MỤC LỤC
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế, việc cập nhật tỷ giá thực và đánh giá những tác động của nó đến nền kinh tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng là vô cùng cần thiết, từ đó đề xuất chính sách tỷ giá phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ. Chúng ta cần xem xét và nghiên cứu sâu sắc hơn về vấn đề tỷ giá hối đoái và việc điều hành chính sách tỷ giá hối đoái đối với sự phát triển của quốc gia nhằm có thể khắc phục được những hậu quả của cuộc khủng hoảng và hạn chế ở mức thấp nhất các tác động do chúng gây ra, đồng thời làm nền tảng cho sự phát triển của đất nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và thời gian sắp tới.
Tác động tỷ giá lên cơ cấu hàng xuất khẩu: Đối với cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, các mặt hàng nông sản, nguyên liệu thô nhạy cảm hơn đối với mọi biến động tăng, giảm của tỷ giá hối đoái so với các mặt hàng như máy móc, thiết bị, xăng dầu…Lý do được đưa ra nhằm giải thích cho vấn đề này đó là độ co giãn của các mặt hàng nông sản, nguyên liệu thô đối với giá xuất khẩu hoặc tỷ giá hối đoái áp dụng là rất cao, do đây là các mặt hàng có thể thay thế được trong khi độ co giãn của các mặt hàng máy móc, thiết bị toàn bộ, các mặt hàng không thể thay thế được như xăng, dầu … là rất thấp. Tác động của tỷ giá lên tính cạnh tranh của hàng nhập khẩu: Xét về tính cạnh tranh nhập khẩu, không một quốc gia nào muốn sản phẩm nhập khẩu lại có tính cạnh tranh cao hơn sản phẩm trong nước, khi tỷ giá giảm, sản phẩm nhập khẩu có lợi thế trong khi sản phẩm trong nước lại bất lợi về giá, khi tỷ giá tăng, cạnh tranh về giá của sản phẩm nhập khẩu không còn, việc tỷ giá tăng tương đương với việc đánh thuế lên hàng nhập khẩu do đó hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn, nếu tình trạng này kéo dài, hàng hóa nhập khẩu từ thị trường này có thể được thay thế bằng hàng hóa thị trường khác hoặc sản phẩm trong nước.
Khi tỷ giá giảm (nội tệ tăng giá) sẽ thúc đẩy nhập khẩu, nếu nhập khẩu hàng tiêu dùng sẽ trực tiếp làm biến động mức giá chung của nền kinh tế phụ thuộc vào tỷ trọng hàng nhập khẩu; nếu nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất trong nước sẽ trực tiếp làm thay đổi chi phí sản xuất, phụ thuộc vào tỷ trọng nguyên vật liệu nhập khẩu chiếm trong giá thành sản phẩm, và doanh nghiệp phải thay đổi giá bán để bù đắp chi phí làm giá cả hàng hoá trong nước thay đổi, lạm phát gia tăng…. Trong ngắn hạn, khi tỷ giá tăng trong lúc giá cả và tiền lương trong nước tương đối cứng nhắc sẽ làm giá hàng hóa xuất khẩu rẻ hơn, nhập khẩu trở nên đắt hơn: các hợp đồng xuất khẩu đã được ký kết với tỷ giá cũ, các doanh nghiệp trong nước chưa huy động đủ nguồn lực để sẵn sàng tiến hành sản xuất nhiều hơn trước nhằm đáp ứng nhu.
Phan Thanh Hoàn, Nguyễn Đăng Hào (2007) “Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 1995 – 2004”, đã sử dụng mô hình đồng liên kết và cơ chế hiệu chỉnh sai số (ECM – Error Correction Model) nhằm kiểm định các hiệu ứng ngắn hạn và dài hạn của tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại và xác định mô hình hồi quy của mối quan hệ giữa hai nhân tố này. Dương Duy Hưng (2013), trong nghiên cứu “Cán cân thương mại của Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa”, qua xem xét mối quan hệ giữa đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã cho thấy, đầu tư nói chung và đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài, là một trong những yếu tố có tác động mạnh mẽ và rừ ràng nhất tới hoạt động xuất nhập khẩu và tỡnh trạng cỏn cõn thương mại của Việt Nam thời gian qua và tác động này theo chiều hướng: thâm hụt của cán cân thương mại tỷ lệ thuận với mức độ gia tăng FDI vào Việt Nam, hay nói cách khác FDI tỷ lệ nghịch với CCTM.
Theo Nguyễn Văn Phúc, Phạm Tuyết Trinh (2011), tất cả các biến trong mô hình đều được chuyển về dạng logarit tự nhiên (Log, Ln) là để tận dụng đặc điểm của hệ số co giãn trong mô hình log – tuyến tính theo Khan & Hossain (2010), các hệ số độ nghiên đo lường độ co giãn của biến phụ thuộc dưới tác động của các biến độc lập, lấy logarit các chuỗi số liệu giúp cho số liệu có phân phối chuẩn. Nếu như mô hình có ít nhất một biến giải thích không dừng và chứa đựng một xu thế tăng (giảm) đồng thời biến phụ thuộc cũng chứa đựng một xu thế như vậy thì khi ước lượng có thể thu được các ước lượng có ý nghĩa thống kê cao và R2 cao song đó chỉ là giả tạo vì cả hai biến đều có cùng xu thế.
Kết quả của Phương pháp OLS được điều chỉnh hoàn toàn này (Fully Modified OLS - FMOLS) là một ước lượng không chệnh và có các giá trị tiệm cận hiệu quả hoàn toàn cho phép sử dụng các kiểm định Wald tiêu chuẩn sử dụng suy diễn thống kê theo phân phối Chi bình phương. Mô hình nghiên cứu đề xuất, mô tả chi tiết các biến và kỳ vọng dấu, cách xử lý số liệu và tính tỷ giá thực, các bước thực hiện phương pháp nghiên cứu định lượng cho dữ liệu hồi quy chuỗi thời gian gồm vấn đề hồi quy giả mạo, kiểm định tính dừng, kiểm định đồng liên kết, ước lượng mô hình hồi quy đã được tác giả trình bày một cách cụ thể.
Mặc dù có một số “cơn sóng nhẹ” trên thị trường ngoại hối vào thời gian đầu và cuối năm 2016, song, tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế chỉ dao động không nhiều so với tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố trong khi đến lượt mình, tỷ giá trung tâm được điều chỉnh linh hoạt theo tín hiệu thị trường, đồng thời phản ánh sự can thiệp có hiệu lực của NHNN vào cân đối cung cầu trên thị trường ngoại hối đã khiến cho tâm lý găm giữ ngoại tệ cũng như tình trạng đô la hóa giảm. Trong gian đoạn từ năm 2011 - 2015, NHNN đã rất linh hoạt và thành công trong sử dụng tín phiếu để can thiệp chống hiệu hứng lạm phát, đồng thời duy trì được giá trị VND và tăng dự trữ ngoại hối; đây là điều mà trước năm 2011, không có được và nhất là giai đoạn 2007, dự trữ ngoại hối gia tăng lên 23 tỷ USD và sau đó là tình trạng lạm phát tương đối trầm trọng…Trong thời kỳ NHNN có thành tích duy trì được tỷ giá ổn định, kiểm soát được lạm phát thì phần trả lãi tín phiếu của NHNN đã tăng một cách đáng kể.
Dựa trên các cơ sở lý thuyết đã nêu, các biến kinh tế vĩ mô thường có ảnh hưởng qua lại với nhau, để mô tả hết được tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc, nghiên cứu chọn mô hình ARDL (Mô hình Var trễ phân phối dừng tự hồi quy) là mô hình kết hợp giữa mô hình Var và mô hình hồi quy thông thường để nghiên cứu tác động của các biến nghiên cứu lên GDP. Điều này có thể giải thích là do Việt Nam là nước đang phát triển, nhu cầu nhập khẩu cao, ngoài ra các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm thô, nông sản, thủy sản chế biến giá trị thấp, trong khi phải nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất, máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại giá trị lớn nên khi phá giá đã không làm cải thiện CCTM của Việt Nam.
Ma trận tƣợng quan giữa các biến
Nguồn: Trích từ kết quả Eviews Kết quả hồi quy cho thấy, hệ số hồi quy của tỷ giá song phương (RER) âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%(prob<0,05), điều này cho thấy tỷ giá song phương giữa hai nước Việt Nam và Mỹ có mối quan hệ nghịch biến với Cán cân thương mại (X/M). Với biến tỷ giá thực song phương, kết quả ước lượng cho thấy có ý nghĩa thống kê và tác động ngược chiều (hay tác động tiêu cực) đến Cán cân thương mại (X/M), hệ số ước lượng bằng 2.87 được hiểu là khi tăng tỷ giá thực song phương tăng lên 1% sẽ làm CCTM giảm 2,87%.
Có hai cấp độ tiền tệ tự do chuyển đổi: tự do chuyển đổi hoàn toàn như USD của Mỹ, EUR của Châu Âu, GBP của Anh,… và tự do chuyển đổi một phần như: PHP của Philippines, TWD của Đài Loan, KRW của Hàn Quốc,… Tính chuyển đổi của một đồng tiền của một quốc gia được quyết định không chỉ bởi trình độ phát triển kinh tế của đất nước, vào năng lực cạnh tranh của các loại hàng hóa khác nhau trên thị trường, mà còn phụ thuộc vào vị thế kinh tế - chính trị - xã hội của chính quốc gia đó. Thứ ba, tăng cường công tác tuyên truyền sâu, rộng các nội dung quy định về quản lý ngoại hối, trong đó có nội dung về hạn chế sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam: để thực hiện tốt giải pháp hạn chế sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam thì việc ban hành các văn bản hướng dẫn phải đồng bộ và kịp thời; công tác tuyên truyền thông qua các cơ quan truyền thông, hội nghị khách hàng, hội nghị hướng dẫn nghiệp vụ, phát hành tờ rơi… và thực hiện đồng bộ từ các cơ quan quản lý Nhà nước.