MỤC LỤC
Trường hợp được bảo hiểm với số tiền bảo hiểm đặc biệt, sẽ thanh toán các chi phí: điều trị, tiền phòng + ăn, xét nghiệm, X-quang, thuốc điều trị, truyền máu, ô xy, huyết thanh, quần áo bệnh viện và trợ cấp giảm thu nhập nhưng tối đa mỗi ngày không quá 0,3% số tiền bảo hiểm ghi trên Giấy chứng nhận/. Trường hợp được bảo hiểm với số tiền bảo hiểm đặc biệt, sẽ thanh toán các chi phí: hội chẩn, gây mê, hồi sức, mổ (kể cả chi phí phòng mổ) và trường hợp phải mổ lại trong vòng 90 ngày sau ca mổ này, nhưng tối đa không quá định mức trong "Bảng tỷ lệ trả tiền phẫu thuật".
Số tiền bảo hiểm: Cũng được ấn định thành nhiều mức để người tham gia bảo hiểm lựa chọn cho phù hợp với khả năng tài chính của họ. Phí bảo hiểm và chi trả tiền bảo hiểm: về nguyên tắc giống như bảo hiểm tai nạn con người 24/24 và bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật bởi vì đây là nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp cả tai nạn và sức khỏe.
- Phí bảo hiểm: Vì thực hiện bảo hiểm bắt buộc nên phí bảo hiểm được tính vào giá vé. - Nếu hành khách bị tai nạn nhẹ, tạm thời: Số tiền chi trả có thể tính theo chi phí thực tế nằm viện, điều trị.
Nếu chuyến đi của NĐBH không thực hiện được đúng như dự định trong thời hạn bảo hiểm do gặp phải bão lụt, hỏa hoạn, động đất, hoặc đường xá, cầu cống, phương tiện chuyên chở bị hư hỏng thì thời hạn bảo hiểm sẽ tự động kéo dài cho tới khi hoàn thành chuyến mà không phải nộp thêm phí bảo hiểm. + Trường hợp NĐBH bị thương tật do tai nạn thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm theo quy định tại “Bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm thương tật” ban hành kèm theo Quyết định số 05/ TC-BH ngày 02/01/1993 của Bộ Tài chính.
TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HỈÊM CON NGƯỜI PHI NHÂN THỌ TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ. - Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:. Điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty. PVI Hùng Vương là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty cổ phần BHDK Việt Nam, hạch toán phụ thuộc và được Tổng công ty giao cho Công ty BHDK Thăng Long quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh. Các phòng ban được chia thành 3 khối:. Phòng hành chính kế toán: Xây dựng các chỉ tiêu về chi phí và lợi nhuận hàng năm và phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty đồng thời thực hiện luôn công tác nhân sự cho công ty. CTY BHDK HÙNG VƯƠNG KHỐI PHềNG KD KHỐI CÁC. Phòng Hành Chính Kế Toán. Phòng Giám Định Bồi Thường. Phòng BH Hàng. hải Tài sản. Phòng BH Kỹ thuật Phòng. Xe cơ giới-. Phòng KD KV Đống. Phòng KD KV Hà Đông. Phòng KD KV Việt. Phòng KD KV Lào Cai CTY BH DẦU KHÍ. KHỐI PHềNG QL. Phòng giám định bồi thường: Thực hiện công việc tiếp nhận, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ khiếu nại và xét giải quyết bồi thường. Phòng Bảo hiểm hàng hải Tài sản, Phòng Bảo hiểm kỹ thuật và Phòng Bảo hiểm xe cơ giới, con người và quản lý đại lý làm nhiệm vụ khai thác các loại hình bảo hiểm được giao và quản lý đại lý. Khối các văn phòng khu vực gồm 4 phòng đóng tại 4 tỉnh, hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại địa bàn hoạt động. Quá trình hình thành của PVI Thăng Long. Tiền thân của PVI Thăng Long là Phòng bảo hiểm I được thành lập vào 1/2001. Đến đầu năm 2002 từ phòng Bảo hiểm I chuyển thành Chi nhánh phía Bắc trên cơ sở cán bộ khung của phòng Bảo hiểm I tại 589 Kim Mã, Hà