MỤC LỤC
Luận án nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cho trẻ em trên lĩnh vực chịu ảnh hưởng của Internet qua đó đưa ra những khuyến cáo góp phần quan trọng trong việc điều chỉnh bổ sung luật liên quan đến trẻ em, việc cung cấp và sử dụng Internet. Quyền được bảo vệ đời tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, luận văn thạc sĩ luật học tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2014 của tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang.
Phân tích tình hình trẻ em ở Việt Nam 2010, của UNICEF là một nghiên cứu quan trọng, tìm hiểu và phân tích về tình hình trẻ em Việt Nam, tiếp cận dựa trên quyền con người, dựa trên quan điểm các nguyên tắc chính về quyền con người như bình đẳng, không phân biệt đối xử và trách nhiệm giải trình. Đây là bản báo cáo của tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc tại Việt Nam thực hiện dựa trên cách tiếp cận quyền con người đã được đề cập trong Công ước Quyền trẻ em và Công ước về xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và các chuẩn mực pháp lý quốc tế, hiệp ước và công ước khác.
Luận văn được nghiên cứu dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin để tìm ra mối liên hệ nhằm đánh giá các vấn đề nghiên cứu một cách khoa học; dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; bám sát đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về trẻ em nói chung và việc thực hiện pháp luật về quyền trẻ em nói riêng. Luận văn nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng về quá trình thực hiện pháp luật về quyền trẻ em, mối quan hệ giữa việc thực hiện pháp luật về quyền trẻ em với xã hội hiện nay.
Trong hệ thống công cụ về bảo vệ quyền trẻ em thì pháp luật là một hợp phần không thể thiếu, đó là cơ sở, là điều kiện bắt buộc để thực hiện các hoạt động về quyền trẻ em trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, bảo đảm trước hết trẻ em có được môi trường sống an toàn, lành mạnh, đồng thời phòng ngừa, đấu tranh và xử lý các hành vi vi phạm quyền trẻ em và giúp đỡ những trẻ em hòa nhập cộng đồng khi bị ngược đãi, xâm hại hay bạo hành. Pháp luật về quyền trẻ em là tổng thể các quy phạm pháp luật trên các lĩnh vực khác nhau do Nhà nước ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm bảo đảm trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh.
Khuyến khích trẻ em tham gia học tập dưới mọi hình thức khác nhau, khuyến khích các em đều đặn đến trường và giảm tỷ lệ bỏ học. Thực tế, công ước quốc tế xác định mục tiêu giáo dục nhằm phát triển nhân cách, tài năng của trẻ em: phát triển tối đa nhân cách, tài năng, khả năng về trí tuệ và thể chất của trẻ em; phát triển sự tôn trọng quyền con người và các quyền tự do cơ bản của công dân; sự tôn trọng đối với cha mẹ của trẻ em, tôn trọng bản sắc văn hóa, ngôn ngữ và giá trị của đất nước và của chính bản thân trẻ em, tôn trọng các nền văn minh khác và tôn trọng môi trường tự nhiên; chuẩn bị cho các em sống có trách nhiệm theo tình thần hiểu biết, hòa binh, khoan dung, bình đẳng nam nữ và hữu nghị giữa tất cả các dân tộc, tôn giáo và những người bản địa.[26].
Ngoài ra, điều chỉnh pháp luật về quyền được phát triển của trẻ em bao gồm việc các em có quyền được học tập.
Có thể nói, pháp luật là công cụ sắc bén để quản lý xã hội nhưng nó chỉ có thể phát huy được vai trò của mình trong việc duy trì và tạo điều kiện cho xã hội phát triển khi mà nó được tôn trọng và thực hiện trong cuộc sống. Trong công tác thực hiện pháp luật về quyền trẻ em, nhà nước đã ký kết các điều ước, hiệp ước quốc tế hay ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tác động vào các quá trình kinh tế, xã hội; hành vi của con người nhằm mục đích bảo đảm cho quyền trẻ em được thực hiện, cho trẻ em một môi trường sống an toàn, hạnh phúc, lành mạnh; đồng thời, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi xâm hại, bạo lực, ngược đãi, bó lột trẻ em; tạo cho các em có điều kiện được hòa nhập và phát triển bình thường.
