MỤC LỤC
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng quản lý giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, luận văn đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường Trung học phổ thông huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.
Xây dựng phiếu điều tra với các loại câu hỏi đóng, mở dành cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh nhằm thu thập thông tin trên diện rộng một cách khách quan về thực trạng giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Xin ý kiến của chuyên gia, những người có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm về chuyên ngành, phương pháp sư phạm, năng lực quản lý để tìm kiếm các kết luận thỏa đáng trong việc đánh giá thực trạng và trong việc đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh ở trường trung học phổ thông.
Ông đưa ra quan niệm: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp v.v…) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ), cùng các phẩm chất của mình rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như tính trung thực, khách quan, ý chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học…) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó” [21]. Từ khái niệm về năng lực, tự chủ, tự học có thể hiểu: Năng lực tự chủ và tự học của học sinh là khả năng học sinh làm chủ được hành vi, suy nghĩ, tình cảm của mình trong mọi hoàn cảnh, điều kiện sống nhằm thực hiện thành công hoạt động tìm tòi, lĩnh hội tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo, qua đó hình thành ở cá nhân những tri thức khoa học, năng lực mới phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn.
- Giáo dục khả năng tự lực cho học sinh: Giáo dục cho học sinh biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; không đồng tình với những hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại; Giáo dục thực hiện thời gian biểu theo quy định của nhà trường, xây dựng và quản lí thời gian của bản thân; Chăm sóc bản thân vệ sinh cá nhân, rèn luyện sức khỏe, trồng rau, cây, tăng gia sản xuất, gói bánh. - Phương pháp thi đua, khen thưởng: Thầy, cô giáo tổ chức việc thi đua với những mục tiờu cụ thể, rừ ràng và thiết thực, động viờn tất cả học sinh hăng hái tham gia phong trào thi đua với động cơ đúng đắn, sáng tạo nhiều hình thức mới mẻ, hấp dẫn, so sánh công khai những kết quả đạt được trong thi đua, tiến hành sơ tổng kết, thi đua đều đặn, biểu dương, khen thưởng công bằng và thích đáng các cá nhân và tập thể đạt thành tích cao hoặc nhiều nỗ lực trong thi đua.
Chỉ đạo TCM, GV thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho HS gắn khối kiến thức đáp ứng chương trình GDPT 2018 với điều kiện thực tiễn tại địa bàn; Hiệu trưởng cần chỉ đạo giáo viên trong sử dụng phương pháp giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh phải gắn liền với đời sống thực tiễn của xã hội, của cả nước và địa phương, phải nhạy bén với tình hình chuyển biến của địa phương và của cả nước, đưa những thực tiễn đó vào những giờ lên lớp, vào những hoạt động của nhà trường để giáo dục các em học sinh. Hiệu trưởng cần tổ chức nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh và chính quyền địa phương về công tác giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp; Xây dựng chương trình giáo dục năng lực tự chủ và tự học lồng ghép với các chủ đề hoạt động ngoài giờ lên lớp; Thực hiện kế hoạch hóa công tác giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh thông qua tiết học hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm; Phát huy vai trò tự quản của học sinh trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Năng lực tự chủ và tự học của học sinh là khả năng học sinh làm chủ được hành vi, suy nghĩ, tình cảm của mình trong mọi hoàn cảnh, điều kiện sống nhằm thực hiện thành công hoạt động tìm tòi, lĩnh hội tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo, qua đó hình thành ở cá nhân những tri thức khoa học, năng lực mới phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn. Quản lý giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh ở trường trung học phổ thông là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý (hiệu trưởng) đến đối tượng quản lý (giáo viên, học sinh) để chỉ huy, điều khiển, liên kết các yếu tố nhằm làm cho quá trình giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh trong nhà trường diễn ra có hiệu quả.
Hạn chế, yếu kém: Việc soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của người học tuy đã được triển khai có hiệu quả xong vẫn còn một số giờ dạy chưa thể hiện được nội dung đổi mới, sáng tạo, chưa tạo ra được hứng thú học tập cho HS. Một bộ phận nhỏ HS chưa có ý thức trong học tập và rèn luyện, động cơ học tập chưa đúng đắn, còn vi phạm nội quy nhà trường như: nghỉ học tùy tiện không có lí do, sử dụng điện thoại trong giờ học.
Ý kiến của cô Lê Thị T - GV trường THPT Bản Ngà cho biết: “Để hình thành năng lực tự học cho HS, cần xây dựng hệ thống nội dung học tập logic, chặt chẽ và hướng dẫn HS chiếm lĩnh nội dung đó bằng các việc làm cụ thể của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cụ thể, sao cho đạt kết quả chắc chắn, qua đó nhằm khuyến khích và khơi gợi HS tự tìm hiểu, tự khám phá kiến thức mới gần giống như cái đã học, trong phạm vi khả năng có thể của mỗi em”. Qua phỏng vấn thầy Ma Văn L – TTCM chia sẻ: “Ở nhà trường tồn tại hai nhóm tuổi cũng ảnh hưởng đến công tác GDNL TC&TH cho HS: với GV có kinh nghiệm thì quá trình kết hợp không có quá nhiều khó khăn, tuy nhiên còn một bộ phận GV trẻ cả tuổi đời và tuổi nghề, việc hiểu hết đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS chưa nhiều, còn bỡ ngỡ và lúng túng nên chưa say mê và nhiệt huyết với công tác GDNL TC&TH.
