Quản lý tài chính theo hướng tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội

MỤC LỤC

LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

Quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập 1. Một số vấn đề về đơn vị sự nghiệp công lập

Chính phủ cho phép thủ trưởng của đơn vị sử dụng quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp dùng để đầu tư, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, trợ giúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề năng lực công tác cho cán bộ, viên chức đơn vị; được sử dụng góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và khả năng của đơn vị và theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, Nghị định 43 ra đời đã mở ra cơ hội cho các đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng hợp lý nguồn kinh phí được cấp để từ đó có thể mở rộng, nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ trong phạm vi cho phép, đầu tư và sử dụng một cách hợp lý đối với các trang thiết bị … từ đó nâng cao được nguồn thu từ hoạt động dịch vụ công, chủ động hơn trong công tác quản lý tài chính, từng bước nâng cao thu nhập cho người lao động, chủ động trong đầu tư mua sắm và xây dựng cơ bản, tự chủ trong việc sắp xếp tổ chức bộ máy và lao động trong nội bộ của đơn vị.

Vấn đề tự chủ tài chính trong giáo dục đào tạo

Về nâng bậc lương: người đứng đầu đơn vị được quyền quyết định nâng bậc lương thường xuyên và trước thời hạn, phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị từ ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống theo quy định của pháp luật; việc nâng bậc lương của người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu đơn vị do cơ quan quản lý có thẩm quyền quyết định theo phân cấp quản lý cán bộ; trường hợp nâng bậc lương thường xuyên và trước thời hạn, phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương, người đứng đầu đơn vị đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định. Cơ chế tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế Như phần trên đã trình bầy về mối quan hệ giữa cơ chế tự chủ tài chính và cơ chế tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế: cơ chế tự chủ về thực hiện nhiệm vụ tạo sự linh hoạt trong việc cung cấp dịch vụ đào tạo để tăng nguồn thu cho nhà trường; cơ chế tự chủ về tổ chức bộ máy sẽ mở ra cơ hội làm tăng hiệu quả trong công việc được khoán với biên chế tiết kiệm được, từ đó tiết kiệm chi thông qua việc sắp xếp bộ máy, biên chế trong đơn vị và nâng cao hiệu quả làm việc bằng những sáng kiến kinh nghiệm trong công tác quản lý và đào tạo; cơ chế tự chủ về biên chế cũng tác động đến cơ chế quản lý tài chính theo hướng tăng hiệu quả làm việc, giảm cồng kềnh ở bộ máy lao động tại những bộ phận không cần thiết, tăng lao động ở những bộ phận thiếu, tức là sử dụng lao động một cách hợp lý theo nhu cầu từ đó tiết kiệm chi trả tiền lương, tiền công lao động.

THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO TINH THẦN NGHỊ ĐỊNH 43

Khái quát về lịch sử phát triển của trường 1. Lịch sử hình thành

Từ đó đến nay, nhà trường liên tục phát triển cả về quy mô và chất lượng thể hiện ở số lượng sinh viên cao đẳng tăng lên hàng năm kèm với việc giảm dần số lượng học sinh trung cấp, chất lượng học sinh, sinh viên ngày một tăng lên; đội ngũ giảng viên tăng qua các năm cả về số lượng và chất lượng, việc chuẩn hoá giảng viên có trình độ cao học được nhà trường thực hiện ngay từ khâu tuyển dụng lao động; các loại hình đào tạo liên tục được mở rộng như liên thông trung cấp - cao đẳng, cao đẳng - đại học, trung cấp - đại học, liên kết với các trường đại học đào tạo tại chức, cao học, lý luận chính trị… Uy tín của nhà trường ngày càng được khẳng định với chất lượng sinh viên ra trường. Và với chất lượng ngày càng được nâng lên như vậy, định hướng của nhà trường cũng như của bộ chủ quản là Bộ Công thương dành cho nhà trường là trong những năm tới sẽ phát triển trường thành một trường đại học độc lập của Bộ Công thương, nhà trường cũng đang tích cực chuyển mình từ khâu tuyển sinh, tuyển giảng viên, cán bộ công nhân viên, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, mở rộng trường… để thực hiện định hướng đó.

