MỤC LỤC
Vì vậy, tăng quy mô vốn điều lệ hiện nay đang là xu thế phát triển của hầu hết các NHTM, nó quyết định khả năng cạnh tranh của các NHTM trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính nói chung và đáp ứng nhu cầu vốn vay của các doanh nghiệp nói riêng trong nền kinh tế. Đó chính là thông tin về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh, về môi trường kinh doanh, kinh tế chính trị xã hội, pháp luật,… Nắm vững thông tin sẽ giảm thiểu rủi ro do thiếu thông tin hoặc tình trạng thông tin không cân xứng ảnh hưởng tới hoạt động cho vay. Ngược lại, nếu nền kinh tế đang trong giai đoạn kém phát triển, lạm phát, đầu tư không mang lại hiệu quả, các hoạt động sản xuất bị thu hẹp, nhu cầu đầu tư giảm, các nguồn vốn cho đầu tư cũng bị thu hẹp thì ngân hàng cũng không thể mở rộng hoạt động cho vay được.
Chính vì vậy, mở rộng cho vay có hiệu quả của ngân hàng đối với loại hình doanh nghiệp này cũng là một giải pháp tạo nên mối liên kết trong kinh doanh giữa các đơn vị kinh tế trong nước trước bối cảnh thị trường bị cạnh tranh khốc liệt.
1993: Là Ngân hàng TMCP đầu tiên của TP.HCM khai truơng chi nhánh tại Hà Nội, phát hành kỳ phiếu có mục đích và thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh từ Hà Nội đi TP.HCM và ngược lại, góp phần giảm tình trạng sử dụng tiền mặt giữa 2 trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước. 1999: Khánh thành trụ sở tại 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP.HCM, là thông điệp khẳng định Sacombank sẽ gắn bó lâu dài, cam kết đồng hành cùng khách hàng, cổ đông, nhà đầu tư và các tổ chức kinh tế trên bước đường phát triển. 2002: Tập đoàn Tài chính Dragon Financial Holdings (Anh Quốc) tham gia góp 10% vốn điều lệ của Sacombank, mở đường cho việc tham gia góp vốn cổ phần của Công ty Tài chính Quốc tế (International Finance Corporation – IFC, trực thuộc World Bank) vào năm 2002 và Ngân hàng ANZ vào năm 2005.
Nhờ vào sự hợp tác này mà Sacombank đã sớm nhận được sự hỗ trợ về kinh nghiệm quản lý, công nghệ ngân hàng, quản lý rủi ro, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực từ các cổ đông chiến lược nước ngoài. 2004: Là doanh nghiệp đầu tiên được phép thành lập Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VietFund Management - VFM), là liên doanh giữa Sacombank (nắm giữ 51% vốn điều lệ) và Dragon Capital (nắm giữ 49%. vốn điều lệ). - Tháng 06, khai trương chi nhánh tại Phnôm Pênh, hoàn thành việc mở rộng mạng lưới tại khu vực Đông Dương, góp phần tích cực trong quá trình giao thương kinh tế của các doanh nghiệp giữa ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia.
- Tháng 09, chính thức hoàn tất quá trình chuyển đổi và nâng cấp hệ thống ngân hàng lừi (core banking) từ Smartbank lờn T24, phiờn bản R8 tại tất cả cỏc điểm giao dịch trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, chi nhánh đã chủ động cơ cấu lại nguồn huy động và sử dụng vốn, đảm bảo cơ cấu tài sản hợp lý; kiểm soát được mọi hoạt động, đảm bảo các giao dịch an toàn, có lãi; hoàn thiện mô hình tổ chức mới theo TA2; xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, nâng cao hình ảnh của Sacombank. Các chỉ đạo điều hành được cụ thể hoá tới từng công việc, từng đơn vị, từng người trên nguyên tắc các vấn đề quan trọng được tiến hành thực hiện công khai kết hợp việc ra quyết định gắn với trách nhiệm của Ban giám đốc và đội ngũ lãnh đạo cấp phòng.
Chi nhánh cũng hoàn thiện việc cải tạo cơ sở vật chất và môi trường làm việc của chi nhánh, đảm bảo thu nhập cán bộ, đời sống cán bộ không ngừng được nâng cao nhằm phát huy sức sáng tạo sự gắn bó của người lao động với chi nhánh. Năm 2011 với nhiều biến động phức tạp của nền kinh tế thế giới và tình hình kinh tế trong nước, tập thể cán bộ nhân viên người lao động của chi nhánh Sacombank Thủ Đô đã phấn đấu không ngừng, vượt qua khó khăn để hoàn thành kế hoạch kinh doanh được giao.
