Thực tiễn quản lý nhà nước về đất đai tại UBND xã Thái Sơn theo nguyên tắc công bằng

MỤC LỤC

Quyền sở hữu và quản lý đất đai

Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”2 Đất đai thuộc sở hữu toàn dân nghĩa là mọi người dân đều có quyền sở hữu về đất đai, có các quyền cơ bản như: quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, được bồi thường, được lựa chọn hình thức sử dụng đất, quyền sử dụng đất lâu dài, quyền cải tạo, bồi bổ đất đai để khai thác có hiệu quả phục vụ cuộc sống. Nhà nước thay mặt toàn dân quản lý và phân bổ đất đai, đảm bảo điều tiết quá trình phân phối công bằng, ngăn ngừa tình trạng số ít chiếm dụng phần lớn đất đai, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận bình đẳng và trực tiếp với đất đai, xóa bỏ tình trạng dùng độc quyền sở hữu đất đai với mục đích bóc lột người sử dụng.

Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai Quy định tại Điều 6 Luật Đất đai năm 2013 gồm

Nhà nước đề ra các chủ trương, quy hoạch sử dụng đất đai hợp lý, trong đó ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp: Luôn có các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho người làm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối có đất sản xuất như: Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; Nghị định số 17/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chỉnh phủ về một số chính sách phát triển thủy sản; Nghị định số 40/2017/NĐ-CP về quản lý sản xuất, kinh doanh muối… Mọi cá nhân, tổ chức sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp trong hạn mức sử dụng đất thì không phải trả tiền sử dụng đất, nếu sử dụng đất này vào mục đích khác thì phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai theo thẩm quyền và phải đóng phí theo quy định; Việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang mục đích khác phải theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của từng địa phương. Mọi trường hợp sử dụng đất đai trên lãnh thổ Việt Nam đều phải được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép thông qua quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất hoặc phải được cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi đã hoàn thiện đầy đủ hồ sơ, thủ tục chuyển quyền theo quy định.

Quy định pháp luật về quản lý đất đai

  • Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đất đai 1. Quy định chung
    • Thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai

      Mọi người dân- chủ thể trực tiếp sử dụng đất đều có các quyền như quyền cho tặng, thừa kế, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại…. về thửa đất mà mình được cấp phép sử dụng. Tuy nhiên khi Nhà nước nhận thấy cần phải phân phối lại đất đai để phù hợp với quy hoạch và nhu cầu sử dụng đất đai hoặc để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích công cộng thì Nhà nước có quyền thu hồi lại đất đai đã cấp cho các cá nhân, tổ chức. Khi đó người sử dụng đất sẽ chấm dứt mối quan hệ đất đai thông qua quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nguyên tắc thứ ba, đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa các lợi ích. Đất đai là tài sản của mỗi quốc gia, phản ánh mối quan hệ về mặt lợi ích giữa cá nhân, tập thể, cộng đồng xã hội. Lợi ích giữa ba nhóm đối tượng này là yếu tố tối quan trọng trong quá trình sản xuất. Vì vậy quản lý đất đai phải đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa các lợi ích trên của người sử dụng đất. Yêu cầu hành lang pháp lý phải có đầy đủ các quy định đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất đồng thời bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội. Không để lợi ích này lấn át lợi ích kia. Để thực hiện được điều đó, Nhà nước quy hoạch đất đai một cách hợp lý, xây dựng kế hoạch sử dụng đất phù hợp theo từng năm, từng giai đoạn; xây dựng cơ chế chính sách về đất đai, quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của nhà nước và người sử dụng đất. Nguyên tắc thứ tư trong quản lý đất đai là đảm bảo đất đai được sử dụng một cách tiết kiệm và đem lại hiệu quả cao nhất. Tiết kiệm và hiệu quả là nguyên tắc của quản lý kinh tế. Thực tế quản lý đất đai cũng là một dạng của quản lý kinh tế nên cũng phải tuân thủ nguyên tắc này vì đất đai là một tài sản đặc biệt có thể trao đổi, mua bán, chuyển nhượng…. làm phát sinh lợi nhuận. Tiết kiệm là cơ sở, là tiêu chí đánh giá hiệu quả. Để thực hiện được nguyên tắc này, Nhà nước cần thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất một cách hiệu quả, hợp lý, có tính khả thi cao tạo tiền đề cho việc sử dụng đất một cách tiết kiệm và hiệu quả. Nghía là phải tận dụng mọi diện tích sẵn có dùng đúng vào mục đích quy định theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Nhà nước khuyến khích các chủ thể trực tiếp sử dụng đất thực hiện việc cải tạo, bồi bổ, đầu tư công sức, của cải làm tăng khả năng sinh lợi từ đất, đảm bảo phát triển bền vững vì mục tiêu trước mắt và lợi ích lâu dài. Quy định chung. Quy định về hệ thống bản đồ địa chính và sổ địa chính. Quy định về điều tra, khảo sát, đo đạc, phân hạng đất. Quy định về đăng ký quyền sử dụng đất, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Quy định về giao đất, đấu giá đất, thu hồi đất, cho thuê đất; bồi thường hỗ trợ và tái định cư. Thông tư 80/2017/TT-BTC ngày 02/8/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định giá trị quyền sử dụng đất, tiền thuê đất, tài sản gắn liền với đất được hoàn trả khi Nhà nước thu hồi đất và việc quản lý, sử dụng số tiền bồi thường tài sản do Nhà nước giao quản lý sử dụng, số tiền hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nhưng không được bồi thường về đất;. Quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thông tư liên tịch 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 04/4/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường;. Thông tư liên tịch 22/2016/BNNPTNT- BTNMT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất;. Thông tư liên tịch 88/2016/TTLT-BTC-BTNMT ngày 22/6/2016 của Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ và trình tự, thủ tục tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai của người sử dụng đất;. Thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai của Việt Nam được quy định tại Điều 24 Luật Đất đai 2013, cụ thể như sau:. Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương. Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường. Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tổ chức dịch vụ công về đất đai được thành lập và hoạt đọng theo quy định của Chính phủ”. Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương bao gồm:. a) Cơ quan quản lý đất đai ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Sở Tài nguyên và Môi trường;. b) Cơ quan quản lý đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Phòng Tài nguyên và Môi trường;. Hướng dẫn, kiểm tra việc điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; việc đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; việc lập và quản lý hồ sơ địa chính, xây dựng dữ liệu địa chính; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật;.

      THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TẠI UBND XÃ THÁI SƠN, HUYỆN HIỆP HềA, TỈNH BẮC GIANG

      Giới thiệu về xã Thái Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang Khái quát về xã Thái Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

      • Giới thiệu chung về UBND xã Thái Sơn, huyện Hiệp Hòa

        Cơ sở hạ tầng của địa phương ngày càng khang trang, sạch đẹp: 100% đường liên xã, đường trục thôn được bê tông hóa; hơn 50% đường giao thông nội đồng được cứng hóa đã tạo điều kiện thuận loại cho việc vận chuyển nông sản, vật tư nông nghiệp, nền nông nghiệp hiện đại dần hình thành; văn hóa xã hội tiếp tục chuyển biến tốt: 5/5 thôn có nhà văn hóa và sân thể thao góp phần làm phong phú đời sống tinh thần cho người nông dân, nhận thức chính trị và vị thế chính trị của giai cấp nông dân ngày càng được nâng lên. Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã;.

        Thực tiễn công tác quản lý nhà nước về đất đai tại UBND xã Thái Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

        • Đánh giá công tác quản lý đất đai của UBND xã Thái Sơn trong những năm qua

          Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương;. tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao. UBND xã Thái Sơn có nhiệm vụ:. Một là, xây dựng, trình HĐND xã quyết định các nội dung sau:. Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND xã;. Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã;. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách xã. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền. Hai là, tổ chức thực hiện ngân sách địa phương. Ba là, Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền cho UBND xã16. Thực tiễn công tác quản lý nhà nước về đất đai tại UBND xã Thái. Bốn là, thực hiện quản lý bản đồ địa chính của xã mình; phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc đo đạc, lập bản đồ địa chính. Năm là, thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo quy định. Sáu là, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm, giai đoạn và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt;. Bẩy là, phối hợp với cac cơ quan chuyên môn hướng dân cá nhân, tổ chức hoàn thiện hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu đất, bồi thường về đất, hỗ trợ và tái định cư;. Tám là, phối hợp với các ngành chức năng hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;. các thủ tục về chuyển nhượng, mua bán, tặng cho liên quan đến đất;. Chín là, lập, quản lý hồ sơ địa chính của địa phương mình. Mười là, thực hiện các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho cá nhân, tổ chức trên địa bàn theo thẩm quyền;. Mười một là, quản lý, sử dụng kinh phí thu được từ đất theo quy định;. Mười hai là, xử lý vi phạm pháp luật về đất đai Mười ba là, hòa giải tranh chấp về đất đai. Mười bốn là, xác nhận, chứng thực các giấy tờ liên quan đến lĩnh vực đất đai. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai của UBND xã Thái Sơn. a) Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai. Ngay sau khi nhận được đơn khiếu nại, tố cáo, công chức chuyên môn phụ trách lĩnh vực tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo của xã (công chức Tư pháp- Hộ tịch) ra văn bản- phiếu tiếp nhận, vào sổ tiếp nhận đơn thư của xã. Sau đó tham mưu. tổ trưởng; các thành viên gồm: công chức Địa chính- Xây dựng, công chức Tư pháp- Hộ tịch, Chủ tịch Mặt trận tổ quốc, trưởng các đoàn thể, Bí thư chi bộ, trưởng thôn của thôn có người khiếu nại, tố cáo). Tổ xác minh có nhiệm vụ xác minh nội dung đơn khiếu nại, tố cáo và gửi báo cáo xác minh cho Chủ tịch UBND xã xem xét, quyết định. Chủ tịch UBND xã trên cơ sở báo cáo xác minh của tổ xác minh, báo cáo của công chức chuyên môn, hồ sơ làm việc thực tế ra thông báo kết luận việc giải quyết khiếu nại, tố cáo gửi cho các bên, cơ quan liên quan theo quy định. b) Công tác hòa giải tranh chấp đất đai.

          17 Báo cáo số 111/BC-UBND ngày 14/8/2018 của UBND xã Thái Sơn về tình hình quản lý nhà nước về đất đai.
          17 Báo cáo số 111/BC-UBND ngày 14/8/2018 của UBND xã Thái Sơn về tình hình quản lý nhà nước về đất đai.