Đánh giá tác động của dạy học kết hợp đến động lực học tập và sự hài lòng của sinh viên đối với học phần tiếng Anh không chuyên tại một số trường Đại học ở Việt Nam: Một mô hình nghiên cứu

MỤC LỤC

Cấu trúc của Luận án

Cơ sở lý luận về tác động của dạy học kết hợp đến động lực học tập và sự hài lòng của sinh viên

Nhìn từ góc độ nhà quản lý, Banados (2006) xác định “DHKH là một sự phối hợp công nghệ và giảng dạy trong lớp theo một cách tiếp cận mềm dẻo mà có lợi ích không chỉ trong việc đào tạo và đánh giá trực tuyến mà còn cả ở việc sử dụng các phương thức khác để tạo nên một chương trình đào tạo hoàn chỉnh mà có thể cải thiện kết quả học tập và/ hoặc tiết kiệm chi phí”. Lai và cộng sự (2016, tr 5) đưa ra 3 cách tiếp cận khi thiết kế khóa học DHKH: (1) Kết hợp ở mức độ thấp: thêm một số hoạt động trực tuyến vào khóa học đã và đang được dạy theo mô hình truyền thống trên lớp; (2) Kết hợp ở mức độ vừa: thay thế một số hoạt động học tập trực tiếp trên lớp bằng hoạt động trực tuyến với khóa học đã có; (3) Kết hợp ở mức độ cao: thiết kế một khóa học mới hoàn toàn theo DHKH.

Hình 1.1. Mô hình sự phát triển của DHKH
Hình 1.1. Mô hình sự phát triển của DHKH

Đề xuất mô hình nghiên cứu và giả thuyết thống kê 1. Đề xuất mô hình nghiên cứu

Nguồn: NCS tổng hợp và đề xuất, 2022 - Mô hình thành phần: Đánh giá tác động của từng thành phần DHKH đến động lực học tập và sự hài lòng của sinh viên đối với các học phần TAKC tại một số trường Đại học. Mô hình này đi sâu vào chi tiết, giúp xác định các yếu tố cụ thể trong DHKH có ảnh hưởng lớn nhất đến học viên, từ đó đề xuất các chiến lược và sự điều chỉnh cụ thể trong phương pháp giảng dạy.

Hình 1.8. Mô hình nghiên cứu tác động của DHKH đến DLHT và SHL của sinh viên đối với các học phần TAKC tại một số trường Đại học
Hình 1.8. Mô hình nghiên cứu tác động của DHKH đến DLHT và SHL của sinh viên đối với các học phần TAKC tại một số trường Đại học

Động lực học tập (Động lực bên trong +

Biến “Sự hài lòng của sinh viên” gồm 7 nhân tố: Giảng viên; Chương trình giảng dạy; Cơ sở hạ tầng và vật chất; Đội ngũ quản lý; Chất lượng công việc; An toàn và an ninh; Kĩ năng sinh viên. Việc xác định các nhân tố thuộc biến phụ thuộc được tìm thấy trong tổng quan nghiên cứu về sự hài lòng của sinh viên, cụ thể là các nghiên cứu của: Phạm Thị Liên (2016); Silva, D.

Sự hài lòng của sinh viên

Có nhiều mô hình được sử dụng để đo lường sự hài lòng của sinh viên, trong đó, NCS sử dụng mô hình HEISQUAL để thực hiện đo lường và đánh giá sự hài lòng của sinh viên với 7 khía cạnh: hồ sơ giáo viên, chương trình giảng dạy, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất, đội ngũ quản lý và hỗ trợ, chất lượng công việc, an toàn và an ninh, phát triển kỹ năng của sinh viên (Abbas, 2020a). Sự chọn lựa kỹ lưỡng và áp dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp không chỉ đảm bảo tính khoa học, khách quan cho luận án mà còn góp phần tăng cường độ tin cậy và giá trị thực tiễn của kết quả nghiên cứu, là bước đệm quan trọng hướng đến việc khám phá, đánh giá tác động của dạy học kết hợp đối với sinh viên đại học tại Việt Nam.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

Bối cảnh nghiên cứu

Đại học Bách Khoa Hà Nội đã phát triển một chương trình tiếng Anh không chuyên đáng tin cậy và hiệu quả, với sự kết hợp hoàn hảo giữa lý thuyết, thực hành và công nghệ, đảm bảo sinh viên có đủ khả năng để giao tiếp và làm việc trong môi trường quốc tế. Hoạt động trực tiếp trong dạy học kết hợp các học phần tiếng Anh không chuyên Trong mô hình của Carman (2005), các "hoạt động trực tiếp" được xem xét như là trung tâm của tiến trình học tập kết hợp, đặc biệt là trong các học phần tiếng Anh không chuyên tại các trường Đại học hàng đầu tại Việt Nam.

