MỤC LỤC
Theo Kennedy bóng sàng là một trong những tế bào sàng trước lớn nhất và thường hiện diện trong mê đạo sàng, nó nằm ở giữa khe ngay sau mỏm móc và trước mảnh nền cuốn giữa, tế bào sàng dựa trên xương giấy và lồi vào khe giữa có hình dạng như bóng nước. + Vùng đê mũi (tế bào đê mũi): Vùng đê mũi là một vùng xương lệ nhô ra ở thành bên hốc mũi, ngay phía trước và trên của cuốn mũi giữa, tế bào đê mũi được tạo thành khi có khí hóa vùng đê mũi, gồm 1-3 tế bào dẫn lưu vào khe bán nguyệt ở ngách mũi giữa.
Niêm mạc giữ lại các vật lạ đưa xuống họng để cuối cùng tiêu hủy bởi dịch acid trong dạ dày nhờ hệ hệ thống nhầy - lông chuyển do hoạt động của tế bào trụ có và không có lông chuyển, tế bào đài và tế bào đáy [5]. - Tế bào đài tiết: ra acid mucin điều hòa sự bài tiết chất nhầy và đảm bảo độ nhớt dịch tiết cùng với các tuyến dưới niêm mạc.
Dòng vận chuyển dịch tiết trong xoang hàm có hình sao, bắt đầu từ đáy xoang, theo nhiều hướng khác nhau và bao giờ cũng quy tụ về lỗ thông xoang tự nhiên. Con đường thứ nhất: Dịch tiết từ xoang hàm, xoang trán và phức hợp sàng trước tập trung lại ở phễu sàng và ngay cạnh phễu sàng.
Chụp CLVT mũi xoang không những cho phép đánh giá tình trạng tổn thương các xoang, tổn thương của xương do viêm xoang, mà còn cho phép đánh giá chính xác đầy đủ chi tiết giải phẫu vùng khe giữa, hỗ trợ cho chẩn đoán nội soi nhất là những cấu trúc nằm ở sâu, giúp cho phẫu thuật viên phát hiện những hình ảnh giải phẫu bất thường, đánh giá tình trạng các vùng bị bít, tắc và mức độ tổn thương các. - Mức độ tổn thương của xoang: lấp đặc xoang (toàn bộ xoang chứa tổ chức đồng nhất), lấp một phần xoang (vẫn còn nhìn thấy phần xoang còn lại, có thể thấy hình mức dịch- khí, hình ảnh mặt trời mọc), dầy niêm mạc toàn bộ (niêm mạc xung quanh thành xoang dầy, hình ảnh cùi dừa), dầy niêm mạc khu trú (chỉ thấy một phần niêm mạc xoang dầy).
Mặc dù bóng sàng được coi là một trong nhóm tế bào khí lớn nhất trong các tế bào sàng, nhưng nó vẫn có thể phát triển hơn nữa, làm hẹp hoặc tắc khe giữa và phễu sàng. Cộng hưởng từ khú phõn biệt các thể viêm, chính vì thế cộng hưởng từ ít khi được xem là kỹ thuật được lựa chọn đầu tiên trong đánh giá các xoang cạnh mũi lành tính.
Năm 2010, Nguyễn Thị Thu Nga và Lâm Huyền Trân đã nghiên cứu phân loại các hình ảnh vẹo vách ngăn mũi qua nội soi ứng dụng trong phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn. Trịnh Hà Châu (2011) nghiên cứu đặc điểm hình ảnh CLVT và nội soi trong bệnh lý viêm xoang mạn tính so sánh có sự phù hợp khá giữa hình ảnh CLVT và nội soi mũi xoang có [5].
-Dịch đọng ở phức hợp lỗ ngách: có thể không có, nếu có là tính chất dịch nhầy loãng trong, dịch nhầy đặc đục hay mủ đặc vàng xanh. -Dày niêm mạc toàn bộ (niêm mạc xung quanh thành xoang dày, hình ảnh cùi dừa) -Dày niêm mạc khu trú (chỉ thấy một phần niêm mạc xoang dày). - Tế bào đê mũi quá phát: hình ảnh tế bào đê mũi khá lớn kèm theo hình ảnh tắc nghẽn xoang trán và có thể hình ảnh viêm xoang trán cùng bên.
+ Mỏm móc cong ngược ra trước: Trên phim CLVT thấy hình ảnh mỏm móc cong ngược ra trước và hình ảnh phễu sàng hẹp một phần hay toàn bộ. - Dị hình bóng sàng quá phát: Trên phim CLVT có hình ảnh bóng sàng to quá phát và hình ảnh phễu sàng hoặc cả khe giữa bị chèn ép hay tắc nghẽn.
Do xoang hàm bị viêm chiếm tỷ lệ cao nhất (91,5%), là xoang có kích thước lớn nhất và có hình ảnh viêm đa dạng trên hình ảnh CLVT. Viêm xoang hàm đơn thuần hoặc phối hợp viêm xoang trán hoặc xoang sàng hoặc xoang bướm gọi là viêm đa xoang. Sự liên quan mức độ chít hẹp của phức hợp lỗ ngách với mức độ tổn thương xoang hàm trái trên CLVT.