Nội. Sau một thời gian hoạt động đến năm 2004 chuyển chi nhánh phía Bắc vào 78 Trần Phú, Hà Đông. Cuối năm 2005, chuyển chi nhánh phía Bắc tới số 10, Trần Phú, Hà Đông và đổi tên thành chi nhánh Công ty BHDK khu vực Tây Bắc. Tháng 4/2007, đổi tên chi nhánh BHDK khu vực Tây Bắc thành Công ty BHDK khu vực Tây Bắc. Phạm vi hoạt động kinh doanh của PVI Thăng Long và sản phẩm công ty cung cấp. a) Phạm vi hoạt động kinh doanh của PVI Thăng Long. Nhiệm vụ kinh doanh được Tổng công ty BHDK giao cho là khai thác, cung cấp các dịch vụ Bảo hiểm trong và ngoài ngành Dầu khí trong đó có các. đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí tại thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. PVI Thăng Long thực hiện khai thác bảo hiểm ngoài nghành tại 13 tỉnh thành Tây Bắc Việt Nam bao gồm: Hà Nội, Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Tây. Trong đó Hà Nội là thị trường chiến lược, hầu hết các đơn bảo hiểm về vật chất xe cơ giới và các đơn liên quan đến dự án được khai thác tại đây. Các tỉnh khác như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh được coi là các thị trường tiềm năng. Tại đây BHDK Thăng Long đã xây dựng được mạng lưới pháp nhân và thành lập các văn phòng khu vực. Hiện nay, BHDK Thăng Long đã có 32 đại lý pháp nhân ở khắp các tỉnh trong khu vực thị trường đảm nhận. PVI Thăng Long cũng như các đơn vị thành viên khác của PVI không tiến hành hoạt động tái bảo hiểm và đầu tư. Tuy nhiên PVI Thăng Long có quyền giới thiệu các nhà nhận tái bảo hiểm để Tổng Công ty xem xét. Trong hoạt động khai thác bảo hiểm, Tổng Công ty có phân mức trách nhiệm mà PVI Thăng Long được cấp đơn. Theo đó hạn mức trách nhiệm được phân chia cụ thể theo từng nghiệp vụ và những trường hợp đặc trưng của các nghiệp vụ đó. Khi gặp những trường hợp vượt mức trách nhiệm, PVI Thăng Long phải có văn bản gửi về Tổng Công ty để xin ý kiến và nhận sự chỉ đạo trực tiếp hoặc chuyển toàn bộ hồ sơ về Tổng Công ty. Khi tiến hành khai thác ngoài khu vực hoạt động theo quyết định, PVI Thăng Long phải thực hiện báo cho đơn vị được Tổng Công ty phân công hoạt động ở khu vực đó và phòng có chức năng quản lý biết để tránh cạnh tranh nội bộ không lành mạnh. b) Các loại hình bảo hiểm PVI Thăng Long cung cấp. - Bảo hiểm con người. Bảo hiểm tai nạn cá nhân. Bảo hiếm sinh mạng. Bảo hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật. Bảo hiểm du lịch trong nước. Bảo hiểm người Việt Nam đi du lịch nước ngoài. Bảo hiểm tai nạn cá nhân đối với người nước ngoài, mức trách nhiệm trên 10.000$. - Bảo hiểm Kỹ thuật. Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng Bảo hiểm mọi rủi ro lắp đặt Bảo hiểm đổ vỡ máy móc. - Bảo hiểm xe cơ giới. Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba và đối với hành khách trên xe. Bảo hiểm TNDS của xe đối với hàng hoá trên xe. Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe và người ngồi trên xe máy và người ngồi trên ô tô. Bảo hiểm vật chất xe. - Bảo hiểm Tài sản. Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản. Bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt Bảo hiểm tiền gửi. - Bảo hiểm Hàng hải. Bảo hiểm thân tàu. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự Bảo hiểm tai nạn thuyền viên. Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường không, đường sắt, đường bộ, đường thuỷ. PVI Thăng Long phát triển toàn diện, đồng đều các nghiệp vụ bảo hiểm, chú trọng bảo hiểm kỹ thuật, bảo hiểm hàng hải đồng thời tập trung vào mục tiêu phát triển bảo hiểm xe cơ giới, con người và cháy nổ, tài sản theo định hướng của Tổng công ty. Tình hình hoạt động của PVI Thăng Long. a) Hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Kết quả hoạt động kinh doanh. Xuất thân từ văn phòng khu vực một và mới đổi thành chi nhánh phía Bắc cuối năm 2002 nên trong những năm đầu doanh thu không cao. Đến cuối năm 2005, khi chi nhánh phía Bắc chuyển thành công ty thành viên trực thuộc Tổng công ty,. quy mô được mở rộng, đội ngũ cán bộ cũng dày dạn và đông đảo hơn,đánh dấu một bước tiến đáng kể trong quá trình phát triển của Công ty. Còn lại là các nghiệp vụ khác, chiếm 67%. Năm 2006 PVI Thăng Long đã thực hiện một số dự án bảo hiểm lớn cho các khách hàng như: Bảo hiểm tàu cho Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, bảo hiểm công trình cho PMU Thăng Long, PMU 2, Nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Thủy điện Đồng Nai 3, Dự án Trung tâm Thương mại Dầu khí, bảo hiểm máy móc thiết bị cho CAVICO Việt Nam, bảo hiểm hàng hóa cho DAEWOO Hanel.. Việc tăng trưởng doanh thu qua các năm vừa qua có bước tiến đáng kể, tuy nhiên tính chất tăng trưởng không ổn định, tỷ lệ doanh thu của nghiệp vụ có tái tục và tỷ lệ doanh thu tái tục hàng năm thấp. Trong cơ cấu tổng doanh thu, doanh thu của nghiệp vụ kỹ thuật, bảo hiểm cho các dự án chiếm hơn 40%, đây là sản phẩm không tái tục hàng năm, phí bảo hiểm thường tái tục vào cuối năm, vì vậy đơn vị khó chủ động về việc thực hiện kế hoạch kinh doanh doanh hàng tháng và kế hoạch kinh doanh cho các năm tiếp theo. Trong khi đó các nghiệp vụ Tài sản, hàng hải có tỷ trọng thấp, xu hướng giảm so với năm trước, nguyên nhân một phần là do có sự thay đổi nhiều về nhân sự cũng như thay đổi về cơ cấu phòng kinh doanh, tuy nhiên nguyên nhân quan trọng hơn đó là vấn đề khách hàng tái tục cho nghiệp vụ này ở mức thấp, điều này đánh. giá khả năng phục vụ khách hàng ở khâu sau bán hàng của PVI Thăng Long là chưa tốt. Vấn đề này phải được khắc phục ngay trong năm 2008. b) Hoạt động quản lý đại lý. PVI Thăng Long thực hiện quản lý đại lý hệ thống đại lý theo vùng, miền, giữ và xây dựng mới đại lý pháp nhân có cự ly không xa trụ sở của công ty và của Văn phòng khu vực, đồng thời chuyển hướng kinh doanh mạnh vào các hệ thống ngân hàng, các công ty tài chính, các doanh nghiệp và đơn vị thành viên Bộ công thương…. c) Công tác giám định bồi thường. - Song song với việc thắt chặt quản lý hệ thống đại lý, quản lý rủi ro ngay từ khi cấp đơn, bộ phận giám định bồi thường của Công ty phải nâng cao năng lực, trình độ tác nghiệp đặc biệt phải hạn chế được tối đa hiện tượng trục lợi bảo hiểm ngay từ khâu giám định, hạn chế số tiền bồi thường của nghiệp vụ XCG, CN trong năm 2008 xuống dưới 45% doanh thu, tạo cơ sở để giảm tỷ lệ bồi thường của nghiệp vụ này trong những năm tiếp theo.
( Bảo hộ lao động, các quy định về an toàn lao động..), Các thông tin về tình trạng sức khỏe của người được yêu cầu bảo hiểm ( thực hiện kiểm tra sức khỏe nếu cần), Phạm vi địa lý của các hoạt động kinh doanh mà người được bảo hiểm thực hiện, Mức độ tích tụ rủi ro cao nhất có thể xảy ra về số lượng người và mức trách nhiệm có thể phát sinh. - Khách hàng làm trong hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc các nghành ở mức độ rủi ro cao ( Công nhân hầm mỏ, lao động dưới nước..) nhưng lại không được trang bị hoặc thiếu các thiết bị an toàn hoặc không được tập huấn về phòng chống rủi ro.
