MỤC LỤC
Phần đầu tập trung nêu ra tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, xác lập và tuyên bố mục tiêu nghiên cứu, đề ra phương pháp nghiên cứu; xây dựng đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Nội dung chương 3 bao gồm giới thiệu về Công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam, đánh giá hoạt động cung ứng dịch vụ logistics bằng đường biển của công ty dựa trên những cơ sở lý luận đã đưa ra ở chương 2, từ đó rút ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của hoạt động này.
Dịch vụ bốc xếp hàng hóa (nguyên container và lẻ container); Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa; Dịch vụ đại lý vận tải; Dịch vụ hỗ trợ vận tải biển khác (dịch vụ về thủ tục hải quan, dịch vụ đóng gói mới, sửa chữa tàu biển,…); Dịch vụ vận tải đường biển. Hợp đồng dịch vụ logistics là sự thỏa thuận, theo đó một bên (bên làm dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện hoặc tổ chức thực hiện một hoặc một số dịch vụ liên quan đến quá trình lưu thông hàng hóa, còn bên kia (khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán thù lao dịch vụ.
Người nhận hàng (consignee) thường là khách hàng trong các giao dịch mua bán hàng hóa nhất định, là bên có yêu cầu được chuyển hàng hóa đến đúng địa điểm, đúng thời gian, đúng số lượng, chất lượng và cơ cấu với mức giá thỏa thuận theo đơn đặt hàng đã ký kết với bên bán hay với người gửi hàng. Khi tham gia vào quá trình vận chuyển hàng hóa quốc tế, đại lý vận tải thường cung cấp cả dịch vụ hải quan, hoàn tất giấy tờ xuất nhập khẩu (nếu khách hàng có nhu cầu), tại sự tiện lợi tối đa cho các chủ hàng, đặc biệt là các chủ hàng nhỏ, thiết kinh nghiệm trong marketing và logistics quốc tế.
Việc phân bố cảng biển có tình trạng chỗ thừa chỗ thiếu (Ví dụ, tại Đồng bằng song Cửu Long đang có khoảng 65% hàng nông sản, 70% hàng hoa quả xuất khẩu, tuy nhiên, do khu vực này thiếu cảng nước sâu nên hàng hóa xuất nhập khẩu đều phải qua các cảng biển tại Thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu), các cảng cạn đang trong quá trình phát triển, các trung tâm logistics có quy mô nhỏ. Năng lực tài chính doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tới hoạt động đầu từ, mua sắm trang thiết bị, chi phí lưu kho, chi phí bảo hiểm… Một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh mẽ sẽ có khả năng trang bị công nghệ máy móc hiện đại, đảm bảo chất lượng cung ứng dịch vụ logistics, hạ giá thành sản phẩm dịch vụ, tổ chức các hoạt động truyền thông, quảng cáo, ưu đãi mạnh mẽ đến khách hàng nâng cao sức cạnh tranh.
Các sản phẩm và dịch vụ chủ yếu của Nguyên Đăng kể đến như: nhận hàng, đóng gói và bao bì; vận chuyển hàng lẻ, hàng nguyên cont và mọi loại hàng; dịch vụ door-door; làm hàng tại cảng và vận chuyển nội địa; hàng thường và hàng mau hỏng; những dịch vụ của nhà thầu vận chuyển hàng lẻ, hàng nguy hiểm; ủy thác thư tín dụng. Bên cạnh đó còn có bộ phận hiện trường có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động kinh doanh vận tải trong nước, lấy hàng hóa từ kho của khách hàng, cân hàng hóa, đóng gói hàng hóa, in tem phiếu, giám sát và kiểm tra tình hình hàng hóa trong kho và trên cảng, trước khi xuất hàng, vận chuyển hàng hóa tới cảng chỉ định.
Điểm nổi bật về việc đầu tư cơ sở hạ tầng logisics đường biển là chủ trương đầu tư Cảng Cần Giờ được xác định là cảng trung chuyển quốc tế để kêu gọi đầu tư, triển khai thực hiện trong giai đoạn sắp tới; đồng thời việc phát triển mạnh hạ tầng cảng biển gồm việc thúc đẩy đầu tư khu bến Liên Chiểu, nạo vét nhiều luồng hàng hải quan trọng như: dự án luồng kênh Cái Tráp, luồng Rạch Giá, Hải Phòng (đoạn Lạch Huyện), luồng Hải Thịnh, Cửa Lò, luồng Đà Nẵng, Sa Kỳ, luồng Soài Rạp, Sài Gòn - Vũng Tàu. Thế nhưng, những chướng ngại vật lớn hơn mà công ty phải vượt qua chính là lịch sử hoạt động lâu đời, sự hùng mạnh về tài chính và dịch vụ hiệu quả, chuyên nghiệp, thị phần rộng lớn của các đối thủ tại Việt Nam như Công ty CP Giao nhận và Vận chuyển Indo Trần, Công Ty Cổ Phần Logistics Vinalink, Công Ty TNHH Pentiger Việt Nam,… Nhận thấy được sự cạnh tranh cực kì lớn đến từ doanh nghiệp lớn cũng như các doanh nghiệp mới, Nguyên Đăng luôn không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ của công ty để có thể đứng vững trên thị trường cạnh tranh khắc nghiệt này.
