MỤC LỤC
Việc Tổng công ty dần dần tiến hành cổ phần hóa các Công ty con bằng việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu, các công ty Cổ phần có thể huy động thu hút được những khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội, tập trung lại thành những khoản vốn lớn đầu tư vào máy móc trang thiết bị nhằm phục vụ cho việc chế biến sâu các sản phẩm thô, nhằm thu được lợi nhuận cao hơn. Xuất phát từ mục tiêu, lợi ích cũng như tình hình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta nói chung và cụ thể là Tổng công ty khoáng sản TKV, với việc nghiên cứu thực trạng cổ phần hoá để tổng kết những mặt được và những mặt còn tồn tại nhằm đưa ra những giải pháp đẩy nhanh hơn, hoàn thiện hơn quá trình này là một việc làm có ý nghĩa rất quan trọng, cấp thiết trong.
Do vậy em đã chọn đề tài “Giải pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hóa của Tổng công ty Khoáng sản TKV” làm mục tiêu nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÁCH THỨC VÀ QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HểA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM.
Trong nội bộ Cụng ty do phõn định rừ ràng giữa quyền sở hữu và quyền kinh doanh nên tạo cho những người góp vốn tham gia quản lý thật sự công ty và lựa chọn những giám đốc, những thành viên Hội đồng quản trị có tài năng và tích cực, đủ sức đảm nhiệm chức trách, bảo đảm được quyền lợi, lợi ích trách nhiệm của các chủ sở hữu. Với một nền kinh tế đặc biệt là nền kinh tế đang phát triển thì việc đó thu hút nguồn vốn, khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý thông qua liên doanh liên kết với nước ngoài là vô cùng cần thiết để phát triển kinh tế trong nước.
Việc triển khai thực hiện Nghị định 28/1996/NĐ-CP vẫn còn khá nhiều vướng mắc bất cập như phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp, chế độ ưu đãi cho doanh nghiệp và người lao động sau cổ phần hóa.., đây chính là những rào cản bước đầu làm chậm tiến trình cổ phần hóa, tuy nhiên nếu nhìn nhận một cách khách quan thì cổ phần hóa trong giai đoạn này cũng đã đạt được những kết quả khả quan. Cổ phần hoá các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn đã được coi như là một giải pháp có tính chất chiến lược nhằm khắc phục những mặt khiếm khuyết, yếu kém vốn có của cơ chế bao cấp trong doanh nghiệp; huy động được thêm vốn, tạo được động lực và cơ chế quản lý năng động để phát triển, nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một là giá trị tài sản của DNNN trên sổ sách không đúng với giá trị thực tế; Hai là phương thức xác định tài sản không theo thị trường và đôi khi có sự can thiệp của Nhà nước trong các quá trình đấu giá, định giá, niêm yết gây mất niềm tin cho NĐT; Ba là giá trị đất đai đã không được tính đến đúng mức; Bốn là lộ trình CPH các DNNN không được công khai.
Đồng thời nhiều doanh nghiệp cổ phần hóa quan niệm rằng khi tiến hành cổ phần hóa xong vẫn sẽ chịu cái “bóng” Nhà nước quá lớn, nhưng thực tế cổ phần hóa là giai đoạn thí điểm, vừa làm vừa hoàn thiện cơ chế nên vai trò quản lý Nhà nước là rất quan trọng, nếu không sẽ xảy ra tình trạng như các nước là người lao động bị đưa ra ngoài, cơ chế thay đổi liên tục, thay đổi để phù hợp với thực tế, đảm bảo nâng cao hiệu quả, phát huy tính dân chủ của người lao động và huy động được các nguồn lực. Về sản xuất - kinh doanh, Tổng công ty tiếp tục giữ vững và tăng sản lượng các sản phẩm chủ yếu là Thiếc thỏi, tinh quặng Đồng, tinh quặng Kẽm, tinh quặng Crôm, Ilmenit… đảm bảo giá trị tổng sản lượng giai đoạn 2001-2005, Tổng công ty tập trung nhân lực, vật liệu để hoàn thành Dự án: “Tổ hợp Đồng Sin Quyền - Lao Cai”, Nhà máy Kẽm Điện phân Thái Nguyên, và dự kiến sẽ khởi công tổ hợp Bauxít Nhôm (Lâm Đồng).
