MỤC LỤC
Tác giả cũng đã phân tích đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Đông Anh, mô hình hoạt động của chi cục thuế huyện Đông Anh, đặc biệt là phân tích thực trạng công tác quản lý thuế GTGT như: thực trạng về thực hiện lập kế hoạch quản lý thuế, thực trạng công tác tổ chức thực thi, thực trạng công tác lãnh đạo/điều hành và thực trạng kiểm tra thuế, giám sát. Trên cơ sở chi ra những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý thuế GTGT của các DNNQD trên địa bàn huyện, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thuế GTGT trong thời gian tới, các giải pháp chủ yếu đó là: Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, đề xuất sửa đổi kịp thời những bất cập của chính sách thuế GTGT, nâng cao năng lực cán bộ, tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, những giải pháp tăng cường giám sát tuân thủ luật thuế của người nộp thuế, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế, tăng cường sự phối hợp của các cấp, các ngành trong việc tổ chức quản lý thuế nhằm hoàn thiện quản lý thuế GTGT đối với DNNQD trên địa bàn huyện Đông Anh.
- Đánh giá, phân tích thực trạng quản lý thuế GTGT đối với DNNQD trên địa bàn Quận Cầu Giấy - Hà Nội, phát hiện những thành công, hạn chế và các nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong quản lý thuế GTGT đối với đối tượng DN này trên địa bàn;. - Phương pháp tổng hợp: Là phương pháp liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới, đầy đủ về công tác quản lý thuế GTGT.
Ngoài ra tổng hợp tài liệu giúp tác giả có cái nhìn toàn diện, khái quát hơn các tài liệu đã có về công tác quản lý thuế GTGT của các DNNQD.
Nội dung của chức năng này gồm: Tuyên truyền, giải thích về bản chất, vai trò của thuế GTGT, các lợi ích xã hội có được từ việc sử dụng tiền thuế; Tuyên truyền, phổ biến nội dung các chính sách, pháp luật về thuế GTGT; Phổ biến các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan thuế, của NNT trong việc cung cấp thông tin và phối hợp trong việc thực hiện luật thuế GTGT; Phổ biến các thủ tục về thuế GTGT, quy định về việc xử lý các vi phạm pháp luật về thuế GTGT; Tuyên dương, khen thưởng các DN chấp hành tốt pháp luật về thuế GTGT. Bên cạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thuế GTGT cho các DN, các cơ quan thuế còn phải hỗ trợ các DN trong việc nộp thuế như “Hướng dẫn, tư vấn các nội dung về chính sách, chế độ thuế; Hướng dẫn, tư vấn các thủ tục, quy trình chấp hành nghĩa vụ thuế như thủ tục đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, xin miễn giảm thuế; Hướng dẫn, tư vấn cách lập các mẫu biểu báo cáo về thuế; Tư vấn các vấn đề liên quan đến thuế như kế toán, cách sử dụng, quản lý hóa đơn, chứng từ; Hướng dẫn cung cấp các thông tin cảnh báo về các trường hợp trốn thuế, gian lận thuế, các chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế GTGT”.
- Để đánh giá công tác kiểm tra thuế, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau: Tỷ lệ doanh nghiệp đã kiểm tra; Tỷ lệ doanh nghiệp kiểm tra phát hiện có sai phạm; Số doanh nghiệp đã kiểm tra trên số cán bộ của bộ phận kiểm tra; Số thuế truy thu bình quân một cuộc kiểm tra. Trong lúc đó, lại phát sinh nhiều nhu cầu tăng chi ngân sách Nhà nước, nhất là nhu cầu ứng chi đầu tư phát triển để kích cầu nền kinh tế, áp lực cân đối nguồn đảm bảo nhiệm vụ chi hoàn thuế GTGT, xử lý các khoản thiếu chi cấp bù chênh lệch lãi suất của Ngân hàng chính sách, xử lý khắc phục thiên tai, bệnh tật…Như vậy, cơ quan thuế sẽ phải quản lý thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng có hiệu quả để tăng cường năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước, đảm bảo kinh tế - xã hội ngày càng phát triển.
