Ý nghĩa của Thỏa thuận đồng nhãn hiệu trong giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu

MỤC LỤC

Khái quát về pháp luật bảo hộ nhãn hiệu

Ở Việt Nam, nhãn hiệu sẽ được bảo hộ nếu đáp ứng hai tiêu chí: tiêu chí thứ nhất về sự nhận thức, tức là dấu hiệu có thể nhìn thấy, nhận biết, tri giác được13; tiêu chí thứ hai về khả năng phân biệt, nhãn hiệu cần phải có tính phân biệt với các dấu hiệu khác. Nhãn hiệu có tính phân biệt nếu được tạo nên từ những yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không rơi vào các trường hợp (1) mô tả đặc điểm, tính chất của hàng hóa, dịch vụ hoặc mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh; (2) trùng hoặc có thể gây nhầm lẫn với (i) một nhãn hiệu đã đăng ký hay nộp đơn đăng ký bảo hộ hoặc có ngày ưu tiên sớm hơn, hoặc đang được sử dụng rộng rãi, hay đã hết hiệu lực song không quá 5 năm, trừ trường hợp bị đình chỉ do không sử dụng, (ii) một nhãn hiệu nổi tiếng, (iii) kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý hiện đang được bảo hộ hay đã nộp đơn yêu cầu bảo hộ.15.

Định nghĩa thỏa thuận đồng nhãn hiệu 1. Định nghĩa thỏa thuận đồng nhãn hiệu

Những dạng thức khác của thỏa thuận đồng nhãn hiệu

Thư đồng ý được mô tả như là một văn bản của chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký trước đồng ý cho việc đăng ký một nhãn hiệu sau,25 mà nhãn hiệu đó trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã đăng ký trước. Thỏa thuận cùng sử dụng nhãn hiệu là thỏa thuận bởi hai hoặc nhiều hơn hai người để sử dụng những nhãn hiệu trùng nhau cho những hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự nhau; thường bị giới hạn bởi ranh giới địa lý.28 Cần phân biệt với một trường hợp khác trong pháp luật Hoa Kỳ, khái niệm (trademark) concurrent use để chỉ trường hợp hai chủ thể khác nhau đồng thời sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự nhau cho cho những hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự nhau mà không nhất thiết phải có thỏa thuận giữa hai bên.29.

Mục đích và chức năng của thỏa thuận đồng nhãn hiệu 1. Mục đích

Chức năng của thỏa thuận đồng nhãn hiệu

    Cần lưu ý rằng, một thỏa thuận đồng nhãn hiệu mà trong đó bên A đồng ý cho phép bên B sử dụng nhãn hiệu trùng với nhãn hiệu của mình và A đồng ý sẽ không khởi kiện ; đổi lại bên B phải trả tiền cho bên A để được đảm bảo sẽ không bị vướng vào các vấn đề pháp lý trong tương lai ; nhìn qua thì rất giống một hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Trong thỏa thuận đồng nhãn hiệu, với nguyên lý chung của một hợp đồng, mỗi bên đều tin tưởng rằng bên còn lại sẽ phải thực hiện và tuân thủ những ràng buộc pháp lý đã được thiết lập và sẽ không có sự xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ cũng như hoạt động kinh doanh của nhau, và sẽ có những chế tài thích đáng cho sự vi phạm.

    Ý nghĩa của thỏa thuận đồng nhãn hiệu

    Một thực trạng về sự cùng tồn tại những dấu hiệu (nhãn hiệu chưa đăng ký) tương tự nhau

    Sự tồn tại song song của hai hệ thống đăng ký nhãn hiệu đặt ra một thực trạng hàng triệu thương hiệu nội địa tại 27 quốc gia thành viên EU “gặp nhau” tại một hệ thống đăng ký chung, do đó làm tăng tình trạng cùng tồn tại những dấu hiệu giống nhau dùng cho những sản phảm giống nhau trên toàn EU. Đơn đăng ký nhãn hiệu EUTM có thể bị từ chối toàn bộ bởi một phản đối trên cơ sở nhãn hiệu đã được bảo hộ trước đó chỉ có hiệu lực tại một quốc gia thành viên và thậm chí trên cơ sở đơn đã nộp trước đó tại một quốc gia thành viên.35 Như vậy cả thương nhân ở Ý và ở Đan Mạch, nếu không có sự dàn xếp với nhau, sẽ không thể đăng ký nhãn hiệu EUTM được.

