MỤC LỤC
Phân tích thực trạng nhằm đánh giá những mặt đạt được và những tồn tại trong năng lực cạnh tranh sản phẩm CaCO3 Filler Masterbatch của Công ty CP Khoáng sản GCC tại thị trường Ấn Độ. Thứ ba, đề xuất định hướng phát triển và một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm CaCO3 Filler Masterbatch của Công ty CP Khoáng sản GCC xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ.
Hàng năm, WFE sẽ đưa ra Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Report), trong đó xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của các quốc gia dựa trên các nhân tố nền tảng, gồm: (1) Các lợi thế tự nhiên, (2) Năng lực cạnh tranh vĩ mô và (3) Năng lực cạnh tranh vi mô. Cụ thể là Tăng sản lượng (Adding volume), Giảm chi phí (Decreasing cost), Khác biệt hóa nhằm gia tăng sự sẵn lòng chi trả (Differentiating), Tăng sức hấp dẫn của ngành (Improving industry attractiveness), Bình thường hóa rủi ro (Normalizing risks), kiến tạo và áp dụng kiến thức (Generating and deploying knowledge).
Một công ty được xem là có lợi thế cạnh tranh khi tỷ lệ lợi nhuận của nó cao hơn tỷ lệ bình quân trong ngành, công ty có thể làm được những việc mà đối thủ cạnh tranh không thể làm theo, và có giá trị giúp công ty đứng vững trên thị trường trong dài hạn.” (Trường Đại học Thương mại, Giáo trình Quản trị chiến lược toàn cầu, NXB Hà Nội). Theo Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) định nghĩa trong ISO 9000 thì chúng ta hiểu về chất lượng sản phẩm cụ thể như sau: “Chất lượng là tập hợp các tính năng của sản phẩm có khả năng đáp ứng nhu cầu (mong muốn) của người tiêu dùng và mang lại sự hài lòng cho khách bằng cách cải tiến sản phẩm (hàng hóa) và làm cho chúng không có bất kỳ khiếm khuyết hoặc khiếm khuyết nào.”. Khái niệm “thương hiệu” được định nghĩa là một sự xác định riêng biệt của một sản phẩm hay dịch vụ dưới hình thức một tên gọi, từ ngữ, chữ số, tên người, tổ hợp màu sắc, châm ngôn, biểu tượng, hình tượng, dấu hiệu mà một nhà sản xuất khắc, in, đóng dấu, kèm cặp vào sản phẩm của mình khiến cho nó được phân biệt với sản phẩm của người khác.
Chiến lược dẫn đầu chi phí thấp có một số ưu điểm như: Doanh nghiệp bán sản phẩm với mức chi phí thấp hơn đối thủ mà vẫn duy trì được mức lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận trên vốn như mong đợi, với mức chi phí thấp sẽ nâng cao sức chịu đựng của công ty nếu xảy ra chiến tranh về giá cả hay có sức ép về giá từ phía nhà cung cấp, đồng thời mức chi phí thấp sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh và từ đó tạo nên rào cản gia nhập ngành đối với các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
Các ưu điểm của chiến lược này bao gồm việc xây dựng được lòng trung thành của khách hàng, khi công ty trở thành người cung cấp sản phẩm/dịch vụ độc đáo, tạo ra rào cản đối với các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, cho phép doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với khách hàng và phản ứng linh hoạt trước các thay đổi về nhu cầu. Bên cạnh những ưu điểm đó, chiến lược này cũng đi kèm với một số nhược điểm như chi phí sản xuất cao do quy mô sản xuất nhỏ, sự phụ thuộc vào một đoạn thị trường duy nhất có thể làm suy yếu vị thế cạnh tranh của công ty khi có sự thay đổi về công nghệ, sở thích của khách hàng hoặc thay đổi trong đoạn thị trường mục tiêu. Áp lực từ khách hàng xuất phát từ các điều kiện như: khối lượng mua hàng lớn; hàng hóa không có tính khác biệt; thời gian sản xuất nhanh chóng; chi phí chuyển đổi sang nhà cung cấp khác thấp; khách hàng nhạy cảm về giá và trên thị trường có nhiều sản phẩm, công ty khác thay thế.
• Tính đa dạng và chất lượng sản phẩm thay thế: Nếu có nhiều lựa chọn sản phẩm thay thế tốt hơn về chất lượng hoặc đa dạng hơn về mẫu mã, thương hiệu, giá cả, đặc tính kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng, thì doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt hơn.
Tuy nhiên, sản phẩm CaCO3 Filler Masterbatch được công ty khai thác từ năm 2018, bắt đầu tập trung phát triển thị trường Ấn Đô từ giữa năm 2020, song công ty cũng chiếm tỉ trong đáng kể trong thị phần tính đến năm 2023, chiếm khoảng 4% tổng thị phần của các doanh nghiệp sản xuất CaCO3 Filler Masterbatch của Việt Nam, ngang bằng Nhựa Á Đông – một doanh nghiệp đã ở trong ngành từ năm 2011. Công ty hiện đang áp dụng HTQLCL ISO 9001 trong toàn bộ các bộ phận, các sản phẩm từ khâu nguyên liệu đầu vào đến bán thành phẩm rồi thành phẩm xuất xưởng cho khách hàng và đại lý đều tuân thủ nghiêm ngặt về công tác kiểm tra chất lượng từng công đoạn, sản phẩm được dán tem bảo hành và chống hàng giả hàng nhái nhãn hiệu GCC. Với tính chất bán hàng B2B, phần lớn sản phẩm sẽ không công khai mức giá, mà tùy thuộc vào số lượng mua, đối tượng khách hàng, cảng nhập, mục đích bán hàng cũng như mối quan hệ mua bán trước đó giữa khách hàng với GCC, cán bộ kinh doanh sẽ có những điều chỉnh về biên lợi nhuận cũng như chi phí bán hàng nhằm đưa ra mức giá tối ưu.
