Sự hài lòng của doanh nghiệp đối với dịch vụ thủ tục hải quan: Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng

MỤC LỤC

Cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu

Affiaine Ahmad (2007), “Đánh giá về chất lượng dịch vụ trong ngành Hải quan Malaysia”, Khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Malaya (UM), Kuala Lumpur, Malayxia đã dựa vào thang đo Servqual và đưa ra thang đo với 5 thành phần của chất lượng dịch vụ: sự hữu hình, sự tin tưởng, năng lực phục vụ, sự đáp ứng và sự thấu cảm. Nguồn: Nhóm nhóm tác giả tống hợp Qua bảng tổng hợp (Bảng 1.1), sau khi nghiên cứu các yếu tố trên thì nhóm tác giả nhận thấy rằng có 6 yếu tố phù hợp với đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả và được nhiều nhóm tác giả trước sử dụng để đánh giá chất lượng dịch vụ nói chung và chất lượng về dịch vụ Hải quan nói riêng bao gồm: Ấn tượng, Cảm thông, Đảm bảo, Đáp ứng, Hữu hình, Tin cậy.

Nghiên cứu sơ bộ

Thang đo Yếu tố tin cậy được ký hiệu là TC, thang đo này ban đầu gồm 04 biến quan sát được kế thừa từ nghiên cứu của Phạm Trí Dũng và cộng sự (2011), Nguyễn Xuân Vỹ (2011), sau khi thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn thử NLTT HQ thì thang đo này bổ sung thêm biến quan sát TC5 “Tôi cảm thấy tin tưởng cách làm việc của nhân viên ”) và điều chỉnh từ ngữ cùa một số biến quan sát cho dễ hiểu và phù hợp thực tế. Thang đo Yếu tố hữu hình được ký hiệu là HH, thang đo này ban đầu gồm 05 biến quan sát được kế thừa từ nghiên cứu của Phạm Trí Dũng và cộng sự (2011) và Nguyễn Xuân Vỹ (2011), sau khi thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn thử thì thang đo này bổ sung biến HH6 “Tác phong của Cán bộ hải quan luôn lịch sự”, HH7 “ cú bảng chỉ dẫn rừ ràng” và điều chỡnh từ ngữ của một số biến quan sỏt cho dễ hiểu và phù hợp thực tế.

Bảng 1.2. Thang đo Yếu tố tin cậy
Bảng 1.2. Thang đo Yếu tố tin cậy

Phân tích số liệu

    Tuy nhiờn, độ lớn của òk phụ thuộc vào đơn vị đo lường của cỏc biến độc lập, vỡ thế việc so sánh trực tiếp chúng với nhau, từ đó xác định tầm quan trọng (mức độ giải thích) của các biến độc lập cho biến phụ thuộc, người ta biểu diễn số đo của tất cả các biến độc lập bằng đơn vị đo lường độ lệch chuẩn Beta. Cuối cùng nhằm đảm bảo độ tin cậy của mô hình hồi quy được xây dựng là phù hợp, một loạt các dò tìm sự vi pham các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính cũng được thực hiện gồm: giả định liên hệ tuyến tính, giả định vè phân phối chuẩn của phần dư, giả định về tính độc lập của sai số, đo lường đa cộng tuyến. Qua phân tích nhân tố khám phá EFA sẽ loại bỏ các biến quan sát không đạt độ tin cậy, giá trị hội tụ và phân biệt; đồng thời tái cấu trúc các biến quan sát còn lại vào các yếu tố (thành phần đo lường) phù hợp, đặt cơ sở cho việc hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, các nội dung phân tích tiếp theo.

    Bảng 1.10. Mô tả mẫu nghiên cứu  Tiêu chí
    Bảng 1.10. Mô tả mẫu nghiên cứu Tiêu chí

    Đánh giá kết nghiên cứu

    Cụ thể giá trị trung bình: Khai báo điện tử vẫn còn trục trặc, tồn tại làm ảnh hưởng đến kế hoạch KD của DN (3,52); Áp mã hàng hóa khó khăn, thiếu thống nhất và còn tranh chấp giữa doanh nghiệp và hải quan (4,02); Tính trị giá hàng hóa còn những bất cập, gây khó khăn cho hạch toán KD cũa DN (3,69). Tổng thể mức độ đánh giá của NLTT HQ đều đồng ý với mức cao những tồn tại đối với những công việc nêu trên. Điều này đạt ra cho chúng ta phải cải thiện, phổ biến cách thức, phương pháp áp mã, tính thuế, khai báo àm thủ tục điện tử.

    Các hàm ý quản trị

    CCHQCK CSG cần thường xuyên tổ chức lấy ý kiến phản ánh của NLTT HQ nhằm kịp thời nắm bắt những bất cập trong các khâu nghiệp vụ liên quan đến dịch vụ khách hàng, xử lý nghiêm những tiêu cực, giảm thiểu thời gian làm thủ tục hải quan, tạo sự tin tưởng cao đối với nhân viên Hải quan CCHQCK CSG. Tuyệt đối không để tình trạng nhân viên hải quan nhũng nhiễu, gây khó khăn để vòi tiền khách hàng, giúp cho NLTT HQ không cảm thấy khó khăn và bức xúc khi hợp tác cùng CCHQCK CSG. Để có thể khắc phục, hạn chế những tồn tại, bất cập về áp mã, tính thuế hàng hóa và khai báo làm thủ tục hải quan điện tử, nhóm tác giả sẽ giới thiệu phương pháp, quy trình trong phần 2.