Những văn kiện quốc tế đều thừa nhận mọi trẻ em đều được hưởng những quyền con người cơ bản, thể hiện sự tôn trọng và sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em. Các văn kiện quốc tế đã tập hợp các quyền trẻ em trên tất cả các lĩnh vực nhằm bảo đảm cho trẻ em được bảo vệ, chăm sóc một cách có hiệu quả; được phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần, trí tuệ, tình cảm, đạo đức xã hội.
Bảo vệ trẻ em là mối quan tâm và trách nhiệm của tất cả các quốc gia trên thế giới, và đã thực sự trở thành nghĩa vụ và trách nhiệm chung của cả cộng đồng quốc tế. Chính vì thế, thực hiện pháp luật về quyền trẻ em ở Việt Nam đã thể hiện được tính tương thích với pháp luật quốc tế, thể hiện tư tưởng tiến bộ, có tính thuyết phục những vẫn phù hợp với điều kiện trong nước và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Đây cũng là một phần trong trách nhiệm của quốc gia khi gia nhập và phê chuẩn các văn kiện quốc tế. Bên cạnh đó, chúng ta cũng dựa trên truyền thống văn hóa và hoàn cảnh đặc thù của Việt Nam để điều chỉnh cho phù hợp.
Căn cứ vào yêu cầu của các quy phạm pháp luật, hình thức thực hiện pháp luật về quyền trẻ em là cách thức hoạt động có ý thức, có chủ định của các chủ thể pháp luật để đưa các quy định của pháp luật về quyền trẻ em vào thực tiễn cuộc sống trở thành những hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật. Từ đó cộng đồng quốc tế với sự tham gia của nhiều quốc gia đã lần lượt cho ra đời hệ thống văn bản pháp luật, dưới luật về quyền trẻ em được hưởng, sự bảo vệ, chăm sóc và giáo dục mà trẻ em cần có: Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, Tuyên ngôn thế giới về quyền trẻ em, Luật Trẻ em của từng quốc gia cũng lần lượt được ra đời.
Các cơ bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ LĐTB&XH thực hiện quản lý nhà nước về quyền trẻ em nói chung và quyền được phát triển của trẻ em nói riêng. Trên cơ sở tôn trọng ý kiến, nguyện vọng của trẻ em để kịp thời cung cấp các biện pháp phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp phù hợp với nhu cầu, hoàn cảnh, độ tuổi, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em.
Đối với trẻ em vi phạm pháp luật sẽ ưu tiên các biện pháp thay thế.
Sự tiến bộ và văn minh của một xã hội được biểu hiện chính từ việc thực hiện quyền được tham gia của trẻ em, tạo điều kiện để trẻ em có vai trò chủ động, có tiếng nói và được lắng nghe. Thực hiện quyền được tham gia giúp cho trẻ em hiểu biết hơn, nâng cao hơn nhận thức, tích lũy được kinh nghiệm, giúp người lớn đưa ra những quyết định đúng đắn nhất để giải quyết những vấn đề xảy ra trong cuộc sống có liên quan tới trẻ em.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về trẻ em để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và hài hòa với pháp luật quốc tế, sự ứng phó kịp thời cới những mối quan hệ xã hội mới, cũng như hội nhập một cách vững chắc với các tiêu chuẩn pháp luật quốc tế về quyền trẻ em. Để phát huy hiệu lực, hiệu quả trong điều chỉnh các quan hệ xã hội về quyền trẻ em ngoài việc xây dựng hệ thống pháp luật về quyền trẻ em với đầy đủ các thuộc tính hiện đại còn phải nâng cao trình độ pháp luật của cán bộ và nhân dân, phải xác lập được cơ chế thực hiện pháp luật về quyền trẻ em có hiệu quả.
Việc đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của trẻ em chính là góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập quốc tế để phát triển bền vững đất nước. Nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế một mặt thúc đẩy các cam kết, chuẩn mực chung về quyền con người và quyền trẻ em thông qua các hiệp định thương mại tự do.