Mặc dù CaCO3 Filler Masterbatch là sản phẩm chủ lực của công ty, cần được quảng bá rộng rãi vì công ty tham gia thị trường sau các doanh nghiệp lớn khác nhưng tiền đầu tư cho hoạt động quảng cáo chưa được công ty chú trọng. Đối với khối sản xuất, hầu hết nguồn nhân lực trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm là lao động phổ thông tuy nhiên với mỗi công nhân sản xuất tại nhà máy cần thời gian đào tạo và thử việc ít nhất một tháng. Đồng bộ hóa sản phẩm cũng hạn chế những lỗi sản xuất, hạn chế sự khác biệt giữa những sản phẩm cùng mẫu mã, đảm bảo thực hiện tốt đơn hàng của khách hàng, thu lại nguồn doanh thu xứng đáng và đảm bảo được uy tín của công ty trên thị trường.
Để khắc phục điều này công ty cần phải xây dựng hệ thống kho dự trữ đủ lớn, tăng cường quan hệ với các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình như vật tư, thiết bị, nhân lực, tài chính. Về nguồn cung cấp máy móc, thiết bị: Công ty đã nhập khẩu máy móc, thiết bị đạt tiêu chuẩn quốc tế từ Đức, Trung Quốc..Trong đó phải kể đến dây chuyền sản xuất của Hosokawa – Alpine của CHLB Đức là tập đoàn số 1 thế giới về máy nghiền bột đá chất lượng. Với các doanh nghiệp sản xuất thường có yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm, dung sai dưới 1% như: tỷ lệ trộn, độ trắng filler, kích thước bột đá, nhiệt độ chảy,..Hiện nay, số lượng doanh nghiệp sản xuất chiếm 70% tổng lượng khách hàng Ấn Độ của Công ty CP Khoáng sản GCC.
Áp lực cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản phẩm trong ngành, thêm vào đó là các nhân tố về giá, chất lượng và các yếu tố môi trường như văn hóa, chính trị, công nghệ cũng sẽ ảnh hưởng tới sự đe dọa của sản phẩm thay thế.
Hiện nay có thể nói Công ty CP Khoáng sản GCC đã theo đuổi chiến lược chi phí thấp tuy nhiên trên thực tế chưa có định hình cụ thể một biện pháp cạnh tranh nào cho công ty của mình, mà chỉ tùy thuộc từng tình huống, từng sự việc để có cách ứng xử thích hợp. Quy mô vốn và năng lực tài chính của công ty còn rất nhỏ bé, vừa kém hiệu quả, vừa thiếu tính bền vững, cụ vốn thể như hoạt động thu hồi vốn của công ty còn khá chậm, một nửa công ty vay vốn từ bên ngoài làm tăng chi phí lãi vay, giảm năng lực cạnh tranh của công ty. • Công tác marketing chưa được quan tâm, cán bộ làm bộ phận này chưa thực sự nhanh nhạy để nắm bắt được cơ hội và khai thác thị trường, thông tin phản hồi về công ty còn chậm nên gây khó khăn cho công ty trong việc đề ra các chiến lược cạnh tranh kịp thời với thị trường.
Từ đó khuynh hướng phổ biến là công ty hoạt động quản lý theo kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu kiến thức trên các phương diện quản lý tổ chức, chiến lược cạnh tranh, phát triển thương hiệu, sử dụng các phần mềm hỗ trợ và công nghệ thông tin.
Đây là nguồn vốn khá ổn định cho công ty, tuy nhiên, để hoạt động huy động vốn đạt được hiệu quả thì ngoài mức lãi suất phù hợp, công ty nên có những biện pháp tuyên truyền thuyết phục toàn bộ cán bộ công nhân viên về lợi ích của việc cho công ty vay vốn. Do đó công ty cần giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, cá nhân cụ thể để tránh tình trạng công việc chồng chéo ảnh hưởng đến năng lực của nhân viên, tăng cường trách nhiệm và phát huy tính chủ động, sáng tạo trong công việc, gân quyền lợi và trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Việc nguyên liệu ngành nhựa chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài với các nhà cung ứng không thật sự ổn định và chịu mức thuế suất nhập khẩu cao vô hình chung đã gây cản trở cho sự phát triển cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ nhựa.
Thành lập quỹ chung gắn kết các doanh nghiệp, sử dụng phục vụ cho lợi ích chung của ngành, tránh tình trạng không thống nhất đoàn kết dẫn đến năng lực cạnh tranh giảm tao thời cơ cho các doanh nghiệp nước ngoài xâm nhập thị trường Việt Nam cũng như thị trường nhựa quốc tế.