Sơ đồ 2.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA TRƯỜNG CĐKTCNHN
Sơ đồ 2.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA TRƯỜNG CĐKTCNHN

Thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội

Thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Kinh tế. Về lao động: mục tiêu chung là tăng cường hình thức hợp đồng lao động đặc biệt quan tâm hợp đồng giảng dạy đáp ứng yêu cầu thực hiện khối lượng, chất lượng công tác, tăng thêm đội ngũ cán bộ công nhân viên để đáp ứng yêu cầu công việc tăng qua các năm, mở các lớp bồi dưỡng để nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên và cử đi học cao học, nghiên cứu sinh. Chỉ tiêu riêng cho mỗi năm được phản ánh ở bảng sau:. Đơn vị: người. TT Nội dung Năm. giai đoạn 2006 – 2010) Ngoài việc đặt kế hoạch tăng lên về mặt số lượng, nhà trường còn dự kiến mở lớp để bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên như lớp nâng cao về ngoại ngữ cho cán bộ chủ chốt và giảng viên, lớp nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên, …, cử cán bộ công nhân viên, giáo viên đi học cao học và nghiên cứu sinh, đi tham quan, trao đổi kinh nghiệm ở các nước trong khu vực. Đối với tiền thưởng, nhà trường có nhiều mức thưởng khác nhau để động viên cho những tập thể, cá nhân là cán bộ công nhân viên, học sinh sinh viên có những thành tích tốt trong lao động và học tập như thưởng giáo viên dự thi đạt giải cấp quốc gia, cấp thành phố, cấp bộ, thưởng giáo viên luyện thi học sinh đạt giả cấp thành phố, thưởng danh hiệu giáo viên dạy giỏi, chiến sỹ thi đua cấp cơ sở năm học, thưởng danh hiệu lao động giỏi năm học, thưởng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, tập thể lao động giỏi năm học, thưởng thi đua học kỳ, thưởng cán bộ chủ chốt trong tháng, thưởng tạo nguồn kinh phí, thưởng thu học phí học kỳ, thưởng thành tích học tập cho học sinh… Mức thưởng được nhà trường quy định rừ ràng cho mỗi thành tớch, tuy nhiờn tuỳ vào mỗi thời điểm, nhà trường có thể có những thay đổi cho phù hợp, ví dụ như thưởng tết, năm 2008 nhà trường có mức thưởng chung cho mỗi cán bộ công nhân viên là 1.500.000 đồng, nhưng đến năm 2009 là 1 tháng lương tăng thêm, với mức thưởng này thì người thấp nhất cũng được khoảng 2.000.000 đồng, và tết năm 2010 thì mức thưởng tết đã lên tới 3.500.000 đồng, tạo sự phấn khởi cho người lao động.

Bảng 2.1: Chỉ tiêu về số lao động
Bảng 2.1: Chỉ tiêu về số lao động

Kết quả thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo tinh thần Nghị định 43 tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo trong những năm qua

Vấn đề tự chủ của nhà trường về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biờn chế được thực hiện rừ ràng, nhiệm vụ chớnh của nhà trường là đào tạo sinh viên cao đẳng chính quy, nhưng ngoài nhiệm vụ đó với chức năng của một trường cao đẳng nhà trường vẫn kết hợp tổ chức đào tạo trung cấp chính quy, các hệ liên thông, liên kết với các trường đại học để mở thêm các lớp liên thông lên đại học, cao học trong phạm vi cho phép của nhà trường, mở rộng loại hình đào tạo thể hiện sự năng động của nhà trường so với các trường khác, tạo công ăn việc làm cho đội ngũ cán bộ công nhân viên và nhất là tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên. - Trình độ chuyên môn của đội ngũ kế toán ở các đơn vị chưa đồng đều, thói quen làm theo cơ chế cũ, chưa thực sự thích nghi với cơ chế quản lý tài chính mới, lúng túng trong việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, trong việc xác định hệ số lương, xác định tiêu chí để trả thu nhập tăng thêm cho người lao động theo hiệu quả công việc.

