MỤC LỤC
Từ một số định nghĩa về sản phẩm trên, có thể xác định khái niệm sản phẩm do Luật Trỏch nhiệm sản phẩm của Cộng hũa Liờn bang Đức định nghĩa là rừ ràng nhất khi coi “sản phẩm bao gồm những động sản được sản xuất hoặc chế biến”23, tuy nhiên việc giải thích thế nào là sản xuất và chế biến thì phải hiểu như sau: “sản phẩm không phụ thuộc vào việc sản xuất theo dây chuyền công nghiệp với quy mô lớn hay sản xuất. Các vụ tranh chấp về trách nhiệm sản phẩm có liên quan đến trường hợp khuyết tật trong thiết kế ngày nay xảy ra tương đối phổ biến chẳng hạn, các tác dụng phụ gây nguy hiểm của vacxin, các loại dược phẩm khác, các loại vải dễ cháy, rồi các vụ tranh chấp về dụng cụ, thiết bị điện tử gây nguy hại… Nói chung, khuyết tật trong thiết kế có thể xảy ra trong nhiều trường hợp mà việc thiết kế sản phẩm làm cho nó trở nên nguy hiểm một cách bất hợp.
(i) Bảo đảm công khai được tạo ra khi người bán bảo đảm với người mua rằng sản phẩm / dịch vụ được cung cấp có những phẩm chất nhất định. Để tồn tại bảo đảm công khai thì phải đáp ứng: 1) Một tuyên bố/ giới thiệu liên quan đến sản phẩm / dịch vụ phải được đưa ra cho người mua và 2) Tuyên bố/ giới thiệu phải đóng vai trò trong việc quyết định mua sản phẩm / dịch vụ của người mua. Khái niệm trách nhiệm nghiêm ngặt (trách nhiệm không dựa trên yếu tố lỗi) xuất phát từ Hoa Kỳ43, sau đó phát triển ở châu Âu. Trách nhiệm nghiêm ngặt là cơ sở thuận lợi nhất cho việc kiện đòi bồi thường thiệt hại theo chế định trách nhiệm sản phẩm. Trách nhiệm nghiêm ngặt được hiểu là người sản xuất phải chịu trách nhiệm nếu như sản phẩm bị kém chất lượng và việc sử dụng sản phẩm kém chất lượng này trong điều kiện bình thường gây ra những thiệt hại cho người sử dụng.Về cơ bản, học thuyết trách nhiệm nghiêm ngặt không quan tâm đến hành vi của các bên mà chỉ quan tâm đến chất lượng của sản phẩm gây ra thiệt hại. Người tiêu dùng không còn bị buộc phải chứng minh hành vi của nhà sản xuất khi thiết kế sản phẩm là không hợp lý mà chỉ cần chỉ ra rằng bản thân sản phẩm là có khuyết tật44. Để xác định khuyết tật, có bảy yếu tố có thể được phân tích: 1) tính hữu ích của sản phẩm, 2) sự tồn tại của các sản phẩm đáp ứng cùng một nhu cầu nhưng an toàn hơn, 3) khả năng xảy ra thiệt hại và mức độ nghiờm trọng của thiệt hại, 4) mức độ rừ ràng của mối nguy hiểm, 5) khả năng nhìn thấy nguy hiểm của công chúng, 6) khả năng người sử dụng tránh được nguy hiểm bằng sự cẩn trọng, có tính đến cả tác dụng của các hướng dẫn và cảnh báo, 7) khả năng loại trừ các mối nguy hiểm của sản phẩm bởi người sản xuất hoặc người bán mà không làm cho sản phẩm mất đi tác dụng hoặc làm tăng giá thành của sản phẩm một cách quá mức45.