Sự liên quan mức độ chít hẹp của phức hợp lỗ ngách với mức độ tổn thương xoang hàm phải trên cắt lớp vi tính. Trong đó dị hình mỏm móc có xoang hơi một bên chiếm tỉ lệ là 21,3% cao nhất và dị hình bóng sàng hai bên chiếm tỉ lệ cao nhất với 17%.
Phân bố các loại dị hình khe giữa trên nội soi (n=35) Dị hình khe giữa.
Hệ số K=0,098 không có sự phù hợp giữa việc đánh dị hình cuốn giữa trên nội soi và CLVT. Nhận xét: Hệ số K=0,062 không có sự phù hợp giữa việc đánh dị hình bóng sàng trên nội soi và CLVT. Hệ số Kappa =0,038 không có sự phù hợp giữa việc đánh dị hình tế bào đê mũi trên nội soi và CLVT.
Hệ số Kappa =0,198 có sự phù hợp thấp giữa việc đánh giá tình trạng PHLN trên nội soi và CLVT. Hệ số Kappa = 0,375 có sự phù hợp vừa giữa việc đánh giá tình trạng VXM trên nội soi và CLVT.
Chụp CLVT mũi xoang không những cho phép đánh giá tình trạng tổn thương các xoang, tổn thương của xương do viêm xoang, mà còn cho phép đánh giá chính xác đầy đủ chi tiết giải phẫu vùng khe giữa, hỗ trợ cho chẩn đoán nội soi nhất là những cấu. So sánh với các nghiên cứu [10], [26], [35] đều có nhận xét khá giống nhau là xoang hàm bị tổn thương nhiều nhất, xoang trán và xoang bướm ít bị tổn thương hơn tuy tỉ lệ tổn thương và hình ảnh tổn thương mỗi nghiên cứu có khác nhau. Đối với nghiên cứu của chúng tôi thì dị hình cuốn giữa thấp nhất nhưng đối với kết quả nghiên cứu [12], [19], [26] thì dị hình cuốn giữa có tỉ lệ cao nhất; đồng thời tỉ lệ tế bào Haller chiếm tỉ lệ thấp nhất như nghiên cứu của chúng tôi.
Thông thường, các tuyến ở mũi và họng luôn tiết ra dịch nhầy để chống lại nhiễm trùng, làm ấm màng mũi và loại bỏ các dị vật.Trong trường hợp viêm mũi xoang kéo dài nhất là do nguyên nhân nhiễm khuẩn từ dịch nhày trong ban đầu dần chuyển sang mảu đặc và có màu sẫm. So sánh với các nghiên cứu các trong và ngoài nước về tình trạng niêm mạc mũi, xuất tiết, chúng tôi thấy rằng mức độ niêm mạc phù vừa, kế đến là phù nhẹ và cuối cùng là phù nặng; sự xuất hiện của dịch xuất tiết với tỉ lệ cao nhất là dịch nhầy loãng, kế đến là nhầy đặc và thấp nhất là dịch mũ, về tình trạng của polyp có sự khác biệt giữa chúng tôi và một số nghiên cứu khác. Qua CLVT có thể cho biết kích thước của các tế bào để mũi,, ngách trán, ổ mắt, bóng sàng, trần xoang sàng, các tế bào sàng sau, phễu sàng, dày niêm mạc ở các xoang..những thay đổi bất thường của cấu trúc mũi xoang, trong xoang sàng và xoang bướm.
So sánh với nội soi mũi thì qua nội soi chúng tôi nhận thấy phát hiện được các trường hợp polyp, dịch nhầy – mủ, niêm mạc phù nề đặc biệt nhóm xoang trước tốt hơn so với CT scan (bảng 3.19), nhưng ở nội soi mũi không phát hiện được tế bào Haller (Bảng 3.9) cũng như không phát hiện được mối liên quan giữa mức độ chít hẹp của PHLN, và dị hình khe giữa với tình trạng viêm các xoang.
Qua quá trình học tập chương trình Chuyên khoa II tại Trường Đại Học Y Dược Huế, được sự dạy dỗ tận tình và chu đáo của quý thầy cô, sự giúp đỡ nhiệt tình của quý anh chị đồng nghiệp, đến nay tôi đã hoàn thành chương trình học tập. Ban chủ nhiệm Khoa-Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh, Trường Đại Học Y Dược Huế, Quý thầy cô giáo đã dạy dỗ tôi trong quá trình học tập. Các anh chị phòng Kế hoạch tổng hợp, bộ phận Quản lý, lưu trữ hồ sơ bệnh án Bệnh viện ĐKKV Tây Bắc Nghệ An đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu.
Ban giám đốc Bệnh viện ĐKKV Tây Bắc Nghệ An cùng Quý đồng nghiệp đã hỗ trợ, tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành chương trình học tập. Lê Văn Ngọc Cường người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ dạy, giúp tôi có những kiến thức quý báu, phương pháp luận trong quá trình thực hiện nghiên cứu.