Việc thực hiện pháp luật về quyền trẻ em sẽ đạt hiệu quả cao khi điều kiện kinh tế phát triển, các chủ thể thực hiện pháp luật về quyền trẻ em có đủ nguồn lực vật chất bảo đảm thực hiện, cũng là điều kiện để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về quyền trẻ em. Phát triển văn hóa, nâng cao dân trí cũng phải được thể chế hóa trong hệ thống pháp luật, bảo đảm cho con người được phát triển tự do và toàn diện, tạo điều kiện cho mọi người độc lập, nghiên cứu nâng cao nhận thức về mọi mặt, từ đó bảo đảm thực hiện pháp luật về quyền trẻ em.
Pháp luật toàn diện, thống nhất, hoàn thiện sẽ tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ phát huy được mọi tiềm năng, hạn chế các mặt tiêu cực, từ đó tạo điều kiện vững chắc cho việc thực hiện pháp luật về quyền trẻ em. Để thực hiện pháp luật về quyền trẻ em ở cả ba cấp độ chúng ta cần thực hiện nhiều hoạt động để cung cấp các thông tin và phổ biến các quy định của pháp luật về quyền trẻ em.
Sức khỏe, dinh dưỡng, đời sống văn hóa tinh thần của trẻ em ngày càng được quan tâm bằng nhiều hình thức phong khú đa dạng, góp phần giáo dục đạo đức, thể chất, tinh thần cho trẻ em. Hầu hết trẻ em đều được quan tâm, chăm sóc từ cộng đồng, gia đình và các chính sách của nhà nước đã tạo nhiều cơ hội cho trẻ hòa hập với cộng đồng, 100% trẻ em được cấp thẻ khám chữa bệnh; các chương trình phẫu thuật sứt môi hở vòm họng, chân tay khòe, sẹo bỏng, mắt….tỷ lệ trẻ em suy.
UBMTTQVN tỉnh, Sở LĐTBXH, Công an tỉnh, TAND tỉnh, VKSND tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện theo đúng tinh thần Chỉ thị và tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng.
Thực tế, năm 2015, tỉnh Quảng Trị đã có 50 trẻ em trước đây chưa được đăng ký giấy khai sinh theo các quy định của pháp luật do đặc điểm di cư tự do, kết hôn không có giá thú trong vùng biên giới Việt – Lào. Việc làm trên đã góp phần vào việc thực hiện có hiệu quả quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án thỏa thuận giữa 2 Chính phủ Việt Nam- Lào về “Giải quyết vấn đề người di cư tự do, kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước”, đề cao tinh thần nhân đạo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, tạo điều kiện cho bà con ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng”.[21].
Đến năm 2016, tỉnh Quảng Trị đã thực hiện chủ trương của Chính phủ về mối quan hệ hữu nghị Việt – Lào tiến hành quyền được sống của các em thông qua công tác làm giấy khai sinh cho 50 em.
Thực tế, nguyên nhân chủ yếu các em phần lớn là người đồng bào dân tộc thiểu số thuộc những gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo có khó khăn về kinh tế thường phụ giúp hoặc bỏ học để phụ giúp bố mẹ làm kinh tế.
Trẻ em có nguy cơ lao động trái quy định của pháp luật gồm: Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em lang thang; trẻ em làm việc xa gia đình; nguời chưa thành niên vi pham pháp luật; trẻ em mồ côi cả cha và mẹ hiện sống với người thân thích; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc không còn khả năng lao động; trẻ em có cả cha và mẹ không còn khả năng lao động hoặc chăm sóc trẻ em; trẻ em sống trong gia đình có cả cha và mẹ trong độ tuổi trẻ em; trẻ em vi phạm pháp luật được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn; trẻ em nghiện ma túy; trẻ em tảo hôn; trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở hiện sống cùng cha, mẹ; trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở hiện sống cùng cha, mẹ không có nơi cư trú; trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực; trẻ em sống trong gia đình có người vi phạm pháp luật (cha, mẹ, người nuôi dưỡng hoặc thành viên gia đình đang trong thời gian chấp hành xử lý vi phạm hành chính hoặc hình sự); trẻ em sống trong gia đình có vấn đề xã hội (cha mẹ nghiện rượu, sử dụng ma túy, cờ bạc, trộm cắp, mại dâm, ly hôn, bạo lực gia đình, HIV/AIDS..). Năm 2019, trong báo cáo giám sát của Phòng Trẻ em và Bình đẳng giới thuộc Sở LĐTB&XH tỉnh, có 63 đối tượng thực hiện hành vi xâm hại trẻ em; 02 đối tượng là người ruột thịt, người thân thích khác; 44 đối tượng là người quen của trẻ; 15 đối tượng thuộc nhóm khác.