Tổ chức nghiên cứu

DHKH; động lực học tập và sự hài lòng của sinh viên từ nhiều nguồn khác nhau; Phân tích và tổng hợp tài liệu (đọc, xác định những nội dung kế thừa, đánh giá về tài liệu, xác định khoảng trống nghiên cứu…); Đề xuất mô hình nghiên cứu và khung phân tích lý thuyết. Phỏng vấn chuyên gia và hoàn thiện mô hình nghiên cứu: Nghiên cứu sinh làm việc trực tiếp và gián tiếp (qua email, điện thoại, zalo…) với 10 chuyên gia đến từ Trường Đại học Ngoại thương; Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Bách khoa Hà Nội (xem danh sách tại Phụ lục) để phỏng vấn về động lực học tập và sự hài lòng của sinh viên; xin ý kiến của họ về mô hình nghiên cứu đã đề xuất, bảng hỏi; tiếp thu ý kiến của họ và hoàn thiện mô hình nghiên cứu.

Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu
Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Loại tài liệu thu thập bao gồm: Các bài báo từ các tạp chí uy tín về giáo dục, đo lường và đánh giá giáo dục, giáo dục đại học, và ngoại ngữ; Các luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ liên quan đến dạy học kết hợp, động lực học tập, và sự hài lòng của sinh viên.; Các giáo trình, sách chuyên khảo về dạy học kết hợp, giảng dạy tiếng Anh không chuyên, và các khía cạnh tâm lý học của học tập; Các báo cáo từ các tổ chức giáo dục, bao gồm cả chính phủ và tổ chức phi chính phủ, liên quan đến giáo dục đại học và giảng dạy ngoại ngữ. Phương pháp nghiên cứu tài liệu trong việc hệ thống hóa cơ sở lý luận về tác động của dạy học kết hợp đến động lực học tập và sự hài lòng của sinh viên bắt đầu bằng việc thu thập một cách có hệ thống các tài liệu nghiên cứu, bao gồm bài báo khoa học, sách, luận án, luận văn, và các tài liệu chính thống khác liên quan đến các khía cạnh của dạy học kết hợp, động lực học tập, và sự hài lòng của sinh viên.

Phương pháp phỏng vấn sâu, khảo sát 1.Phương pháp phỏng vấn sâu

Các biến quan sát gốc như "Sự trao đổi giữa các thành viên trong lớp học kết hợp rất sôi nổi" và "Hoạt động tương tác giữa giảng viên và sinh viên trong lớp học kết hợp thường xuyên, liên tục" đã được hiệu chỉnh để nhấn mạnh vai trò của giảng viên trong việc thúc đẩy sự tương tác và trao đổi không chỉ trong lớp học mà còn qua các kênh online, như "Giảng viên khuyến khích sự tương tác và trao đổi xuyên suốt tất cả các buổi học, tạo điều kiện cho việc học tập hiệu quả" và "Sự tương tác giữa giảng viên và tôi được duy trì không chỉ trong giờ học mà còn qua các kênh online, thúc đẩy liên kết và hỗ trợ liên tục." Điều này phản ánh một cách tiếp cận hiện đại hơn trong giáo dục, nơi tăng cường sự tương tác và kết nối giữa giảng viên và sinh viên, đồng thời tận dụng công nghệ để mở rộng không gian học tập. Các biến quan sát gốc như "Học tập kết hợp giúp sinh viên tự chủ hơn trong quá trình học tập" đã được hiệu chỉnh để phản ánh sâu hơn mức độ tự chủ và sự chủ động trong học tập của sinh viên trong môi trường dạy học kết hợp, ví dụ: "Hình thức dạy học kết hợp trong các học phần TAKC kích thích sự tự giác học tập của tôi trong việc rèn luyện nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh." Sự điều chỉnh này nhằm mục đích làm nổi bật khả năng và cơ hội mà dạy học kết hợp mang lại cho sinh viên trong việc tự học và tự phát triển kỹ năng ngôn ngữ của mình, cũng như tăng cường sự tự lập và tự quản lý trong quá trình học.

Bảng 2.4. Mô tả cụ thể các đối tượng tham gia phỏng vấn sâu
Bảng 2.4. Mô tả cụ thể các đối tượng tham gia phỏng vấn sâu

Chuẩn hóa công cụ nghiên cứu 1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Phân tích này nhằm cho thấy được sự khác biệt hay không giữa các ý kiến đánh giá của các nhóm lao động được phân tổ theo các tiêu thức khác nhau như: độ tuổi, trình độ, thu nhập,… Với các giả thuyết đặt ra: H0: Không có sự khác biệt giữa trung bình của các nhóm được phân loại; H1: Có sự khác biệt giữa trung bình các nhóm được phân loại (α là mức ý nghĩa của kiểm định, α = 0.05). - Cronbach’s Alpha: đã phân tích trong phần phân tích độ tin cậy của thang đo - Độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai rút trích: Theo đó, độ tin cậy tổng hợp kiểm định trong CFA được ký hiệu CR phải lớn hơn 0,5 và Tổng phương sai rút trích (AVE) mới đạt được yêu cầu về dữ liệu.