    HẢI QUAN ĐIỆN TỬ

    PHÂN LOẠI HÀNG HểA XUẤT NHẬP KHẨU

      Tuy nhiên có một số hỗn hợp hay hợp chất, thường là các chế phẩm thực phẩm, được tạo thành từ nhiều thành phần nguyên liệu hay các chất khác nhau thuộc các nhóm khác nhau sẽ được phân loại theo quy định của phương pháp 1, nghĩa là hỗn hợp hay hợp chất đó đã được định danh rừ ràng, phự hợp với sự mụ tả của nhúm, phõn nhúm và cỏc chỳ giải của chương, chú giải nhóm. Tuy nhiên, khi hai hay nhiều nhóm mà mỗi nhóm chỉ liên quan đến một phần của nguyên liệu hoặc chất chứa trong hàng hóa là hỗn hợp hay hợp chất, hoặc chỉ liên quan đến một phần của hàng hóa trong trường hợp hàng hóa đó ở dạng là một bộ sản phẩm được đóng gói để bán lẻ thì những nhóm này được coi như thể hiện đặc trưng ngang nhau về những hàng hóa nói trên, ngay cả khi một trong số các nhóm đó có mô tả đầy đủ hơn hoặc chính xác hơn về những hàng hóa đó. Khi hàng hóa không thể áp dụng phương pháp 3(a) theo tiêu chuẩn mô tả đặc trưng hơn và cũng không thể áp dụng phương pháp 3(b) do các thành phần có đặc trưng ngang nhau, mỗi thành phần đều tạo cho hàng hóa một chức năng cần thiết, vì thế không thể áp dụng được phương pháp 3(b) và chuyển sang áp dụng phương pháp 3(c), tức là xếp vào nhóm có thứ tự sau cùng trong số những nhóm được xem xét.

      TRỊ GIÁ HẢI QUAN

      • Giới thiệu chung về trị giá Hải quan

        + Đối với hàng nhập khẩu có thuế: xác định theo các phương pháp của WTO (Hiệp định xác định Trị giá). Có 6 phương pháp xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, các phương pháp này được áp dụng theo trình tự từ phương pháp 1 đến phương pháp 6. Riêng phương pháp 2 và 3 có thể đảo ngược. Phương pháp 1 - phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu Trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu là trị giá giao dịch của hàng hóa, đó là tổng số tiền đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán, trực tiếp hoặc gián tiếp, cho hàng hóa được bán để nhập khẩu vào Việt Nam, sau khi đã tính đến các khoản điều chỉnh. Để xác định trị giá hải quan, cần thực hiện các bước sau:. 1) Kiểm tra điều kiện áp dụng phương pháp. Nếu giao dịch không đủ điều kiện được áp dụng phương pháp trị giá giao dịch thì phải chuyển sang áp dụng phương pháp kế tiếp;. 2) Xác định được giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán của hàng hóa;. 3) Xác định trị giá các khoản điều chỉnh theo quy định;. 4) Tính toán trị giá giao dịch và khai báo vào tờ khai trị giá. Những hàng hóa nhập khẩu về cơ bản đáp ứng các điều kiện là hàng hóa nhập khẩu giống hệt nhưng có những khác biệt không đáng kể về bề ngoài như màu sắc, kích cỡ, kiểu dáng mà không làm ảnh hưởng đến giá trị của hàng hóa thì vẫn được coi là hàng hóa nhập khẩu giống hệt. Trên thực tế, phương pháp trị giá khác chính là bất cứ một phương pháp nào đảm bảo xác định được một trị giá tính thuế cho hàng hóa nhập khẩu mà vẫn tuân thủ nguyên tắc chủ yếu là tôn trọng ở mức cao nhất giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán của hàng hóa nhập khẩu.

        THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ

          Thứ nhất, thủ tục hải quan điện tử đòi hỏi phải đào tạo mới cho nhân viên khai báo, làm thủ tục hải quan và nhận hàng sử dụng chương trình khai điện tử và các bước thủ tục hải quan được quy định riêng cho việc thông quan điện tử. Thứ hai, đối với những hàng hóa phải kiểm tra thực tế thì doanh nghiệp phải làm cả 2 công đoạn: vừa thực hiện đăng ký tờ khai hải quan bằng phương thức khai báo điện tử qua mạng vừa phải làm cả những công việc của thủ tục hải quan thủ công. Trước tiên, người khai hải quan cần tạo thông tin khai hải quan điện tử trên máy tính theo đúng các tiêu chí và khuôn dạng chuẩn theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin khai hải quan điện tử.