Đáng lưu tâm, nhiều vụ việc gia đình của trẻ em nạn nhân không cung cấp thông tin, thông báo, tố giác với các cơ quan chức năng vì e ngại thông tin, ảnh hưởng đến trẻ và gia đình; bị thủ phạm đe dọa hoặc dùng tiền hòa giải…. Hậu quả khiến cho 04 trẻ em có thai do bị xâm hại tình dục; 04 trẻ em phải bỏ học do bị xâm hại; 03 trẻ em bị tác động, hậu quả khác về thể chất và tinh thần do bị xâm hại tình dục.
Ở huyện, thị xã, thành phố, Phòng LĐTB&XH bố trí 01 cán bộ chuyên trách LĐTB&XH kiêm thêm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Hiện nay 09/09 huyện, thị đã thành lập Ban điều hành Bảo vệ trẻ em và nhóm công tác liên ngành.
Thực hiện pháp luật về quyền được tham gia của trẻ em giúp cho trẻ em hiểu biết hơn, nâng cao hơn nhận thức, tích lũy được kinh nghiệm, giúp người lớn đưa ra những quyết định đúng đắn nhất để giải quyết những vấn đề xảy ra trong cuộc sống có liên quan đến trẻ em. Quyền được tham gia là nguyên tắc cơ bản của Công ước Quốc tế về quyền trẻ em, liên quan đến quyền được sống còn, quyền được bảo vệ và quyền được phát triển.
Thực hiện pháp luật về quyền được tham gia của trẻ em không được quy.
Bên cạnh đó, hệ thống Nhà thiếu nhi, Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên Quảng Trị các cấp tiếp tục phát huy vai trò là nơi đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu cho trẻ em; duy trì việc tổ chức các “Sân chơi cuối tuần” , các lớp học rèn luyện kỹ năng sống và năng khiếu, tổ chức khóa “Học làm người có ích”… thu hút gần 13.500 lượt em trẻ em tham gia thường xuyên.
Ưu điểm và nguyên nhân ưu điểm trong thực hiện pháp luật về quyền trẻ em.
Qua đó, rà soát việc thực hiện chế độ chính sách 141 xã có trẻ em hoàn cảnh đặc biệt và rơi vào hoàn cảnh đặc biệt để tiếp tục xây dựng các mô hình phòng tránh trẻ em lang thang, trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em lao động nặng nhọc, lao động trong môi trường độc hại, trẻ em không được đăng ký giấy khai sinh đúng hạn, trẻ em không được tham gia các hoạt động theo quyền trẻ em quy định, trẻ em bị bạo lực và xâm hại. Đồng thời tăng cường truyền thông, quảng bá về Đường dây Tư vấn và hỗ trợ trẻ em - Phím số diệu kỳ 18001567 và Tổng đài quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111 để mọi người dân và trẻ em liên hệ miễn phí khi có nhu cầu tìm kiếm thông tin, thông báo tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em.
Phối hợp với đường dây trong việc tư vấn, can thiệp, hỗ trợ trẻ em, thiết lập đầu mối, cơ chế phối hợp, xử lý thông tin với đường dây tại địa phương. Trẻ em 2016 quy định chương riêng về quyền trẻ em được hưởng với 4 nhóm quyền: quyền được sống, quyền được bảo vệ, quyền được phát triển và quyền được tham gia.
Hệ thống pháp luật quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, gia đình và xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật về quyền trẻ em liên tục được bổ.
Trong quá trình đó, tỉnh đã nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế thông.
Thành viên của ban chỉ đạo, ban điều hành, nhóm công tác liên ngành về thực hiện pháp luật về quyền trẻ em các cấp, đội ngũ cộng tác viên làm công tác thực hiện pháp luật về quyền trẻ em.
Ưu tiên triển khai bồi dưỡng, tập huấn ở những địa bàn, địa phương xảy ra nhiều vụ việc vi phạm pháp luật về quyền trẻ em.