    Thỏa thuận đồng nhãn hiệu giúp giải quyết tranh chấp với chi phí thấp Lý do chính cho việc chấp nhận cùng sử dụng những nhãn hiệu tương tự nhau hay không

    Thỏa thuận đồng nhãn hiệu là một biện pháp để các bên tiếp tục sử dụng dấu hiệu của mình một cách hòa bình. Thỏa thuận đồng nhãn hiệu giúp thiết lập trạng thái cùng tồn tại cần thiết.

    Thỏa thuận đồng nhãn hiệu giúp thiết lập trạng thái cùng tồn tại cần thiết giữa những nhãn hiệu giống nhau

    Có thể suy luận rằng khoảng 11,703 trường hợp còn lại, chiếm khoảng 2/3 số trường hợp đã được giải quyết thông qua thỏa thuận giữa bên phản đối và bên nộp đơn đăng ký.42 Bên đăng ký ở Đan Mạch sẽ được cấp văn bằng bảo hộ trên phạm vi lãnh thổ EU trong khi bên từng phản đối ở Ý vẫn được bảo hộ ở quốc gia của họ. Trước hết, vì ông B không có quyền sở hữu nhãn hiệu, và nếu không có tên thương mại là “Phở Thìn” hoặc cụm từ ngữ tương tự, thì ông B phải chứng minh (1) “Phở Thìn” là một chỉ dẫn thương mại của ông B, (2) đã được ông B sử dụng trên thực tế để kinh doanh phở, (3) ông C sử dụng cụm từ “Phở Thìn” như một “biểu tượng kinh doanh” hoặc “khẩu hiệu kinh doanh” và gắn nó lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện quảng cáo; bán, quảng cáo để bán (4) việc sử dụng đó khiến khách hàng nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh giữa ông C và ông B, hoặc nhầm lẫn về hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của dịch vụ nhà hàng phở, hoặc gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của phở; về điều kiện cung cấp dịch vụ nhà hàng phở.43 Để chứng minh các yếu trên là khó và tốn nhiều công sức.

    Đặc điểm chung của thỏa thuận đồng nhãn hiệu

      Quyền lợi của ông B, một người kinh doanh ngay tình, thiện chí, và đã có uy tín ở thị trường địa lý của mình sẽ được bảo hộ thuận lợi hơn trước những đối thủ cạnh tranh như ông C, mà không ảnh hưởng đến quyền lợi của ông A, và cũng không ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng. Nếu bên thứ ba không biết được những nội dung phân chia hoạt động kinh doanh giữa các chủ thể trong thỏa thuận, họ có thể dựa trên những thông tin thiếu sót, nhầm lẫn khi giao kết hợp đồng mua quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu nhãn hiệu.

      Cơ sở lý luận của thỏa thuận đồng nhãn hiệu

      Quyền tự do ý chí, tự do giao kết hợp đồng

      Dự thảo đưa ra các quy định cấm về mặt nguyên tắc “những thoả thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp trên cùng một thị trường liên quan”, tức không tính đến thị phần kết hợp của họ.64 Sau đó Dự thảo đưa ra những trường hợp thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được miễn trừ nếu có lợi cho người tiêu dùng và đáp ứng được một số điều kiện khác, hoặc thoả thuận hợp tác trong các ngành, lĩnh vực đặc thù đã được quy định tại luật khác có liên quan.65. Như vậy có những khả năng để một thỏa thuận đồng nhãn hiệu không bị cấm bởi luật cạnh tranh: hoặc (1) các bên trong thỏa thuận đồng nhãn hiệu không thuộc cùng một thị trường liên quan, tức không chịu sự điều chỉnh của luật cạnh tranh; hoặc (2) một thỏa thuận đồng nhãn hiệu không bao gồm những điều khoản hạn chế cạnh tranh, cũng cần lưu ý rằng khả năng này rất nhỏ vì nếu không có những điều khoản phân chia phạm vi kinh doanh sẽ khó mà triệt tiêu được khả năng nhầm lẫn của khách hàng; hoặc (3) luật Sở hữu trí tuệ quy định về thỏa thuận đồng nhãn hiệu như một “hợp đồng hợp tác”; hoặc (4) các bên tham gia thỏa thuận đồng nhãn hiệu chứng minh được thỏa thuận đó mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và đáp ứng được những tiêu chí bổ sung khác của luật cạnh tranh.66. 62 Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, và Nguyễn Ngọc Sơn, Giáo trình Luật Cạnh tranh, 13. Trường hợp miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại Điều 12 của Luật này có thể được miễn trừ có thời hạn nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau đây và có lợi cho người tiêu dùng:. a) Tác động thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ;. b) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế;. c) Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm;.