TMS làm tăng khả năng kiểm soát việc áp dụng thống nhất các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế tại cơ quan thuế các cấp, cung cấp số liệu và các dịch vụ điện tử cho NNT một cách nhanh chóng, chính xác, khắc phục tình trạng dữ liệu không đồng nhất giữa các ứng dụng, đồng thời nó giảm thiểu chi phí vận hành của ngành thuế, tận dụng công nghệ mới để tối đa hiệu quả trong quản lý thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng. - Lắp đặt vận hành hệ thống khai thác thuế, nộp thuế điện tử từ Chi cục thuế đến DN; hỗ trợ cài đặt các phần mềm ứng dụng khai thuế, trao đổi thông tin, cung cấp các văn bản Pháp luật thuế, các chế độ kế toán qua mạng và thực hiện các thủ tục hành chính thuế … đảm bảo cho các DN kịp thời cập nhật chế độ, chính sách thuế nhanh nhất, thuận lợi nhất và tiết kiệm chi phí cho DN;.
Theo quy trình quản lý DNNQD, việc lựa chọn cơ sở kinh doanh để lập danh sách kiểm tra hồ sơ khai thuế dựa trên dữ liệu kê khai thuế của NNT trong hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành và những dữ liệu thông tin của NNT chưa được nhập vào hệ thống dữ liệu của ngành để phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ về tờ khai được máy tính trợ giúp dựa vào một số đặc điểm: doanh thu tháng này tăng, giảm quá mức so với tháng trước, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ quá lớn so với thuế GTGT đầu ra, tờ khai thuế GTGT sai so với số liệu cơ quan thuế quản lý. Cán bộ kiểm tra thuế có trách nhiệm kiểm tra tờ khai thuế GTGT theo từng mẫu tờ khai thuế GTGT Ban hành kèm theo thông tư của BTC như tờ khai thuế GTGT Mẫu 01/GTGT Ban hành kèm theo thông tư số 26/2015/TT_BTC ( Dành cho người nộp thuế khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) yêu cầu đặt ra là các DNNQD phải kê khai đúng, đầy đủ các chỉ tiêu trên tờ khai thuế GTGT như: Doanh thu, thuế suất mặt hàng, số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, số thuế GTGT đầu ra phát sinh và các loại hồ.
- Nhờ đẩy mạnh công tác kiểm tra xử lý các vi phạm về thuế đã góp phần răn đe, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng trốn, tránh thuế, doanh nghiệp kinh doanh bất hợp pháp, kê khai khống một phần hoặc toàn bộ tiền hoàn thuế GTGT để chiếm đoạt tiền hoàn thuế của Nhà nước, góp phần làm cho việc thực thi các Luật và chính sách thuế đạt kết quả tốt hơn; Công tác kiểm tra thuế, coi trọng đến tờ khai thuế GTGT cả về nội dung và tính hợp pháp, sổ sách kế toán được mở đẩy đủ, số liệu cập nhật kịp thời và đảm bảo tính chính xác, nâng cao việc chấp hành pháp luật thuế của doanh nghiệp. + Do ý thức chấp hành Luật thuế GTGT của người tiêu dùng chưa cao, từ lâu người dân đã quen với tập quán mua hàng theo kiểu “Giá bán bao gồm cả thuế” người mua không quan tâm đến số thuế mà mình phải trả, điều này dẫn đến thái độ thờ ơ của người tiêu dùng trong quá trình thực hiện Luật thuế GTGT đòi hỏi phải thay đổi cả một thói quen đã ăn sâu trong mỗi người mua, người bán, người chịu thuế, người nộp thuế.