Từ những phân tích, đánh giá về tình hình kinh tế,chính sách của Nhà nước, từ đó ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp, mà trong khi đó, khi doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, sự minh bạch tài chính trong tiến trình CPH sẽ thu hút nhiều cổ đông tham gia góp vốn khi tin tưởng vào hiệu quả, tiềm năng của doanh nghiệp, góp phần đẩy giá cổ phiếu tăng cao, đồng thời tạo điều kiện làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp khi CPH. Đối với các doanh nghiệp hiện nay, tình trạng chung là chưa có đủ giấy tờ pháp lý về quyền sở hữu tài sản cố định như nhà xưởng, máy móc thiết bị…Việc này có nhiều nguyên nhân, trong đó có việc thưỡng xuyên thay đổi của các luật, văn bản dưới luật, hoặc đơn giản là do một số doanh nghiệp Nhà nước qua nhiều lần bàn giao, sỏp nhập nờn khụng theo dừi một cỏch hệ thống, chuyờn nghiệp… Một số doanh nghiệp đi thuê nhà xưởng, kho bãi của đơn vị khác, sau đó xây các công trình kiến trúc lên hoặc cải tạo sửa chữa với số tiền không nhỏ gây khó khăn cho quá trình cổ phần hoá. Ngoài ra, còn có nguyên nhân từ môi trường kinh doanh như tình trạng độc quyền trong công ty, đặc biệt Tổng công ty khoáng sản TKV lại là một trong những Tổng công ty Nhà nước gần như độc quyền trong ngành khai khoáng ở nước ta nên việc chủ động tìm đến các nhà đầu tư còn hạn chế do tình trạng ỷ lại vào những điều kiện thuận lợi mà mình đã có sẵn, không biết tận dụng những cơ hội trong tiến tình hội nhập, điều đó làm cho doanh nghiệp CPH của Tổng công ty khoáng sản TKV bở mất nhiều cơ hội huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.
Có những biện pháp tháo gỡ cụ thể từ phía Tổng công ty, đặc biệt là tháo gỡ các vướng mắc trong xử lý tài chính, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm hợp đồng, việc làm trước khi cổ phần hóa, phải tìm hiểu nguyên nhân tại sao còn rất nhiều doanh nghiệp trong công ty không muốn tiến hành CPH để tìm được hướng giải quyết đúng đắn và tạo thuận lợi nhằm hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, chỉ đến khi các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, phát triển, tình hình tài chính ổn định, bộ máy lãnh đạo thông suốt thì khi đó, tự bản thân các doanh nghiệp sẽ mong muốn được tiến hành CPH chứ không phải quyết định từ trên Tổng công ty khoáng sản TKV đề ra chỉ tiêu hàng năm. Mở rộng việc bán cổ phần của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản cho người sản xuất và cung cấp nguyên liệu; Nhằm tạo nên sự liên minh vững chắc giữa doanh nghiệp và người cung cấp nguyên liệu, bảo đảm sự vận hành liên tục phát huy hiệu quả của máy móc trang thiết bị..ngoài ra cần tuyên truyền sâu rộng chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp và có cơ chế khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để thu hút những nhà đầu tư chiến lược. Cơ quan chuyên trách này sẽ chịu trỏch nhiệm theo dừi, chỉ đạo và cú đủ thẩm quyền để giải quyết cỏc vấn đề liờn quan đến cổ phần hoá cũng như phối hợp hoạt động của các Bộ, Ngành và các cơ quan hữu quan, đồng thời cũng phải quy định rừ quyền hạn và nhiệm vụ của các cấp cơ quan này, tránh sự “chồng chéo, lấn sân” của nhau, tránh tình trạng cấp trên “bàn vào”, cấp dưới “bàn ra” như trong thời gian vừa qua dẫn tới sự chán nản của các doanh nghiệp muốn cổ phần hoá.
Để có thể đưa những nhận thức đúng đắn trên đây đến tất cả các cơ quan lãnh đạo các ngành, các cấp, đến từng doanh nghiệp và đội ngũ cán bộ công nhân viên lao động làm việc trong doanh nghiệp, Nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về chủ trương, mục tiêu, quan điểm cũng như lợi ích về sự cần thiết của cổ phần hoá trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường.