MỤC LỤC
Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế nước ta đang gặp nhiều khó khăn và thử thách nên đòi hỏi phải có những chính sách vĩ mô hợp lý và quan điểm kinh doanh của các TCTD cần có những định hướng nhất định. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, việc nghiên cứu một cách chi tiết về hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Huế vẫn chưa được công bố tại các công trình nghiên cứu nào.
Huế để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn, từng bước hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động này. Đề tài sử dụng phương pháp so sánh các chỉ số để tìm xu hướng vận động của các con số, giá trị, tìm các hiện tượng nổi bật, từ đó rút ra các nhận xét xung quanh thực trạng của đối tượng nghiên cứu.
Do đó, các doanh nghiệp lớn sau khi sử dụng vốn vay trong sản xuất kinh doanh không chỉ cần thu hồi vốn là đủ mà còn phải tìm ra nhiều biện pháp để sử dụng vốn có hiệu quả nhất, tiết kiệm, tăng nhanh vòng quay của vốn, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận lớn hơn lãi suất ngân hàng thì doanh nghiệp mới có thể trả được nợ và thu lãi. Việc kiểm tra, giám sát nếu được thực hiện thường xuyên, liên tục, kịp thời phát hiện các sai phạm của cán bộ tín dụng trong quá trình cho vay cũng như hoạt động của các doanh nghiệp thì có thể có những biện pháp khắc phục, không để phát sinh nợ không đủ tiêu chuẩn, tránh rủi ro, nâng cao chất lượng cho vay.
Thực hiện chủ trương của NHNN, dư nợ tín dụng của MB tập trung chủ yếu vào nhóm đối tượng khách hàng thuộc đối tượng ưu tiên như: tăng trưởng dư nợ trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp phụ trợ sử dụng nhiều lao động, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng tiêu dùng thiết yếu như thương mại công nghiệp nhẹ hàng tiêu dùng, sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm, dược phẩm…. Cũng như các ngân hàng khác, MB cũng có nhiều gói sản phẩm ưu đãi dành cho nhóm đối tượng khách hàng doanh nghiệp lớn như chương trình cho vay lãi suất ưu đãi đối với từng kỳ hạn (01 – 03 tháng: bằng lãi suất tiết kiệm dân cư cộng 0,5%/năm; 04 – 06 tháng: bằng lãi suất tiết kiệm dân cư cộng 0,5%/năm).
- Phòng hành chính nhân sự: Tham mưu cho BGĐ về đề xuất thay đổi mô hình tổ chức bộ máy chi nhánh, công tác quản lý và phát triển nguồn nhân lực, chính sách lao động và tiền lương của chi nhánh theo các quy định của VCB, của pháp luật và của ngành, phù hợp với định hướng hoạt động, hỗ trợ tích cực cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. (Nguồn: Phòng Kế toán - VCB Huế) Với ưu thế là một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam và uy tín lâu năm trong ngành VCB Huế ngày càng thu hút được số lượng lớn khách hàng gửi tiền. - Phân theo loại tiền gửi: Với chính sách hiện nay của NHNN, hầu như khách hàng chỉ gửi ngân hàng bằng đồng VND, đây là một chính sách đúng. đắn để hạn chế USD hóa trong nền kinh tế và dòng tiền USD được luân chuyển tốt hơn. qua các năm. Mặc dù giá trị huy động đối với mỗi tổ chức kinh tế thường rất lớn nhưng do số lượng khách hàng không nhiều nên mức vốn huy động chỉ đạt khoảng gần 30% tổng vốn huy động của VCB Huế. Công tác tín dụng. Đơn vi ̣tính: tỷđồng. Phân loại theo tiền. Phân loại theo kỳ hạn. Căn cứ vào bảng 2.4 có thể nhận thấy tổng dư nợ cho vay của VCB Huế tăng trưởng tốt qua các năm, đặc biệt là trong năm 2016. - Phân theo loại tiền vay:. Dư nợ cho vay bằng đồng nội tệ và ngoại tệ đều có xu hướng tăng lên qua các năm. Trong năm 2016, ngoài việc nỗ lực tìm kiếm được những khách hàng lớn có năng lực tài chính mạnh có nhu cầu vay vốn lớn, VCB Huế còn phát triển cho vay được với nhiều khách hàng thuộc nhóm xuất nhập khẩu. Đây là nhóm khách hàng không chỉ mang lại cho chi nhánh nguồn thu từ lãi vay mà còn giúp chi nhánh thu được lợi nhuận khá lớn từ nhiều hoạt động khác như thanh toán xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ.. Dư nợ năm 2016 tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước chủ yếu là do nợ vay trung dài hạn tăng lên. Trong khi đó dư nợ vay ngắn hạn có biến động nhưng với mức độ tương đối thấp. Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Huế. Về mặt cơ cấu, thu nhập và chi phí của VCB Huế đã có sự thay đổi đáng kể trong những năm qua. Qua bảng số liệu 2.1 ta có thể thấy rằng ngoài trừ lợi nhuận trong năm 2016, trong hầu hết tất cả các hoạt động của ngân hàng đã có sự tăng. Tuy nhiên trong năm 2016, do gặp phải nợ xấu vì vậy VCB Huế phải trích lập dự phòng khá lớn, dẫn đến lợi nhuận chỉ còn đạt 56.421 triệu đồng. II Tổng chi phí. Tổng thu nhập, tổng chi phí, lợi nhuận tại VCB Huế. Trong thu nhập từ lãi thì thu lãi từ hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn. Trong khi đó khoản mục thu nhập ngoài lãi giảm mạnh với mức giảm 10.729 triệu đồng hay giảm 36,7% do các khoản lãi từ kinh doanh ngoại hối và thu nhập bất thường có xu hướng giảm. 2016), đây cũng là đặc thù của hầu hết các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Quan điểm kinh doanh của VCB Huế là ưu tiên cho vay đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn và cụ thể hơn là những doanh nghiệp hoạt động trong ngành chế biến, sản xuất vì những lợi ích gia tăng mang lại từ cho vay như các dịch vụ thanh toán quốc tế, các dịch vụ bán lẻ như trả lương qua thẻ, cho vay cán bộ công nhân viên vì thường khối này sử dụng lượng lao động khá lớn. Việc phát sinh nợ xấu này chủ yếu nằm ở 2 doanh nghiệp lớn gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan: sự cạnh tranh khốc liệt từ thị trường, đội ngũ quản lý, nhân sự có nhiều thay đổi ảnh hưởng đến chính sách sản xuất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn, dòng tiền trả nợ cho Ngân hàng không đủ.
Phần quan trọng nhất của Chương 2 là tác giả đã phân tích, đánh giá dựa trên những thông tin thu thập được và thực tế nghiên cứu để đưa ra những nhận định về những điểm đã làm được và những điểm còn hạn chế, những nguyên nhân chính của gây ra những hạn chế này của VCB Huế trong công tác cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn. Đúc rút từ những nghiên cứu thực tế mà tác giả đã trình bày tại Chương 2, trong Chương 3 tác giả sẽ đánh giá, dự báo về sự phát triển của doanh nghiệp lớn tại Việt Nam nói chung và đưa ra những giải pháp mang tính cụ thể để VCB Huế có thể nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn cũng như phát triển được thị phần cho vay đối với nhóm đối tượng này.
- Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng nhằm giảm tỷ lệ nợ nhóm 2 đạt mức chỉ tiêu của Hội sở chính đề ra và giảm tỷ lệ nợ xấu trong khối khách hàng doanh nghiệp đến mức thấp nhất. Nhìn chung định hướng phát triển hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn của VCB Huế là khá phù hợp với khả năng thực tế và xu hướng chung của hệ thống NHTM, cũng như dần đáp ứng được nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp trên địa bàn.
Điểm xếp hạng tín dụng đối với một khách hàng doanh nghiệp lớn là một trong những cơ sở để cán bộ thẩm định có thể nhận định về tình hình kinh doanh của khách hàng, tình hình quan hệ tín dụng với VCB và các tổ chức tín dụng khác trên cơ sở các yếu tố tài chính và phi tài chính; so sánh với các khách hàng cùng ngành. Việc đánh giá theo mô hình PD áp dụng thay thế cho các chương trình xếp hạng tín dụng cũ sẽ giúp VCB sử dụng trong các quyết định tín dụng, bao gồm: xếp hạng tín dụng khách hàng, quyết định cấp tín dụng, biện pháp bảo đảm, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, quyết định lãi suất cho vay đối với từng đối tượng, từng nhóm khách hàng,.
Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam VCB Huế là chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nên về mặt chính sách và định hướng phát triển, chi nhánh chịu sự chi phối vào định hướng chung của VCB. Ngoài ra, từ những thực trạng đã được đánh giá tại Chương 2, tác giả cũng đã đưa ra những kiến nghị với VCB nhằm hoàn thiện hơn trong chính sách cho vay và kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm tháo gỡ những khó khăn, tạo điều kiện cho sự phát triển lành mạnh và bền vững cho các doanh nghiệp lớn.