Giải pháp phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Bắc Giang

MỤC LỤC

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 1. Điều kiện tự nhiên

    Hệ thống thủy lợi của Bắc Giang chia thành 5 vùng chính: Vùng thủy lợi sông Cầu (bao gồm đất đai của các huyện Tân Yên, huyện Hiệp Hoà, thị xã Việt Yên và một phần thành phố Bắc Giang); vùng thủy lợi sông Sỏi (bao gồm đất đai của huyện Yên Thế và một phần diện tích vùng cao của huyện Tân Yên); vùng thủy lợi Cầu Sơn-Cấm Sơn (gồm đất đai của các huyện Lạng Giang, Lục Nam-hữu sông Lục Nam, một phần huyện Yên Dũng và một phần thành phố Bắc Giang); vùng thủy lợi sông Lục Nam (bao gồm đất đai của các huyện Sơn Động, Lục Ngạn và một phần Lục Nam-tả sông Lục Nam); vùng thủy lợi Nam Yên Dũng (một phần đất đai của huyện Yên Dũng nằm phía hữu sông Thương, một phần diện tích 03 xã của thị xã Việt Yên và 01 phường của thành phố Bắc Giang). Có thể nói, điểm nghẽn lớn nhất đối với phát triển vùng sản xuất NNCNC của tỉnh hiện nay như sau: thứ nhất là, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún khó khăn cho thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiêp CNC; thứ hai là, công tác quản lý hoạt động sản xuất chưa theo quy hoạch; thứ ba là, quản lý giống vật nuôi chưa chặt chẽ tác động đến hiệu quả kinh tế và vấn đề an toàn dịch bệnh; thứ tư là, môi trường SXNN bị ô nhiễm do chất thải chăn nuôi, dư.

    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp tiếp cận

      Nghiên cứu phân tích thực trạng phát triển vùng sản xuất NNCNC trên địa bàn tỉnh Bắc Giang bao gồm 6 nội dung: Quy hoạch phát triển vùng sản xuất NNCNC; Phát triển quy mô diện tích và các hình thức tổ chức sản xuất vùng sản xuất NNCNC; Phát triển kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực vùng sản xuất NNCNC; Phát triển ứng dụng KHCN trong các vùng sản xuất NNCNC; Tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo liên kết chuỗi; Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất sản phẩm trong vùng sản xuất NNCNC. Tiến hành thu thập các số liệu của hộ trong vùng sản xuất NNCNC về tình hình chung của hộ, đặc điểm sản xuất của hộ, chi phí đầu tư cho một đơn vị diện tích sản xuất NNCNC đến khi tiêu thụ, năng suất, sản lượng, nguyên nhân và nhu cầu sản xuất của từng nhóm hộ,… sau đó phân tổ và so sánh với nhau để đưa ra các nhận xét về đặc điểm sản xuất của hộ, tình hình đầu tư trên 1 sào theo nhóm hộ, so sánh kết quả và hiệu quả kinh tế và lợi ích trong SXNN của nhóm hộ nào cao hơn, xác định ưu tiên trong khi đưa ra giải pháp giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong phát triển.

      Hình 3.2. Khung phân tích phát triển  vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ  cao
      Hình 3.2. Khung phân tích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

      KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

      THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

        Các mô hình SXNN ứng dụng CNC trong lĩnh vực trồng trọt bao gồm: Sản xuất giống và áp dụng các giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt và khả năng chống chịu cao, tập trung vào các đối tượng cây trồng chủ lực phục vụ cho an ninh lương thực, xuất khẩu và thay thế nhập khẩu; từng bước áp dụng trong sản xuất giống cây trồng biến đổi gen (ngô, đậu tương, bông); Sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, an toàn và hiệu quả cao áp dụng quy trình quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), VietGAP, tập trung vào các loại cây lương thực, cây thực phẩm, cây ăn quả và cây công nghiệp chủ lực; Sản xuất rau an toàn, hoa cao cấp trong nhà lưới, nhà kính; Nhân giống và sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu quy mô tập trung; Sản xuất và ứng dụng các chế phẩm sinh học, các bộ kít chẩn đoán bệnh, các loại phân bón thế hệ mới trong trồng trọt và bảo vệ cây trồng nông nghiệp. Phát triển nguồn nhân lực vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Về công tác đào tạo tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật: Các sở, ngành, địa phương , đơn vị đã thường xuyên quan tâm cho cán bộ tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành, phát triển NNƯDCNC trên địa bàn tỉnh; lựa chọn, bố trí cán bộ có đủ năng lực trực tiếp tham gia công tác đào tạo, tập huấn, chuyển giao công nghệ, hướng dẫn xây dựng các mô hình SXNN ứng dụng CNC cho cán bộ kỹ thuật cơ sở, các hợp tác xã, chủ trang trại và hộ dân trong tỉnh.

        Hình 4.1. Sơ đồ quy hoạch nông nghiệp công  nghệ cao tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2017 –  2025
        Hình 4.1. Sơ đồ quy hoạch nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2017 – 2025

        Ý kiến về các lớp tập huấn về nông nghiệp công nghệ cao của cán bộ

        Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, người lao động có trình độ trung cấp nghề là cao nhất (trên 30%), trình độ sơ cấp chiếm trên 24%; trình độ cao đẳng nghề chiếm trên 13%; trong khi đó số lao động có trình độ đại học và sau đại học chiếm tỷ lệ thấp. Vì vậy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang cùng Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp đã tổ chức hướng dẫn lao động sản xuất vùng NNCNC các quy trình, kỹ thuật chăm sóc lúa, ngô và một số loài hoa màu, như: Kỹ thuật gieo trồng, kỹ thuật bón phân, thời điểm cũng như liều lượng sử dụng các loại phân bón và những điều kiện cần và đủ để cây nông nghiệp sinh trưởng và phát triển đạt năng suất tối ưu; kiến thức về phòng trừ sâu bệnh hại và các biện pháp phòng trừ các loại sâu bệnh hại cây trồng….

        Bảng 4.11. Nguồn lực sản xuất trong các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
        Bảng 4.11. Nguồn lực sản xuất trong các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

        Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao phụ thuộc vào trình độ của người lao động

        Phát triển ứng dụng khoa học-công nghệ trong các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

        Mô hình sản xuất nấm trong nhà lạnh của Công ty CP Tư vấn xây dựng và Thương mại Toàn Cương xã Quang Châu thị xã Việt Yên, trang trại nấm của hộ gia đình ông Nguyễn Hữu Sơn xã Minh Đức thị xã Việt Yên, của HTX Nấm Anh Tú xã Dương Đức huyện Lạng Giang… Ngoài các chủng loại nấm thông thường (gồm: nấm sò, mộc nhĩ), một số chủng loại nấm ăn, nấm dược liệu có giá trị kinh tế cao cũng đã được đưa vào sản xuất, nhân rộng trên địa bàn tỉnh như: Nấm Đùi gà, Ngọc châm, Linh chi, Đông trùng hạ thảo, đặc biệt nguồn gen bản địa “Nấm lim Sơn Động” cũng đã được nhân giống và nuôi trồng thành công dưới tán rừng trên địa bàn huyện Sơn Động, đang mở ra hướng phát triển mới cho ngành nấm của tỉnh trong thời gian tới. Các mô hình đã sử dụng giống lợn ngoại, đệm lót sinh thái, chế phẩm sinh học, hóa chất tiêu độc khử trùng, áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học theo hướng VietGAP; có hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi ổn định giúp giảm thiểu chi phí sản xuất, lợn lớn nhanh, thịt đảm bảo chất lượng tốt, giá cao hơn từ 20-30% so với nuôi thông thường, hạn chế dịch bệnh, không gây ô nhiễm môi trường.