Thứ hai, tăng cường hợp tác quốc tế nghiên cứu tiếp thu những kinh nghiệm của các quốc gia trong việc thực hiện pháp luật về quyền trẻ em vốn rất phong phú và đa dạng, xuất phát từ những điều kiện kinh tế xã hội và những đặc điểm riêng mỗi quốc gia. Trong đó, nghiên cứu tiếp thu kinh nghiệm xây dựng mô hình thực hiện quyền trẻ em, phát triển mạng lưới trung tâm công tác xã hội, văn phòng dịch vụ, tư vấn thực hiện pháp luật về quyền trẻ em mang tính khoa học và chuyên nghiệp.
Ngoài ra, xuất phát từ nhu cầu trao đổi học thuật và tìm hiểu kinh nghiệm giữa các quốc gia trong lĩnh vực bảo đảm quyền con người, quyền trẻ em và thực hiện phỏp luật về quyền trẻ em. Tạo cơ hội cho cỏc đại biểu quốc tế hiểu rừ hơn luật pháp, chính sách của Việt Nam về quyền trẻ em và phương cách thực hiện pháp luật về quyền trẻ em.
Hỗ trợ các trẻ em bị mắc bệnh hiểm nghèo, ưu tiên trẻ em trong gia đình nghèo, vùng sâu vùng xa.
+ Chương trình về Phòng, chống ma túy: xây dựng hợp phần về phòng, chống ma túy cho trẻ em, đặc biệt là phòng, chống ma túy trong cơ sở giáo.
Đồng thời thông qua hoạt động của mình, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát sẽ góp phần tích cực vào việc giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng thanh tra hiểu đúng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và đó cũng là một phương thức bảo đảm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Thực hiện tái kiểm tra việc chấp hành kết luận thanh tra, kiểm tra, khắc phục hậu quả của các tổ chức, cá nhân vi phạm quyền trẻ em.
Tăng cường các hoạt động kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo việc chấp hành pháp luật về quyền trẻ em.
Cần chú ý thực hiện phối hợp liên ngành trên các mặt: tạo dựng những cơ sở vật chất cơ bản, cần thiết giúp cho trẻ em như nhà ở, bệnh viện, trường học, đồ chơi, nơi vui chơi, thư viện, phim ảnh, sách vở, báo chí… và tổ chức các hoạt động tập thể, giao lưu và phát triển. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền trẻ em, kiểm tra quá trình chỉ đạo của cấp trên, kiểm tra liên ngành, kiểm tra toàn diện việc thực hiện pháp luật về quyền về trẻ em, hoặc kiểm tra chuyên đề về việc bảo đảm quyền của trẻ em.
Tổ chức, hướng dẫn nhân dân tham gia vào công tác thực hiện pháp luật về quyền trẻ em, giúp cho trẻ em có ý thức chủ động, tự giác và hình thành nhu cầu rèn luyện, trau dồi về thể chất, tri thức, đạo đức, thẩm mỹ. Xây dựng mục tiêu vì trẻ em và lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Ngày nay, việc đảm bảo cho mọi trẻ em được đối xử bình đẳng, được sống trong môi trường an toàn và lành mạnh, có điều kiện thuận lợi để phát triển thể chất, trí tuệ và tinh thân để mọi trẻ em đều được hưởng các quyền cơ bản và làm tròn bổn phận của mình. Trên cơ sở tham khảo các công trình nghiên cứu về quyền trẻ em, thực hiện pháp luật về quyền trẻ em hiện nay, tác giả xác định nhiệm vụ của luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn việc thực hiện pháp luật về quyền trẻ em từ thực tiễn tỉnh Quảng Trị; các quan điểm, mục tiêu và giải pháp nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả công tác thực hiện pháp luật về quyền trẻ em tại tỉnh Quảng Trị.
Quyền trẻ em hiện nay là một vấn đề thời sự chính trị, được thế giới quan tâm trong các chương trình nghị sự toàn cầu cũng như việc cân nhắc cho các nước ra nhập các tổ chức thương mại quốc tế và khu vực. Trong luận văn, tỏc giả đó luận giải và làm rừ cỏc khỏi niệm về trẻ em, quyền trẻ em, thực hiện pháp luật về quyền trẻ em.
Thực hiện pháp luật về quyền trẻ em là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó ngày càng được nhân dân ta giữ gìn, tôn trọng và phát huy.