MỤC LỤC
Định hình là sự biểu hiện bằng chữ viết, các ký tự khác, đường nét, hình khối, bố cục, màu sắc, âm thanh, hình ảnh hoặc sự tái hiện âm thanh, hình ảnh dưới dạng vật chất nhất định để từ đó có thể nhận biết, sao chép hoặc truyền đạt. Khái niệm quyền tác giả đối với tắc phẩm sân khấu chưa được quy định trong pháp luật dan sự hiện hành, nhưng từ khái niệm về quyền tác giả có thể đưa ra khái niệm về quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu: Quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do họ sáng tạo ra hoặc sở hữu, bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
Tom lại, tác giả của tác phẩm sân khấu là người làm công việc đạo dién, biên kịch, biên đạo múa, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kê âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật sân khấu, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm sân khấu (Điều 21 Luật SHTT). Còn theo quy định tại Điều 1(1V) của Luật Bản quyền Nhat Bản thì người biểu dién là diễn viên, vũ công, nhạc công, ca sĩ và những người khác đóng góp vào buổi biểu diễn cũng như những người chỉ đạo hoặc đạo diễn buổi biểu diễn. Vì vậy, pháp luật cũng cần bảo hộ những người đã bỏ công sức ra để có những thành quả sản xuất của họ - những nhà sản xuất chân chính, trước các đối thủ cạnh tranh, chống lại hành vi sao chép bất hợp pháp các bản ghi âm, ghi hình.
Tổ chức phát sóng có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình đưa tác phẩm sân khấu đến với công chúng, bởi không nhiều khán thính giả có điều kiện tiếp cận trực tiếp với tác phẩm sân khấu, mà thường thông qua hệ thống phát thanh, truyền hình như Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam.
- Tác phẩm cải biên: là tác phẩm được sáng tạo bằng cách thay đổi hình thức diễn đạt trên cơ sở một tác phẩm gốc, tức là biến nội dung một tác phẩm sân khấu cũ thành một tác phẩm sân khấu mới mà vẫn giữ lại dáng dấp cơ bản của tác phẩm cũ. Luật Bản quyền Hoa Kỳ quy định rất cụ thể cho trường hợp này, cụ thể: Đối tượng bảo hộ quyền tác giả bao gồm cả tác phẩm phái sinh, nhưng việc bảo hộ đối với tác phẩm dựa trên sự khai thác các tư liệu đã có mà đối với chúng quyền tác giả đang tồn tại sẽ không được mở rộng đến bất kỳ phần nào của tác phẩm đó nếu trong tác phẩm này chứa đựng các tư liệu đã được sử dụng bất hợp pháp. Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh chỉ mở rộng đến các phần đóng góp của tác giả của tác phẩm đó như là một phần độc lập với các tư liệu đã được khai thác trong tác phẩm đó và không ảnh hưởng tới bất kỳ một quyền độc quyền nào đối với các tư liệu đã có.
Tuy nhiên, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian hoàn toàn không phải là tác phẩm khuyết danh, mặc dù tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật đân gian khụng thể xỏc định rừ tờn, nhưng luụn xỏc định được rằng đú là một cộng đồng nào đó [13.Tr27].
- Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng: Điều 23 khoản | Nghị định 100 quy định: Quyền biểu dién tác phẩm trước công chúng do chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện biểu diễn tác phẩm một cách trực tiếp hoặc thông qua các chương trình ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào như kỹ thuật số, mà công chúng có thể tiếp cận được. - Quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm: Chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện bằng bất kỳ hình thức, phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được để bán, cho thuê hoặc các hình thức chuyển nhượng khác bản gốc hoặc bản sao tác phẩm. Hiệp ước WPPT đã quy định cu thể về quyền tinh thần của người biểu diễn (Điều 5), như quyền được công nhận là người biểu diễn đối với tiết mục do mình biểu diễn, quyền phản đối bất kỳ sự bóp méo, cắt xén hoặc các sửa đổi khác đối với cuộc biểu diễn mà có thể phương hại tới danh dự của họ; và quyền kinh tế của người biểu diễn đối với cuộc biểu diễn chưa được định hình và đã được định hình (Điều 6 - Điều 10), như phát sóng và truyền đạt tới công chúng buổi biểu diễn của mình chưa được định hình, cho phép sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp tiết mục biểu diễn của mình đã được định hình trong bản ghi âm dưới bất kỳ hình thức hoặc cách thức nào.