Nhân viên Pricing sẽ kiểm tra giá cước là lịch tàu trực tiếp thông qua trang website của hãng tàu và trao đổi, đàm phán thông qua email trực tiếp với hãng tàu để nhận lại thông tin chi tiết về giá cước, các chi phí liên quan,… Khi đã có đủ được những thông tin cần thiết, nhân viên Pricing sẽ gửi các thông tin, số liệu chi tiết về giá cho nhân viên kinh doanh rồi nhân viên kinh doanh sẽ lập báo giá chính thức và gửi cho khách hàng. Trong trường hợp có những vấn đề phát sinh xảy ra chẳng hạn như tàu bị chậm hơn so với dự kiến do gặp sự cố kĩ thuật thì Nguyên Đăng sẽ phải thông báo ngay đến nhà xuất khẩu để họ nắm được tình hình và báo lại thông tin cho người mua, hay nếu nhà Xuất khẩu có bất kì thắc mắc nào thì Nguyên Đăng sẽ phải hộ trợ khách hàng một cách kịp thời, trung gian phối hợp với khách hàng liên lạc với hãng tàu để giải quyết các vấn đề xảy ra trong suốt tiến trình của lô hàng cho đến khi hàng đến điểm đích.
Khi đã nhận được quyết định về hình thức vận đơn mà nhà Xuất khẩu muốn nhận thì Nguyên Đăng sẽ tiến hành tập hợp đầy đủ bộ chứng từ cần thiết hợp lệ để nhận hàng và gửi lại cho khách hàng là bên Xuất khẩu để họ tiến hành kiểm tra, xác nhận và gửi bộ chứng từ đó sang cho người mua là nhà Nhập khẩu để kịp thời nhận hàng khi hàng đến địa điểm quy định. Đội ngũ nhân viên Pricing còn ít nên không đáp ứng được hết nhu cầu hỏi giá của nhân viên bộ phận kinh doanh, như hiện tại trụ sở chính của Nguyên Đăng, chỉ có hai nhân viên phụ trách chính trong việc hỏi giá, trong khi số lượng nhân viên bên bộ phận kinh doanh là 9 nhân viên, chưa kể mỗi nhân viên kinh doanh lại đảm nhận nhiều khách hàng, do đó việc chậm trễ trong báo giá là rất khó tránh khỏi.
Xây dựng, thực hiện cơ chế điều hành kinh doanh, cơ chế giá cả, tạo đòn bẩy thúc đẩy kinh doanh, tăng cường công tác quản lý tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ logistics đường biển và khả năng cạnh tranh trên thị trường nhằm thu hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ, khách hàng quen lâu năm của công ty. Đặc biệt, một nhiệm vụ được thực hiện rất thường xuyên trong nội bộ của công ty đó là tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn cho các bộ phận nhân viên, nhất là các bạn thực tập sinh, các bạn nhân viên thử việc, nhân viên mới, các bạn trẻ mới bước vào nghề, với mục đích truyền đạt các kĩ năng, kinh nghiệm từ những nhân viên đi trước, từ ban lãnh đạo công ty, hoàn thiện trình độ nghiệp vụ và nâng cao ý thức kỷ luật, ý thức trách nhiệm.
Đào tạo kĩ cho nhõn viờn nghiệp vụ chuẩn bị chứng từ hàng húa, nắm rừ quy định cỏc loại chứng từ cần thiết đối với từng loại mặt hàng mà doanh nghiệp đảm nhận và đào tạo về kỹ năng xử lý công việc một cách linh hoạt khi có vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc với hải quan để tiến hành thông quan hàng hóa.Từ đó giúp nhân viên nắm chức được kiến thức, nghiệp vụ, nâng cao hiệu suất thực hiện công việc làm thủ tục hải quan. Thứ ba, công ty có thể tuyển chọn, đầu từ cho các sinh viên đang theo học các chuyên ngành logistics, kinh doanh quốc tế, vận tải biển, thương mại tại các trường đại học thông qua tổ chức các ngày hội việc làm, tư vấn định hướng nghề nghiệp, việc làm tại các trường đại học, tổ chức các buổi tham quan thực tế tại công ty, tuyển thực tập sinh để đào tạo những nhân viên tiềm năng, khơi gợi đam mê với ngành logistics cho các sinh viên.
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện các hợp phần giao thông vận tải trong quy hoạch tổng thể quốc gia và quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, đảm bảo tính đồng bộ của hạ tầng giao thông vận tải với mục tiêu phát triển ngành dịch vụ logistics và phù hợp với các trung tâm logistics, cảng cạn, kho ngoại quan trong một tổng thể thống nhất. Nhà nước cần có kế hoạch phát triển hệ thống cầu cảng, kho bãi, cảng thông quan nội địa, … Thêm vào đó, các phương tiện trang thiết bị dành cho hoạt động giao nhận như xe tải chở hàng, dây chuyền, bang tải, hệ thống kho bãi, … nói chung còn thô sơ, lạc hậu, thiếu đồng bộ, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, cũng như hoạt động cung ứng dịch vụ logistics đường biển của các doanh nghiệp logistics.