoặc là trong các trận bóng thể thao để tính điểm,… Khi mạch đếm được cải tiến và tích hợp thêm những con cảm biến hông ngoại để đếm được các sản phẩm hàng hóa một cách tự động hoặc dùng để làm đồng hồ đếm, đếm xe ra vào hoặc số người ra vào trong một siêu thị và nhiều sản phẩm khác. Vì kiến thức còn hạn chế và là đồ án đầu tiên của em cùng với thời gian có hạn đồ án còn nhiều thiếu sót và bất cập rất mong mọi ý kiến đóng góp để em có thể sửa đổi và được hoàn thiện hơn.