Hình 2.4. Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo điểm tốt nghiệp THPT môn học tiếng Anh
Hình 2.4. Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo điểm tốt nghiệp THPT môn học tiếng Anh

Thực trạng dạy học kết hợp, sự hài lòng và động lực học tập của sinh viên đối với học phần tiếng Anh không chuyên tại một số trường Đại học ở Việt Nam

Tuy nhiên, các chỉ tiêu khác như "Hình thức dạy học kết hợp trong các học phần TAKC tạo cơ hội để tôi tự quản lý thời gian học tập" và "Hình thức dạy học kết hợp trong các học phần TAKC tối ưu hóa hiệu quả tự học của tôi" đều cho điểm trung bình cao hơn, lần lượt là 3,31 và 3,30, cho thấy sinh viên cảm nhận được một số lợi ích từ việc tự học và quản lý thời gian cũng như việc kết hợp giữa học liệu số và tương tác trực tiếp. Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát, 2022 Mặt khác, "chương trình TAKC cải thiện năng lực suy nghĩ và tri thức thông qua hỗ trợ đa phương tiện và tài liệu đa dạng" được đánh giá cao nhất với điểm trung bình là 3,96 và độ lệch chuẩn 1,31, cho thấy sinh viên rất hài lòng với sự đa dạng và phong phú của tài liệu cũng như phương tiện hỗ trợ học tập, góp phần cải thiện đáng kể năng lực và tri thức của họ.

Bảng 3.11. Đánh giá của sinh viên về thành phần “An toàn và bảo mật (ATBM)”
Bảng 3.11. Đánh giá của sinh viên về thành phần “An toàn và bảo mật (ATBM)”

Đánh giá tác động của dạy học kết hợp đến động lực học tập và sự hài lòng của sinh viên đối với học phần tiếng Anh không chuyên tại một số trường Đại học

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả kiểm định mô hình thành phần, 2023 Kết quả đánh giá tác động của các thành phần dạy học kết hợp đến sự hài lòng của sinh viên cho thấy, tất cả các thành phần dạy học kết hợp đều tác động đến sự hài lòng của sinh viên đối với các học phần TAKC của một số trường Đại học ở Việt Nam. + Hoạt động trực tiếp có tác động cùng chiều đến động lực học tập của sinh viên đối với các học phần TAKC tại một số trường Đại học ở Việt Nam với hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa đạt 0,065 và hệ số hồi quy chuẩn hóa đạt 0,208.

Hình 3.1: Kết quả đánh giá tác động của dạy học kết hợp đến động lực học tập và sự hài lòng thông qua mô hình tổng thể
Hình 3.1: Kết quả đánh giá tác động của dạy học kết hợp đến động lực học tập và sự hài lòng thông qua mô hình tổng thể

Kiểm định sự khác biệt về động lực học tập, sự hài lòng giữa các nhóm sinh viên khác nhau

- Tác giả không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự hài lòng với Dạy học kết hợp học phần tiếng Anh không chuyên tại một số trường Đại học giữa các nhóm sinh viên khác nhau về giới tính, điểm tốt nghiệp THPT và số lượng học phần kết hợp đã được học với hệ số Sig. Kiểm định sự khác biệt về sự động lực học tập các nhóm sinh viên khác nhau Tương tự như kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng, thì để kiểm định sự khác biệt về động lực học tập giữa các nhóm sinh viên khác nhau tác giả cũng tiến hành nghiên cứu trên 5 khía cạnh bao gồm: Sự khác biệt giữa các nhóm sinh viên khác nhau về giới tính, trường học, năm học, điểm tốt nghiệp và học phần.

Thảo luận kết quả nghiên cứu 1. Thảo luận về mô hình tổng thể

Ở trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về những lợi ích và vai trò của DHKH nói chung và DHKH trong các học phần tiếng Anh nói riêng cũng đã chỉ ra rằng, việc sinh viên được học tập trong một môi trường học tập kết hợp sẽ giúp cho sinh viên có thể tích lũy được kiến thức, năng lực cá nhân kết hợp quá trình tự học ở nhà (Nguyễn Thái Hưng và cộng sự, 2021). Điều này cũng phù hợp với công bố của các nghiên cứu được thực hiện bởi Eichler và Peeples (2016) khi nhóm tác giả đã chứng minh được rằng "DHKH, cụ thể là mô hình lớp học đảo ngược giúp cho sinh viên hài lòng hơn bởi vì mô hình này mang lại cách học chủđộng, sử dụng thời gian hiệu quả trong lớp học, tự học theo nhịp độ, xem video bất cứ khi nào họ muốn".