- Kê khai không trung thực các thông tin về rủi ro yêu cầu bảo hiểm và người được bảo hiểm đối chiếu với các thông tin thu được trong quá trình giám định trực tiếp. - Phạm vi làm việc của người yêu cầu bảo hiểm ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam ( Trừ khi được lãnh đạo công ty đồng ý).
+ Danh sách người được bảo hiểm ( Số lượng, tên tuổi, giới tính, nghề nghiệp). khách hàng, lập thành văn bản nội dung thay đổi và thông báo tới các bộ phận liên quan. Các thay đổi ảnh hưởng đến rủi ro được bảo hiểm nếu cần sẽ phải tính thêm phí. Bản sửa đổi bổ sung thay cho các thay đổi này được lưu cùng các tài liệu đã có. Nếu có sự kiện bảo hiểm, cán bộ khai thác/ Phòng kinh doanh phải phối hợp với bộ phận giám định bồi thường để giải quyết. Mọi ý kiến phản hồi của khỏch hàng phải được ghi nhận và theo dừi, giải quyết theo Quy trình đánh giá chất lượng phục vụ khách hàng. Đối với những hợp đồng bảo hiểm có tổng mức trách nhiệm lớn, khi kết thúc thời hạn bảo hiểm, khai thác viên phải lập báo cáo tổng kết gửi cho lãnh đạo công ty. Đối với những hợp đồng bảo hiểm có số lần tổn thất nhiều hoặc mức độ tổn thất cao trong suốt thời hạn bảo hiểm, Phòng kinh doanh cần thực hiện tính toán lại hiệu quả kinh doanh và đánh giá lại mức độ rủi ro về dịch vụ bảo hiểm báo cáo lãnh đạo xem xét trước khi cấp GCNBH bổ sung, tái tục hợp đồng. Hồ sơ khai thác bao gồm. - Giấy yêu cầu bảo hiểm. - Bản đánh giá rủi ro. - Giấy chứng nhận bảo hiểm, Hợp đồng. - Mẫu đơn, quy tắc bảo hiểm. - Danh sách tên người được bảo hiểm. - Thông báo thu phí bảo hiểm. - Các giấy tờ liên quan khác. b) Tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm Con người tại PVI Thăng Long. Song đến nay, Công ty đã cố gắng khai thác cả thị trường bên ngoài nghành để mở rộng thêm đối tượng khách hàng tiềm năng của mình (Học sinh, sinh viên, giáo viên, các cơ quan đoàn thể ngoài nghành), phục vụ không chỉ lợi ích của Tập đoàn Dầu khí mà còn cả lợi ích của cộng đồng.
PVI Thăng Long luôn quán triệt các khách hàng tham gia bảo hiểm nắm rừ về cỏc bước khiếu nại bồi thường và được tư vấn trợ giỳp khi có tổn thất xảy ra.
- Những chứng từ y tế liên quan đến điều trị tai nạn/ chết (giấy ra viện, giấy chứng thương, phiếu mổ, bảng kê chi phí điều trị..).
Điền hình như Pjico đã triển khai nhiều loại sản phẩm mới như Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn diện cho học sinh với phạm vi bảo hiểm mở rộng cho tất cả những rủi ro xảy ra đối với học sinh tại bất kỳ thời điểm nào trong năm trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam; nhóm bảo hiểm cho các đối tượng, ngành nghề đặc thù như Bảo hiểm tai nạn lao động ngành xây dựng với đối tượng tham gia là người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp xây dựng lắp đặt; Bảo hiểm cho công chức Việt Nam đi công tác nước ngoài ngắn hạn được phục vụ hỗ trợ cấp cứu toàn cầu. Theo lộ trình gia nhập WTO, VN sẽ thực hiện các cam kết như bỏ quy định tái bảo hiểm bảo hiểm 20% cho Công ty Tái bảo hiểm VN (Vinare); cho phép công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài được cung cấp dịch vụ bảo hiểm bắt buộc kể từ ngày 1.1.2008; cho phép thành lập chi nhánh của các công ty bảo hiểm nước ngoài sau 5 năm kể từ khi gia nhập WTO, đối với dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ; cho phép thành lập công ty bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài và không hạn chế số lượng chi nhánh trong nước..Lộ trình này đã và đang làm cho thị trường bảo hiểm trong nước sôi động hơn.