- Trường hợp thương nhân cung cấp sản phẩm cho người khác không vì mục đích lợi nhuận57: Nếu thương nhân sử dụng sản phẩm để tặng, tài trợ, làm từ thiện thì không phải chịu trách nhiệm cho những thiệt hại mà khuyết tật của những sản phẩm đó gây ra. - Trường hợp thương nhân không cung cấp sản phẩm ra thị trường58: Nếu như sản phẩm bị đánh cắp, đưa ra thị trường mà có khuyết tật gây thiệt hại cho người tiêu dùng, thương nhân không phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 đã xác định khái niệm hàng hóa có khuyết tật, theo đó khái niệm này được hiểu là hàng hóa không bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả trường hợp hàng hóa đó được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật hiện hành nhưng chưa phát hiện được khuyết tật tại thời điểm hàng hóa được cung cấp cho người tiêu dùng, bao gồm: (i) Hàng hóa sản xuất hàng loạt có khuyết tật phát sinh từ thiết kế kỹ thuật; (ii) Hàng hóa đơn lẻ có khuyết tật phát sinh từ quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, lưu giữ; (iii) Hàng hóa tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình sử dụng nhưng không có hướng dẫn, cảnh báo đầy đủ cho. Các tổ chức cá nhân kinh doanh phải thông báo công khai về hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi hàng hóa đó ít nhất 5 số liên tiếp trên báo ngày hoặc 5 ngày liên tiếp trên đài phát thanh, truyền hình tại địa phương mà hàng hóa đó được lưu thông (với các nội dung: mô tả hàng hóa phải thu hồi; lý do thu hồi hàng hóa và cảnh báo nguy cơ thiệt hại do khuyết tật của hàng hóa gây ra; thời gian, địa điểm, phương thức thu hồi hàng hóa; thời gian, phương thức khắc phục khuyết tật của hàng hóa; các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình thu hồi hàng hóa)71. Do bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật gây thiệt hại cho người tiêu dùng được xác định là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và đồng thời tại khoản 3 điều 23 Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010 có quy định: “Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự” nên việc bồi thường thiệt hại này phải tuân theo những căn cứ phát sinh, nguyên tắc bồi thường và các vấn đề liên quan được quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại Bộ luật Dân sự 2015 và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2007 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Theo Điều 23 Luật Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010 có quy định: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả khi tổ chức, cá nhân đó không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật, trừ trường hợp quy định tại Điều 24 của Luật này.” Chính vì thế, chỉ cần khi tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp hàng hóa, dịch vụ không đảm bảo an toàn gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng, kể cả trường.
Tất có những điều trên cho thấy chính việc thiếu vắng một chế định pháp luật hoàn chỉnh về trách nhiệm sản phẩm làm cho pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng nói chung giảm đi mức độ ràng buộc về trách nhiệm của doanh nghiệp trong mối quan hệ với xã hội, với người tiêu dùng; giảm đi tính hiệu quả của cơ chế pháp lý về bảo vệ người tiêu dùng. - Lựa chọn bổ sung pháp luật về trách nhiệm sản phẩm trong Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đồng thời hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến chế định này trong các văn bản quy phạm pháp luật khác hay đưa toàn bộ các quy định này vào một luật chung về trách nhiệm sản phẩm.
- Bộ luật Dân sự là đạo luật chung, điều chỉnh tất cả các vấn đề phát sinh trong quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức với tư cách là những chủ thể bình đẳng, trong đó có những vấn đề như tài sản, quyền sở hữu, hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng… Pháp luật về trách nhiệm sản phẩm với tư cách là một chế định pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng sẽ dựa trên các nguyên tắc cơ bản về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã được thiết lập trong Bộ luật Dân sự. Các cơ chế chung có thể là tư vấn, giúp người tiêu dùng tìm hiểu quy định pháp luật; tìm kiếm chứng cứ và các hỗ trợ hợp lí cần thiết khác để người tiêu dùng thực hiện quyền của mình trong quan hệ với nhà cung cấp sản phẩm, với các cơ quan hành chính, cơ quan tố tụng; quy định trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc thông tin cho người tiêu dùng; cơ chế giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng và giải quyết tranh chấp đối với vụ việc nhỏ, chứng cứ rừ ràng.