      Nguyên tắc cân bằng lợi ích

        Quyền lợi chính đáng của một chủ thể như vậy không nên bị tước đoạt.74 Hơn nữa trước khi có luật nhãn hiệu thống nhất trên toàn liên bang, luật nhãn hiệu hoàn toàn dựa trên thông luật và luật thành văn của tiểu bang.75 Tình trạng cục bộ pháp luật này sau này cũng xảy ra ở EU khi các quốc gia với hệ thống bảo hộ nhãn hiệu riêng biệt liên kết lại thành lập hệ thống bảo hộ nhãn hiệu chung như đã trình bày ở mục 1.3.1. Nếu một nhãn hiệu đã có uy tín với người tiêu dùng ở một vùng, thì dù ở vùng đó sản phẩm mang nhãn hiệu đó chưa được bán, nhãn hiệu cũng cần phải được bảo vệ.81 Những khu vực như vậy còn được gọi với thuật ngữ “vùng danh tiếng” – “zone of reputation”.82 Người tiêu dùng có thể dễ dàng biết đến nhãn hiệu và uy tín của nó bằng cách này hay cách khác, ví dụ qua phương tiện đại chúng hoặc qua truyền miệng giữa bạn bè, người thân.

        Những vấn đề pháp lý đặt ra với tThỏa thuận đồng nhãn hiệu và các vấn đề pháp lý

        Giao kết thỏa thuận đồng nhãn hiệu

          Những quy định này sẽ bảo vệ quyền lợi của bên yếu thế bằng cách yêu cầu (1) điều kiện giao dịch chung phải đảm bảo sự bình đẳng giữa các bên, (2) giải thích một điều khoản trong hợp đồng theo mẫu có lợi cho bờn yếu thế nếu điều khoản đú khụng rừ ràng, (3) vụ hiệu điều khoản miễn trỏch nhiệm của bên đưa ra hợp đồng theo mẫu hoặc đưa ra điều kiện giao dịch chung và điều khoản tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia, trừ khi có sự thỏa thuận khác. Nhưng, khi nó trở nên nổi tiếng trên một bậc nữa (và nổi tiếng theo một cách khác?), rồi trở thành tên chung, đóng góp vào từ điển của nhân loại để chỉ một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định, nhãn hiệu lại mất đi tính phân biệt.91 Quy luật lượng – chất của triết học Marx dường như đúng trong trường hợp này: Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất định, sẽ chuyển hóa thành những sự khác nhau về chất.92 Sự thay đổi về số lượng người tiêu dùng biết đến nhãn hiệu có thể thay đổi khả năng phân biệt của nhãn hiệu.

          Các điều khoản nên có trong một thỏa thuận đồng nhãn hiệu 1. Quy định của pháp luật Việt Nam về thỏa thuận đồng nhãn hiệu

            Trong trường hợp hai nhãn hiệu trùng nhau (hoặc có độ tương tự cao) cho hàng hóa, dịch vụ trùng nhau, Cục SHTT sẽ không chấp nhận bảo hộ kể cả có thư đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu đối chứng đi chăng nữa.100 Do không có văn bản chính thức của Cục SHTT về nội dung bắt buộc của thư đồng ý hay một thỏa thuận nào tương đương với thỏa thuận đồng nhãn hiệu, thật khó để có thể biết được quan điểm của nhà làm luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam về những nội dung bắt buộc của thỏa thuận đồng nhãn hiệu. Cách đơn giản hơn là mỗi bên, A và B, phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho người thứ ba khi bán sản phẩm, hàng hóa về thỏa thuận đồng nhãn hiệu, tương tự như việc pháp luật đặt ra nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên bao bì hàng hóa nếu được sản xuất theo hợp đồng hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.107 Nếu C sau khi có được thông tin này rồi mà vẫn bán hàng của B ở khu vực của A, và không có biện pháp ngăn ngừa sự nhầm lẫn của khách hàng hoặc gây ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của A thì A có thể kiện C vì xâm phạm nhãn hiệu.