Trong suốt thời gian hoạt động, Sacombank chi nhánh Thủ Đô đã không ngừng mở rộng hoạt động cho vay đến tất cả các đối tượng khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, vừa phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng, vừa tạo thêm thu nhập cho ngân hàng. Năm 2011, tỷ trọng doanh nghiệp lớn trong tổng doanh nghiệp tăng lên đó là một dấu hiệu đáng mừng trong hoạt động cho vay của chi nhánh vì chỉ khi tạo được thế đứng và uy tín thì mới có nhiều doanh nghiệp tìm đến ngân hàng đặc biệt là các doanh nghiệp lớn. Ngoài ra, chi nhánh còn chủ động áp dụng lãi suất ưu đãi với các doanh nghiệp làm ăn kinh doanh có hiệu quả, có uy tín tốt và thực hiện chính sách khoán đối với từng cán bộ tín dụng tại Hội sở của chi nhánh cũng như phòng giao dịch.
Trước kia, thông thường khi tiến hành cho vay các DNNVV, Sacombank Thủ Đô thường có xu hướng cho vay ngắn hạn vì nó cũng hợp với chính đặc điểm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung và DNNVV tại chi nhánh nói riêng là nhu cầu vốn nhỏ, thường là vốn lưu động, sản xuất kinh doanh ngắn hạn, thu lợi nhuận ngay. Năm 2008, chi nhánh mới đi vào hoạt động được 1 năm nên chưa tạo lập được nhiều mối quan hệ với khách hàng, và để đảm bảo an toàn cho món vay thì với thời gian vay vốn càng ngắn độ an toàn càng cao, là một trong những lý do mà tỷ trọng dư nợ ngắn hạn các DNNVV trong năm này cao (chiếm 67%). Sự dịch chuyển này chứng tỏ chi nhánh đã có cái nhìn thông thoáng hơn rất nhiều đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, quan hệ tín dụng mở rộng mọi thành phần kinh tế (tập trung nhiều vào thành phần kinh tế ngoài quốc doanh), chứ không chỉ thu hẹp trong khối doanh nghiệp Nhà nước như.
Sự tăng lên này cho thấy chi nhánh có xu hướng tăng cho vay không có tài sản đảm bảo đối với các DNNVV, điều này cũng phản ánh chính sách khách hàng của chi nhánh là căn cứ vào phân loại khách hàng của chi nhánh chứ không chỉ căn cứ vào mỗi loại hình doanh nghiệp. Vì vậy mà chất lượng tín dụng ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế nói chung và loại hình DNNVV nói riêng ngày càng cải thiện, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao hơn, đây là dấu hiệu đáng mừng cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Chi nhánh đã luôn quan tâm, phát triển tín dụng gắn với nâng cao chất lượng tín dụng thông qua việc tập huấn, nâng cao chất lượng thẩm định dự án, kiểm tra, theo dừi trước, trong và sau khi cho vay để đảm bảo an toàn cho cỏc khoản vay của ngân hàng.
Nguyên nhân đầu tiên xuất phát từ chính quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu nhỏ, năng lực tài chính chưa cao, giá trị tài sản thấp, nếu doanh nghiệp chưa tạo được uy tín bằng năng lực kinh doanh thì rất khó tiếp cận được vốn vay từ các ngân hàng. Hầu hết các DNNVV đều là các doanh nghiệp tự doanh, tham gia trên thị trường không có định hướng chiến lược, không xây dựng được kế hoạch sản xuất kinh doanh lâu dài, thiếu các thông tin thị trường nên khó tiếp cận, nắm bắt được cơ hôi đầu tư, khó xây dựng được một dự án thuyết phục. Từ phía Nhà nước: Cơ chế pháp lý còn thiếu đồng bộ, hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng của ngân hàng mặc dù đã được bổ sung, sửa đổi thường xuyên nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc, chưa đáp ứng được những đòi hỏi thực tế.
Từ môi trường kinh tế: Trong những năm trở lại đây, đi đôi với mức tăng trưởng kinh tế cao là tỷ lệ lạm phát lớn, giá vàng tăng nhanh, hàng hoá sản xuất ra không tiêu thụ được, người dân không gửi tiền tiết kiệm nữa mà mua vàng cất trữ làm chi phí huy động của chi nhánh tăng kéo theo lãi suất cho vay DNNVV cũng không nhỏ làm hạn chế việc mở rộng cho vay.