        Bảng 4.12. Công nghệ ứng dụng tại các vùng sản xuất nông  nghiệp công nghệ cao trong trồng trọt trên địa bàn tỉnh Bắc  Giang
        Bảng 4.12. Công nghệ ứng dụng tại các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong trồng trọt trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

        Tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo liên kết chuỗi 1. Liên kết trong trồng trọt

        Việc hình thành các chuỗi liên kết từ sản xuất-sơ chế, chế biến-tiêu thụ sản phẩm: Đối với quá trình sản xuất theo chuỗi liên kết khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ hiện tại trên địa bàn tỉnh đã hình thành được một số cơ sở đã và đang thực hiện tốt, các chuỗi này thường gắn với các siêu thị, các bếp ăn công nghiệp tại 7 các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh, do vậy các chuỗi hoạt động theo hình thức này không nhiều. Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Giang đã xây dựng một số mô hình sản xuất chăn nuôi theo chuỗi liên kết giá trị như mô hình thụ tinh nhân tạo cho gà đẻ tại HTX Điền Quy (xã Tân Thành); HTX chăn nuôi Lương Phú (xã Lương Phú), liên kết sản xuất gà đồi Yên Thế theo chuỗi liên kết chăn nuôi-giết mổ-chế biến-tiêu thụ sản phẩm có gắn tem truy xuất nguồn gốc ông Giáp Quý Cường,…; phát triển chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gà đồi Phú Bình theo hướng hữu cơ; mô hình chăn nuôi bò nhốt chuồng theo tiêu chuẩn nông nghiệp sạch tại xã Thanh Ninh…, gắn với liên kết chuỗi giá trị trong tiêu thụ sản phẩm theo hình thức tổ hợp tác, HTX, câu lạc bộ sản xuất, trang trại, chi, tổ hội nghề nghiệp.

        Bảng 4.15. Tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao của các hộ sản xuất
        Bảng 4.15. Tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao của các hộ sản xuất

        Kết quả và hiệu quả kinh tế sản phẩm trong vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

        Tại các vùng sản xuất, đã hình thành các liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản giữa các tác nhân và đã đem lại hiệu quả về nhiều mặt: về kinh tế, lợi nhuận bình quân trên một diện tích gieo trồng cao hơn 1,2-2 lần so với sản xuất truyền thống; về xã hội, tạo việc làm, cung cấp sản phẩm chất lượng cao cho tiêu dùng và đóng góp vào sự phát triển KT-XH nói chung, về môi trường, gỉảm lượng phân bón, thuốc BVTV sử dụng. Như vậy, đồng thời với quá trình thực hiện các tiêu chí vùng sản xuất NNCNC như tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm liên kết theo chuỗi giá trị; là vùng chuyên canh (vùng có diện tích lớn, liền vùng, liền thửa trong địa giới hành chính một tỉnh, vùng có điều kiện tự nhiên tốt, thích hợp, có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh).

        Bảng 4.16. Kết quả, hiệu quả kinh tế sản phẩm vùng sản xuất  nông nghiệp công nghệ cao trong trồng trọt trên địa bàn tỉnh Bắc  Giang
        Bảng 4.16. Kết quả, hiệu quả kinh tế sản phẩm vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong trồng trọt trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

        Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao cung cấp cho thị trường

        Phát triển vùng sản xuất NNCNC sẽ giúp tạo quy trình SXNN khép kín, làm thay đổi tập quán canh tác lạm dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học, qua đó góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí do sử dụng hóa chất trong phân vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật, tạo một nền nông nghiệp “xanh, sạch, an toàn” có lợi cho sức khoẻ con người và môi trường sinh thái. Do đú, nhận thức rừ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc ứng dụng CNC vào SXNN, cũng như tác động của biến đổi khí hậu tới ngành nông nghiệp, tỉnh Bắc Giang đã có những định hướng để phát triển theo hướng bền vững trong bối cảnh rủi ro khí hậu ngày càng gia tăng, ngành Nông nghiệp cần chuyển đổi từ phương thức truyền thống sang hướng thích ứng với biến đổi khí hậu và bền.

        Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao để thích ứng với biến đổi khí

        PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

          Theo cách SXNN truyền thống, đất dễ bị ô nhiễm, nguyên nhân có thể do tích lũy các kim loại nặng, các hóa chất độc hại khác có trong phân bón và thuốc bảo vệ thực vật; thứ hai là các loại chất thải trong hoạt động công nghiệp, sinh hoạt, giao thông và thứ ba, đất cũng là một yếu tố của môi trường cùng với không khí, nước và vành đai sinh vật nên nó tiếp nhận những chất ô nhiễm từ các yếu tố khác mọi nơi, mọi lúc. Vì vậy, các dự án phát triển vùng sản xuất NNCNC tỉnh Bắc Giang cần rà soát, nâng cao chất lượng quản lý quy hoạch đất đai, quy hoạch phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ gắn với xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa.

          Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao phụ thuộc vào điều kiện tự

          Một số chính sách tài chính thúc đẩy phát triển NNCNC tiêu biểu là Nghị định số 210/2013/NĐ-CP và Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất nông nghiệp; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (thay thế Nghị định số 41/2010/NĐ-CP); Quyết định số 813/QĐ- NHNN về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC, nông nghiệp sạch… Nhờ đó, đã khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Ứng dụng, chuyển giao quy trình canh tác, quy trình sản xuất, sơ chế biến, bảo quản tiên tiến, ứng dụng CNC như: Sản xuất rau, hoa, nấm trong nhà lưới, nhà màng, nhà lạnh; sản xuất rau, dưa theo phương pháp thủy canh, giá thể; công nghệ tưới tiên tiến tiết kiệm nước kết hợp bón phân bán tự động; sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP; công nghệ “sông trong ao” trong nuôi trồng thủy sản; ứng dụng công nghệ chiếu xạ, công nghệ xử lý không xông SO2, công nghệ bảo quản tế bào tươi kết hợp làm lạnh nhanh trong bảo quản vải thiều;.

          Bảng 4.24. Đánh giá của hộ nông dân về cơ chế, chính sách ảnh hưởng đến phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bắc
          Bảng 4.24. Đánh giá của hộ nông dân về cơ chế, chính sách ảnh hưởng đến phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bắc

          Khó khăn trong vấn đề tiếp cận, chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

          Vùng nuôi trồng thủy sản

          • QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

            Mục tiêu chung: Xây dựng và phát triển các vùng nông nghiệp ứng dụng CNC có sự tham gia hợp tác, liên kết của các thành phần kinh tế với đầy đủ tiêu chí về quy mô, địa điểm, loại hình CNC, quy trình kỹ thuật sản xuất, quản lý chất lượng và tiêu thụ sản phẩm, quản lý dịch hại, tổ chức sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, có sức cạnh tranh cao góp phần phát triển SXNN theo hướng hiện đại, bền vững, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường. Lựa chọn những công nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện của tỉnh để đầu tư ứng dụng có hiêu quả cao nhất; Tiếp tục áp dụng tiến bộ kỹ thuật và quy trình VietGAP, GlobalGAP trong canh tác cây ăn quả; xây dựng vườn ươm giống cam sạch bệnh bằng giống V2, CS1; triển khai làm chủ công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm các đối tượng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao như: cá Lăng chấm, cá Anh Vũ, rô phi đơn tính, chép lai, rô đầu vuông… ; (ii) Tăng cường công tác khuyến nông, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn.

            Bảng 4.27. Ý kiến đánh giá của hộ sản xuất đối với cán bộ quản  lý vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (số mẫu khảo sát n =  215)
            Bảng 4.27. Ý kiến đánh giá của hộ sản xuất đối với cán bộ quản lý vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (số mẫu khảo sát n = 215)