MỤC LỤC
Bộ máy quản lý của Tổng công ty xăng dầu Quân đội được tổ chức theo chế độ một thủ trưởng, người đứng đầu Tổng công ty là Giám đốc, giúp việc tham mưu cho Giám đốc là Phó giám đốc kinh doanh, Phó giám đốc kỹ thuật và Phó giám đốc chính trị. Các trạm xăng dầu các cửa hàngXí nghiệp cơ khí 651Xí nghiệp XD công trình 652 Xí nghiệp 653 Chi nhánh phía Nam.
Trong đó trực tiếp lập kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, tài chính - xã hội hàng năm, phối hợp với phòng Tài chính Kế toán để xây dựng kê hoạch giá thành, giá bán sản phẩm kinh tế theo từng thời điểm báo cáo Giám đốc và thông qua hội đồng giá Tổng công ty để báo cáo đề nghị cấp trên phê duyệt đối với sản phẩm Quốc phòng, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch ở các Xí nghiệp thành viên. - Thực hiện cân đối các yếu tố, các điều kiện, biện pháp, phân bổ kế hoạch để tham mưu cho giám đốc Tổng công ty giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị thành viên và chỉ đạo việc tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch này trong toàn Tổng công ty. - Xây dựng kho bể, trạm xăng dầu: Là hoạt động xây dựng lắp ghép công trình như các kho xăng dầu của Bộ tư lệnh Thiết giáp, Học viện Chính trị..theo kế hoạch cấp trên, Công ty nhập các cột tra, van các loại, các sản phẩm bể chứa được sản xuất tại xưởng tất cả phục cụ cho công tác xây dựng kho bể, trạm xăng.
Hàng năm, trước ngày 30 tháng 11, phòng kinh doanh sẽ phối hợp với các đơn phòng bán hàng, marketing để lập báo cáo Tổng giám đốc xem xét để trình Hội đồng quản trị phê duyệt trong tháng 12 lên kế hoạch kinh doanh cho năm tiếp theo của Doanh nghiệp gồm: Kế hoạch sản lượng, kế hoạch doanh thu, chỉ tiêu lợi nhuận làm cơ sở triển khai thực hiện. Soạn lập kế hoạch, đây là giai đoạn đầu tiên trong qui trình kế hoạch với nội dung chủ yếu là xác định các nhiệm vụ, mục tiêu chiến luợc, các chương trình và các chỉ tiêu kế hoạch tác nghiệp, soạn lập ngân quỹ cũng như các chính sách, biện pháp áp dụng trong thời kỳ kế hoạch của doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu đề ra. Nội dung của quá trình này bao gồm việc thiết lập và tổ chức các yếu tố nguồn lực cần thiết, sử dụng các chính sách, các biện pháp cũng như các đòn bẩy quan trọng tác động trực tiếp đến các cấp thức thực hiện nhiệm vụ, kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm bảo đảm các yêu cầu tiến độ đặt ra trong các kế hoạch tác nghiệp cụ thể kể cả về thời gian, quy mô và chất luợng công việc.
Mặc dù từ đầu năm 2013 đến 2015 giá xăng dầu trên thị trường thế giới tăng cao gây áp lực lớn đối với việc kinh doanh xăng dầu của các đầu mối nhập khẩu của Việt Nam nói chung và Tổng công ty nói riêng, Tổng công ty vẫn tiếp tục chủ động tìm kiếm các đối tác phân phối để lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín, phân tích các thông tin về giá cả xăng dầu Thế giới và khu vực để ra quyết định nhập khẩu vào thời điểm hiệu quả nhất. Do xăng là nhiên liệu phải qua chế biến nên có chi phí cao hơn rất nhiều so với dầu vì thế các nhà máy sản xuất, nhà máy công nghiệp và nhà máy điện của Việt Nam cũng như các phương tiện vận tải lớn như tàu biển, chỉ có các loại ô tô có trọng tải lớn thì mới dùng dầu làm nhiên liệu, còn xăng để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân với nhiều loại phương tiện giao thông phải dùng đến xăng như xe máy và ô tô có trọng tải nhỏ. Với mục tiêu: xây dựng hệ thống mạng lưới cung ứng xăng dầu đồng bộ từ kho, trạm, cầu cảng, phương tiện vận tải đường bộ, đường biển; khả năng nhập khẩu xăng dầu; đầu tư nâng cao năng lực: thi công xây lắp công trình xăng dầu; sản xuất khí tài xăng dầu… trên đất liền, hải đảo thuộc phạm vi toàn quốc tạo thế trận xăng dầu Quốc phòng phục vụ cung ứng tại chỗ kịp thời nhiệm vụ quân sự trong mọi tình huống và phục vụ dân sinh; nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nói chung.
Tuy nhiên hình thức nhập khẩu này Công ty phải chấp nhận mọi rủi ro và tổn thất từ hoạt động kinh doanh của mình, nhất là với mặt hàng xăng dầu luôn luôn biến động, không ổn định về giá cả và lượng cung cầu vì vậy khi tiến hành nhập khẩu theo hình thức này Công ty phải có chiến lược kinh doanh, xem xét kỹ lưỡng từng bước, từ nghiên cứu thị trường cho đến ký kết và thực hiện hợp đồng để tránh gây tổn thất.