Hiệu trưởng các trường chưa tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm theo kỳ học, năm học, điều này là hạn chế lớn để CBQL, GV cùng nhìn nhận lại thực trạng công tác phát triển năng lực TC&TH cho HS ở các trường từ đó mà có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp. CBQL là người trực tiếp quản lý và chỉ đạo toàn bộ các hoạt động phát triển năng lực TC&TH cho HS theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT nên nhận thức của CBQL càng đầy đủ về tầm quan trọng của GDNL TC&TH cho HS trong việc nâng cao chất lượng GD nói chung, chất lượng dạy học nói riêng thì làm cho quá trình quản lý trở nên khoa học hơn.
- Công tác GD năng lực TC&TH cho HS gặp nhiều khó khăn, chưa huy động được các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường tham gia GD, chưa vận động được các nguồn kinh phí, thực hiện xã hội hóa GD trong lĩnh vực GD năng lực TC&TH choHS. Hiệu trưởng các trường đã thực hiện các chức năng quản lý GDNL TC&TH tương đối thường xuyên: Công tác lập kế hoạch GDNL TC&TH cho HS THPT đã được triển khai với nhiều nội dung, thể hiện được sự sát sao của CBQL nhà trường với công tác GD này.
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC NĂNG LỰC TỰ CHỦ VÀ TỰ HỌC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
+ Biện pháp “Phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong và ngoài trường trong tổ chức GDNL TC&TH cho HS THPT” nhằm giúp CBQL được đồng hành cùng nhiều LL, phát huy sức mạnh các LLGD đa dạng nên tăng hiệu quả trong quản lý và thực thi. Mỗi biện pháp đề xuất có tác động khác nhau nên khi áp dụng phải lựa chọn đồng thời các biện pháp này, đồng thời không nên tuyệt đối hóa biện pháp nào, mỗi biện pháp không phải là chìa khóa vạn năng nên phải linh hoạt vận dụng theo điều kiện nhà trường, đặc điểm HS và đội ngũ GV.
Kết quả khảo nghiệm cho thấy: Biện pháp “Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS về sự cần thiết phải GDNL TC&TH” đạt 2.7 điểm; Biện pháp “Chỉ đạo TCM xây dựng nội dung kế hoạch GDNL TC&TH cho HS THPT” đạt 2.67 điểm; Biện pháp “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực GDNL TC&TH cho đội ngũ GV THPT” đạt 2.63 điểm; Biện pháp “Phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong và ngoài trường trong tổ chức GDNL TC&TH cho HS THPT” đạt 2.43 điểm; Biện pháp “Đầu tư các nguồn lực phục vụ GDNL TC&TH cho HS THPT” đạt 2.6 điểm; Biện pháp “Kiểm tra, đánh giá công tác GDNL TC&TH cho HS THPT” đạt 2.47 điểm, như vậy các biện pháp đều có mức độ cần thiết cao. “Phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong và ngoài trường trong tổ chức GDNL TC&TH cho HS THPT” đạt 2.50 điểm; Biện pháp “Đầu tư các nguồn lực phục vụ GDNL TC&TH cho HS THPT” đạt 2.57 điểm; Biện pháp “Kiểm tra, đánh giá công tác GDNL TC&TH cho HS THPT” đạt 2.53 điểm, như vậy các biện pháp đều có tính khả thi cao.
Qua khảo nghiệm tính khả thi và sự cần thiết của các biện pháp quản lý giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh ở các trường THPT huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng có thể thấy rằng các biện pháp mà tác giả đề xuất là cần thiết và có tính khả thi. - Có chế độ động viên, khen thưởng kịp thời đối với cá nhân và tổ chức đoàn thể trong nhà trường làm tốt hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học, đặc biệt khuyến khích các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường phối hợp tổ chức các giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh thông qua các điều kiện sẵn có của địa phương, nhà trường và gia đình học sinh.
Evrim Ustunluoglu (2009), Autonomy in language learning: Do students take responsibility for their learning, Journal of Theory and Practice in Education Articles /Makalele 2009, 5 (2):148-169. Hedayat Mahmoudi, Masoud Asadi*, Ph.D , 2016, The Relationship among Autonomy, Self-Efficacy, and Critical Thinkingof Iranian Upper- Intermediate EFL Learners, Language Education Studies Volume (2), Issue (2), pp.16-25.