Đánh giá chung về tình hình thực hiện công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội

+ Tại các phòng làm việc, văn phòng khoa, trong những năm gần đây, nhà trường trang bị ngày càng nhiều máy vi tính đáp ứng yêu cầu làm việc với một khối lượng ngày càng nhiều hơn, trang bị máy tính xách tay để công việc được tiến hành một cách linh hoạt, máy chiếu giảng được trang bị tới cấp tổ môn để phục vụ công tác giảng dậy của giáo viên ngày càng hiệu quả hơn (khác với trước đây, đầu mối quản lý cho các thiết bị này là Phòng Đào tạo với số lượng máy hạn chế và có sự quản lý chặt chẽ từ Phòng Đào tạo cho việc sử dụng thiết bị). + Ngoài việc trang bị thêm trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dậy, trường CĐKTCNHN còn đầu tư trang thiết bị cho khối phòng ban phục vụ cho. điện 24/24 phục vụ cho công việc của nhà trường. + Xây dựng thư viện nhà trường theo hướng hiện đại, trang bị thêm nhiều đầu sách mới tại thư viện, đầu tư cho việc biên soạn giáo trình, bài giảng, bài tập mới phục vụ cho việc giảng dậy của giáo viên và việc học tập của học sinh sinh sinh viên. Tập trung việc in ấn, phô tô tài liệu, giáo trình, bài giảng, bài tập, đề thi… tại thư viện để tiện cho việc kiểm tra, kiểm soát văn phòng phẩm. + Đặc biệt với phương châm mở rộng trường, nhà trường đã đầu tư xây dựng thêm phòng học mới và nhà làm việc tại cơ sở 1, trơng năm học mới 2011 – 2012, nhà trường sẽ tiếp tục tiến hành xây dựng nhà làm việc tại cơ sở 1, xây thêm phòng học mới tại cơ sở 2 dể đáp ứng yêu cầu học ngày càng tăng của học sinh sinh viên vào trường và tránh việc đi làm vào thứ 7, chủ nhật của giáo viên do không đủ phòng học. + Bên cạnh việc đầu tư mua mới trang thiết bị phục vụ công tác giảng dậy nói riêng và các hoạt động của nhà trường nói riêng, trường CĐKTCNHN đã xây dựng quy chế quản lý tài sản công một cách chặt chẽ để đảm bảo việc sử dụng thiết bị phải đi đối với việc giữ gìn tài sản bằng công tác kiểm tra, bảo hành, bảo dưỡng định kỳ đối với các trang thiết bị để các trang thiết bị được sử dụng một cách có hiệu quả nhất và nâng cao tuổi thọ của tài sản. Việc đấu thầu mua sắm thiết bị và xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo sự tiết kiệm chi phí so với dự toán. c) Dành một phần kinh phí đáng kể để đầu tư và nâng cao chất lượng công tác đào tạo và bồi dưỡngcán bộ công nhân viên, giáo viên. Hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, yêu cầu đặt ra cho trường CĐKTCNHN là phải từng bước nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công nhân viên, đặc biệt là đối với giáo viên. Hàng năm nhà trường luôn dành một khoản kinh phí khá lớn cho cán bộ công nhân viên, giáo viên đi học tập nâng cao. học, các lớp tiếng anh, tin học nhằm nâng cao cả về chuyên môn và phương pháp dậy học của giáo viên. Với các đối tượng cán bộ công nhân viên đi học cao học và nghiên cứu sinh, nhà trường có sự hỗ trợ một phần về tài chính nhằm động viên họ đi học chứ không hỗ trợ hoàn toàn kinh phí học tập. Đối với các lớp do nhà trường mở để nâng cao về chuyên môn và phương pháp dậy học, nhà trường có sự tính toán hợp lý, giao cho Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức tổ chức lớp một cách khoa học, hợp lý về quy mô và địa điểm kết hợp với sự lựa chọn đối tác phù hợp đã tiết kiệm được cả về thời gian cũng như kinh phí rất lớn. d) Tăng thu nhập, cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên, giáo viên Một trong những mục tiêu của việc thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính tại trường CĐKTCNHN là thực hiện tiết kiệm chi tiêu hành chính để có nguồn tăng thu nhập, cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên và gắn trách nhiệm với lợi ích vật chất của cán bộ công nhân viên. Về chế độ hóa đơn, chứng từ, theo quy định thì khi thực hiện chi kinh phí phải bảo đảm có chứng từ, hóa đơn hợp pháp, hợp lệ; trong khi đó, để giảm khối lượng công việc không cần thiết, trường CĐKTCNHN thực hiện khoán đối với một số nội dung chi khác của đơn vị (cước phí điện thoại công vụ, văn phòng phẩm, xăng dầu…) tuy nhiên khi thực hiện khoán các nội dung này vẫn phải tập hợp đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định. Thực hiện quy định này sẽ rất khó cho việc thanh toán các nội dung có thể giao khoán nêu trên. Về kinh phí tiết kiệm, theo quy định, chỉ được bổ sung thu nhập cho cán bộ công nhân viên tối đa 3 lần so với quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do Nhà nước quy định sau khi đã thực hiện trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Việc khống chế mức bổ sung thu nhập tối đa như vậy thực tế. Với các điểm nêu trên, đối với trường CĐKTCNHN nói riêng và đối với các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung, thủ trưởng mặc dù được giao quyền tự chủ nhưng cũng không thể phê duyệt, quyết định các nội dung, mức chi vượt quy định hiện hành, khó có thể quyết định khoán các nội dung chi hoạt động thường xuyên ngoài quy định của Nhà nước, kể cả từ nguồn kinh phí tiết kiệm được. Điều này có thể gây bị động trong công tác tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo của trường CĐKTCNHN. c) Thu nhập của cán bộ công nhân viên chưa cao, mức chi trả giờ giảng còn thiếu sự công bằng dành cho giáo viên trẻ.