- Đội tuyên tuyền, hỗ trợ NNT tiến hành rà soát thường xuyên chính sách, đồng thời phối hợp nhịp nhàng với bộ phận kê khai và kế toán thuế để cập nhật các văn bản, quy trình kê khai và nộp thuế GTGT, phối hợp với đội kiểm tra thuế để nắm bắt được quy trình kiểm tra thuế GTGT tại trụ sở các DN, cập nhật các quy định về xử lý các vi phạm về thuế GTGT, phối hợp với đội quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế để cập nhật quy trình đôn đốc thu nợ và các quy định về cưỡng chế nợ thuế GTGT nhằm tuyên truyền, phổ biến. - Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các cuộc kiểm tra thuế GTGT, tập trung rà soát kiểm tra thuế GTGT đối với các DN có rủi ro về thuế cao như: các đối tượng khấu trừ thuế GTGT lớn, kiểm tra sau hoàn 100% hồ sơ hoàn thuế, chuyển kiểm tra trước hoàn thuế sau các hồ sơ hoàn (trừ các hồ sơ hoàn về sản xuất hàng xuất khẩu), hoàn thuế GTGT nhưng DN kê khai lỗ liên tục hai năm liền kế trước năm có quyết định hoàn thuế hoặc có số lỗ vượt quá số vốn chủ sở hữu trước năm liền kề có quyết định hoàn, kiểm tra các đơn vị kê khai thuế GTGT âm liên tục, kiểm tra việc phát hành sử dụng hóa đơn và kê khai nộp thuế đối với các DN mới thành lập, doanh nghiệp chuyển địa quận đến nhằm phát hiện và ngăn chặn các doanh nghiệp thành lập với mục đích mua bán sử dụng bất hợp pháp hóa đơn…Từ đó, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thuế GTGT để có biện pháp xử lý thích hợp, tránh thất thu NSNN;.
- Quyết định số 2477/QĐ-TCT ngày 03/12/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc sửa đổi, bổ sung quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế; Sửa đổi, bổ sung quy định chức năng, nhiệm vụ của các Đội thuộc Chi cục Thuế;. - Quyết định số 2245/QĐ-TCT ngày 08/11/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ phòng/bộ phận Quản lý ấn chỉ và bổ sung chức năng, nhiệm vụ Thanh tra Tổng cục thuế, Phòng Thanh tra thuế, Kiểm tra thuế; Đội Kiểm tra thuế thuộc cơ quan thuế các cấp;.
Thực hiện công tác quản lý kê khai thuế của người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế bao gồm: quản lý nghĩa vụ kê khai của người nộp thuế; tiếp nhận, xử lý hồ sơ khai thuế của người nộp thuế; ấn định thuế và thông báo số thuế phải nộp đối với các trường hợp người nộp thuế không nộp tờ khai thuế; đôn đốc và xử lý vi phạm hành chính về hành vi chậm nộp, không nộp hồ sơ khai thuế của người nộp thuế; tiếp nhận và xử lý hồ sơ gia hạn thời hạn kê khai thuế của người nộp thuế;. Tiếp nhận và xử lý chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước; thực hiện hạch toán kế toán thuế, kế toán thu ngân sách nhà nước theo quy định đối với từng địa bàn thu cấp huyện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và theo quy định về kế toán nhà nước; phối hợp với Kho bạc Nhà nước để đối chiếu các khoản tiền thuế và các khoản thu từ đất, lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân, phí, lệ phí và thu khác trên địa bàn; thực hiện quyết toán thu ngân sách nhà nước và lập báo cáo tài chính theo địa bàn ngân sách cấp huyện thuộc phạm vi quản lý thuế của Chi cục Thuế;.
Kiểm tra các hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân, hoàn thuế thu nhập cá nhân, hồ sơ miễn thuế, giảm thuế, không tính tiền chậm nộp; thực hiện các thủ tục miễn thuế, giảm thuế, không tính tiền chậm nộp trình Lãnh đạo Chi cục ra quyết định; chuyển hồ sơ hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế không thuộc thẩm quyền cho cơ quan thuế cấp trên giải quyết theo quy định;. Đối chiếu với các dữ liệu thông tin quản lý thuế của cơ quan thuế để cung cấp các thông tin và đề nghị điều chỉnh về nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo kết quả sau kiểm tra cho bộ phận chức năng có liên quan; Cập nhật vào ứng dụng quản lý thuế, rà soỏt, đụn đốc, theo dừi việc thực thi cỏc quyết định xử lý, xử phạt về thuế, quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế;.