Sau những nỗ lực đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh nhập khẩu, đặc biệt từ năm 2010 đến 2015, Tổng công ty xăng dầu Quân đội đã có bước tiến dài, vững chắc toàn diện các mặt: nhập khẩu xăng dầu và cung ứng cho toàn quân, xây dựng kho trạm xăng dầu có dung tích lớn, đồng thời mở rộng sản xuất kinh doanh theo hướng “tròn khâu” từ sản xuất - nhập khẩu – cung ứng cho tới tận nơi tiêu dùng, tạo thêm việc làm, phát triển lực lượng và ngành nghề mới như vận tải xăng dầu. Cùng với sự hỗ trợ của trên và phát huy nội lực, trong những năm qua công ty đã đầu tư nhiều tỷ đồng cho hệ thống nhà xưởng; hệ thống trạm xăng bán lẻ; mua sắm trang thiết bị mới công ngệ tiên tiến như: đội xe vận chuyển xăng dầu, đóng xe xi- téc…Đây là những điều kiện quan trọng để công ty hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, nhập khẩu xăng dầu bảo đảm cho quốc phòng và kinh tế trong thời gian tới. Cùng với thực hiện nhiệm vụ bảo đảm cho Quốc phòng, Công ty chú trọng tích cực duy trì củng cố mạng lưới khách hàng truyền thống, chú trọng công tác mở rộng mạng lưới kinh doanh xăng dầu có chọn lọc về hệ thống đại lý xăng dầu ở Miền Bắc – Trung – Nam; nâng cao sức cạnh tranh của mình để giành nhiều thuận lợi hơn trên thị trường trong nước; đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ và khống chế được mức dư nợ tiền hàng.
Công ty đã thường xuyên chăm lo phát triển tài năng cho đội ngũ cán bộ và nhân viên khoa học kỹ thuật; mở rộng ngành nghề và thị trường… Nhờ vậy, nhiều sản phẩm có giá trị với nhiệm vụ quốc phòng và kinh tế, đã khẳng định trong tham gia hội chợ triển lãm kinh tế kỹ thuật toàn quốc được tặng thưởng huy chương vàng, các sản phẩm của Công ty đã có mặt trên hầu hết địa bàn cả nước và được khách hàng tín nhiệm.
Quá trình nghiên cứu thị trường trong hoạt động nhập khẩu cho phép công ty xác định được nhu cầu thị trường trong nước về số lượng, chất lượng…Nghiên cứu thị trường nước ngoài sẽ cho phép lựa chọn được bạn hàng, xem bạn hàng nào là phù hợp và có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu thị trường trong nước đồng thời có thể dự báo được thị trường nước ngoài, để có được đầy đủ thông tin về thị trường nhập khẩu của doanh nghiệp. Người đàm phán phải vận dụng sáng tạo những kỹ thuật trong đàm phán như: kỹ thuật truyền đạt thông tin, kỹ thuật trả lời câu hỏi, kỹ thuật lập luận bác bỏ, kỹ thuật vô hiệu hoá…Quá trình đàm phán vừa là khoa học vừa là nghệ thuật giữa hai yếu tố đó có mối quan hệ qua lại và làm tiền đề cho nhau, ngoài những kỹ thuật cần thiết người đàm phán phải biết áp dụng linh hoạt các nghệ thuật đàm phán như: Tuỳ cơ ứng biến (tìm kiếm, tức thời, nhạy bén nắm bắt cơ hội), từng bước tiên tới (chia nhỏ mục tiêu, nắm bắt tâm lý đối phương để từng bước thực hiện mục tiêu đã được chia nhỏ cho tới khi đạt được mục tiêu cuối cùng), chiến thuật đánh lạc hướng, chiến thuật thả con săn sắt bắt con cá rô, chiến thuật dò đá qua sông…. Định giá theo kiểu hành chính không thể thích ứng với những thời kỳ giá thế giới có biến động lớn vì phải tăng giảm thuế nhập khẩu, điều chỉnh giá để đối phó với tình trạng biến động giá và phải bù lỗ kinh doanh…Kinh tế nước ta chuyển sang kinh tế thị trường nên xăng dầu là hàng hoá cũng phải được kinh doanh theo cơ chế thị trường nhưng vì xăng dầu là hàng hoá có vai trò đặc biệt trong sản xuất và đời sống nên thị trường xăng dầu cần có cơ chế điều tiết bảo đảm ổn định thị trường, cân đối cung - cầu cho nền kinh tế.
- Nhà nước cần cân đối cung - cầu xăng dầu: Nhà nước cần phải có dự báo kế hoạch cung - cầu, giá cả xăng dầu trên thị trường thế giới một cách thường xuyên và sát thực, trên cơ sở đó để có phản ứng chính sách thích hợp; điều hành việc nhập khẩu cho các doanh nghiệp vào thời điểm có lợi nhất cả về số lượng và giá cả; không để xảy ra tình trạng đứt đoạn nguồn cung; có phương án ứng xử bằng công cụ kinh tế nhằm tạo ra “bộ giảm xóc” cho thị trường trong nước.