Hình thức công khai là qua hội nghị tổng kết hàng năm.
Hình thức công khai là qua hội nghị tổng kết hàng năm.

TÀI CHÍNH CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI THEO HƯỚNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH

Phương hướng phát triển của trường Cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội giai đoạn 2010-2015

Nhà trưòng dự kiến trong năm học 2011-2012 sẽ xây dựng mới và đưa vào sử dụng khu nhà làm việc tại cơ sở 2 do hiện nay số phòng làm việc tại khu nhà cũ không đủ đáp ứng yêu cầu công việc và số lượng cán bộ giáo viên ngày một tăng dẫn đến các phòng làm việc còn tản mát không tập trung, nhà trưòng cũng sẽ tiếp tục xây dựng thêm phòng học mới để tránh việc phải bố trí học và đi làm ngày thứ 7, chủ nhật của giáo viên. Cùng với đó là việc hoàn thiện hệ thống giáo trình, bài giảng, sách bài tập cho học sinh sinh viên với những kiến thức cập nhật đáp ứng cho việc học tập, bổ sung thêm sách tham khảo tại thư viện nhà trường và hoàn thiện thư viện nhà trường có ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho nhu cầu của học sinh sinh viên giống như các trường đại học, cao đẳng khác.

Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo hướng tự chủ tài chính của trường Cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phải thực hiện rà soát chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, bộ phận, trên cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động, công tác quản lý để thực hiện kiện toàn, cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, chuyên sâu, giảm tối đa các bộ phận gián tiếp trong triển khai nhiệm vụ; Đồng thời, cùng với công tác kiện toàn, cơ cấu lại tổ chức bộ máy, xây dựng quy trình xử lý, giải quyết công việc của từng đơn vị và từng bộ phận cũng như công tác phối kết hợp giữa các bộ phận trong cùng đơn vi một cách khoa học, hợp lý, giảm các khâu trung gian không cần thiết, đẩy nhanh tiến độ xử lý công việc và thực hiện công khai quy trình xử lý, giải quyết công việc. Tuy nhiên, với việc thu học phí và các khoản phải thu khác của học sinh sinh viên, so với một số trường khác thì đây là một khâu rất lạc hậu và chậm cải tiến của trường CĐKTCNHN, nhà trường vẫn còn sử dụng theo phương pháp thủ công, tức là khi học sinh sinh viên đến thu tiền, nhân viên phòng Tài chính kế toán sẽ viết phiếu thu, chuyển cho học sinh sinh viên liên hai, còn lại liên một sẽ làm căn cứ để thống kê cho công tác thu học phí tại phòng, làm cho việc thống kê số lượng học sinh sinh viên chưa đóng học phí còn gặp nhiều khó khăn, nhiều khi không chính xác, không đảm bảo yêu cầu của công tác quản lý, đôi khi có những quyết định không chính xác đến cho học sinh sinh viên.