Cung cấp thông tin số liệu tổng hợp về kết quả thu ngân sách cho các cơ quan, ban ngành liên quan và Ủy ban Nhân dân quận, huyện thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; tham gia với các ngành, các cấp về chủ trương biện pháp khuyến khích phát triển kinh tế địa phương, chống buôn lậu, chống kinh doanh trái phép..;. Đề xuất với cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế của Chi cục Thuế, việc chấp hành nghĩa vụ thuế của người nộp thuế; đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung những văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ thuế chưa phù hợp với tình hình thực tế phát sinh;.
Chủ trì, phối hợp với các Đội thuộc Chi cục Thuế xây dựng kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, tổ chức triển khai thực hiện các quy định của Luật phòng chống tham nhũng và thực hiện kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng của Chi cục Thuế; Xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;. Tổ chức hoạt động tiếp công dân tại trụ sở cơ quan thuế để nắm bắt, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân liên quan đến việc thực thi công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật.
Tổ chức thu nộp hoặc phối hợp với Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại (được ủy nhiệm thu) để thu nộp tiền thuế các khoản thu về đất, lệ phí trước bạ và thu khác theo thông báo;. Đề xuất xử lý những trường hợp người nộp thuế có hành vi vi phạm pháp luật về thuế trong việc chấp hành nghĩa vụ nộp các khoản thu về đất, lệ phí trước bạ và thu khác; đôn đốc thực hiện các quyết định xử lý vi phạm;.
Tổ chức triển khai thực hiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục Thuế, chế độ quản lý, sử dụng công chức thuế, lao động, tiền lương, đào tạo, bồi dưỡng công chức thuế, công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Chi cục Thuế theo phân cấp quản lý;. Lập kế hoạch luân phiên, luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác theo thẩm quyền; tổng hợp, báo cáo công tác nhân sự, hành chính, văn thư, lưu trữ, công tác quản lý tài chính, quản trị, quản lý ấn chỉ trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý;.
Thẩm định và trình cấp có thẩm quyền xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo quy định; hướng dẫn người nộp thuế lập hồ sơ xử lý nợ thuế; lập hồ sơ đề nghị cưỡng chế và đề xuất biện pháp thực hiện cưỡng chế thu tiền thuế nợ trình Lãnh đạo Chi cục Thuế ra quyết định và thực hiện cưỡng chế theo thẩm quyền hoặc tham mưu, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền, thực hiện cưỡng chế thu tiền thuế nợ theo quy định;. Thực hiện xác nhận nợ thuế cho người nộp thuế theo quy định; điều chỉnh tiền chậm nộp do sai sót vào ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS); xử phạt vi phạm đối với người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế trên 90 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày kết thúc thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế;.
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu thuế các tổ chức (nếu có), cá nhân nộp thuế trên địa bàn xã, phường được phân công (bao gồm các hộ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ, kể cả hộ nộp thuế thu nhập cá nhân; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên..); Thực hiện dự toán thu thuế đối với đối tượng được giao quản lý. Đề xuất ủy nhiệm thu đối với từng địa bàn đặc thù và đôn đốc ủy nhiệm thu thực hiện thu nộp thuế theo đúng quy định; giám sát công tác ủy nhiệm thu, phát hiện kịp thời các dấu hiệu vi phạm để uốn nắn; đôn đốc ủy nhiệm thu thu đúng, thu đủ và nộp kịp thời vào Ngân sách, chống lạm thu, chống nợ đọng thuế (nếu có) đối với Người nộp thuế thuộc địa bàn quản lý;.
Tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến hóa đơn, biên lai, ấn chỉ cho hộ, cá nhân kinh doanh; tổ chức thu phí, lệ phí và các tổ chức khác không do Chi cục Thuế khu vực trực tiếp giải quyết; tổ chức quản lý nhập - xuất - tồn các loại ấn chỉ, lưu trữ, bảo quản, kiểm kê ấn chỉ, báo cáo theo quy định. (3) Đội Kiểm tra thuế (bao gồm thực hiện nhiệm vụ Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế) thực hiện cả chức năng của Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế tại Mục 8, Phần I.