Theo quy định tại Điều 2 Công ước Rome, nếu một ban ghi âm đã được công bố vì mục đích thương mại hoặc một ban sao của ghi âm ấy được sử dụng trực tiếp để phát sóng hoặc truyền phát tới công chúng thì người sử dụng trả cho người biểu diễn hoặc nhà sản xuất bản ghi âm hoặc ca hai một khoản tiền thù lao hợp lý.
Có một thực tế là một kịch bản gửi đến Đoàn được đồng ý, tác giả sẽ được lĩnh một khoản tiền nhuận bút theo thỏa thuận, lúc này tác giả gần như hết quyền hạn đối với “đứa con tinh thần” của mình và chấp nhận “thấp thỏm” chờ đợi liệu việc sửa chữa đó có nâng cao được chất lượng kịch bản lên hay làm sai lệch nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của kịch bản. Đối với sân khấu truyền thanh và sân khấu truyền hình, khi tác phẩm sân khấu được phát trên sóng truyền thanh hoặc truyền hình, do được đặt trong chương trình tổng thể của tổ chức phát sóng nên nhiều tác phẩm sân khấu đã bị cát xén, sửa chữa để phù hợp với thời lượng phát sóng hoặc do được phát sóng, cùng lúc hàng triệu người thưởng thức, thẩm định, cảm nhận nên người biên tập đã cát xén, chọn lọc tình huống, ngôn ngữ nhân vật nhằm giảm tối đa. - Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền tác giả trong thời gian qua chưa tốt, do chưa đầu tư thích đáng cho lĩnh vực này, dân đến nhận thức và tri thức về quyền tác giả trong cộng đồng nói chung, đặc biệt là ngay bản thân tác giả, những người có quyền và nghĩa vụ liên quan, chưa đầy đủ, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về quyền tác giả chưa cao.
Bên cạnh việc thiếu một tổ chức quản lý tập thể về quyền tác giả, sự xa xôi cách trở về địa lý đã ngăn cản việc xin phép tác giả, cộng với việc tùy tiện, nhận thức kém về quyền tác giả đã làm cho việc xin phép cũng như trả thù lao cho tác giả không được thực hiện một cách nghiêm túc, chỉ đến khi tác phẩm được công bố họ mới biết tác phẩm của mình đã bị sử dụng một cách bất hợp pháp.
Tuy nhiên, trong khi chưa xây dựng được một luật riêng về quyền tác giả trong đó chứa đựng đầy đủ các quy định của Dân sự, Hành chính, Hình sự về quyền tác giả, Chính phủ, các Bộ có thẩm quyền cần nhanh chóng ban hành các văn bản dưới luật để hoạt động thực thi quyền tác giả đạt hiệu quả cao, như nghị định về xử phạt hành chính về quyền tác giả và quyền hên quan, thông tư về quyền tác giả trong lĩnh vực sân khấu. Theo dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả và quyền liên quan, hành vi xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan có mức phạt được đề nghị là phụ thuộc vào giá trị hàng hóa bị vi phạm, ví dụ: hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm có thé bị phạt tiền tới 100 triệu đồng đối với trường hợp xác định được giá trị hàng hóa vi phạm hoặc giá trị hàng hóa vi phạm dưới 100 triệu đồng, hoặc phạt tiền từ một đến năm lần giá trị hàng hóa vi phạm trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 100 triệu đồng trở lên. Bên cạnh việc đảm bảo chất lượng cán bộ thực thi quyền tác giả, cũng cần đảm bảo đủ số lượng cán bộ chuyên sâu về quyền tác giả trong hệ thống từ trung ương đến địa phương để kịp thời xử lý mọi vấn đề liên quan, như đăng ký bảo hộ quyền tác giả, hướng dẫn các hoạt động liên quan đến quyền tác giả, thanh tra và xử lý các vi phạm quyền tác giả, nghiên cứu khoa học, soạn thảo các văn bản pháp luật về quyền tác giả.
- Thứ tám, củng cố và tăng cường các hoạt động của các tỏ chức quản lý tap thê quyền tác gia đã thành lập, như Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm Bạc Việt Nam, thuộc Hội Nhạc sĩ Việt Nam; Hiệp hội công nghiệp ghi âm Viết Nam, chịu sự quản lý của Bộ Văn hóa — Thong tin, nay là Bộ Văn hóa, Thẻ thao và Du lịch; Trung tâm quyền tác giả văn học, trực thuộc Hội Nhà văn Việt Nam.