            Hiệu lực của thỏa thuận

              Nếu các bên thấy có nguy cơ thỏa thuận của mình rơi vào trường hợp thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và bị cấm (khả năng 4), các bên nên nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, và phải chịu thêm chi phí, thêm thời gian. Nhưng nếu việc cấm thỏa thuận đồng nhãn hiệu theo quy định của luật cạnh tranh không đáp ứng được mục tiêu của luật cạnh tranh, luật SHTT nên quy định nó là một thỏa thuận hợp tác để các thỏa thuận đồng nhãn hiệu đương nhiên được miễn trừ khỏi luật cạnh tranh. Khả năng cuối cùng này có liên quan mật thiết đến bảo hộ độc quyền nhãn hiệu và cũng liên quan đến việc bảo hộ nhãn hiệu có phân vùng địa lý. Khả năng các bên trong thỏa thuận đồng nhãn hiệu không thuộc cùng một thị trường liên quan. Việc xác định thị trường liên quan suy cho cùng là xác định khả năng thay thế cho nhau giữa sản phẩm của các doanh nghiệp trên một khu vực không gian nhất định.112 Thị trường. 112 Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, và Nguyễn Ngọc Sơn, Giáo trình Luật Cạnh tranh, 12. liên quan theo luật cạnh tranh được xác định bởi thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan. Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ. “có thể thay thế cho nhau cả về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.”113 Thị trường địa lý liên quan được xác định “là một khu vực địa lý cụ thể trong đó có các hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận.”. Nếu hàng hóa, dịch vụ được xác định trong thỏa thuận đồng nhãn hiệu cùng thuộc cùng một nhóm trong danh mục Nice, chưa chắc chúng đã ở cùng thị trường sản phẩm liên quan. Hàng hóa, dịch vụ tương tự nhau xét trong luật nhãn hiệu có phạm vi rất rộng, dựa trên tiêu chí có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, tức khiến người tiêu dùng liên tưởng chúng với nhau. Hàng hóa, dịch vụ thuộc cùng thị trường sản phẩm liên quan có phạm vi hẹp hơn nhiều. Chẳng hạn trong vụ Zazu v. L'Oreal114 về nhãn hiệu “ZAZU”, một bên bán mỹ phẩm màu tóc điện tử, một bên kinh doanh dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, tòa án cho rằng có thể gây nhầm lẫn cho người tiờu dựng. Nhưng rừ ràng hai bờn khụng thuộc cựng một thị trường sản phẩm liên quan. Ví dụ khác, rượu Henessy ngoại nhập và rượu đế gò đen cùng là rượu, nếu cùng sử dụng nhãn hiệu “Henessy” thì có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Nhưng chúng không thể thay thế cho nhau do giá cả và đặc tính lý hóa của chúng khác nhau quá xa.115. Các chủ thể có trụ sở hoặc địa bàn phân phối sản phẩm ở những vùng địa lý cách biệt nhau là cơ sở quan trọng để ngăn ngừa sự nhầm lẫn của người tiêu dùng, hoặc là cơ sở để được chấp nhận cùng tồn tại mà không cần đến thỏa thuận ở Hoa Kỳ. Xét từ góc độ cạnh tranh, cho dù có sự thay đổi về giá cả và các điều kiện mua bán có gây bất lợi cho người tiêu dùng, họ cũng không thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp A bằng sản phẩm của doanh nghiệp B vì hai doanh nghiệp ở cách nhau quá xa, không cùng thuộc. 115 Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, và Nguyễn Ngọc Sơn, Giáo trình Luật Cạnh tranh, 12. một thị trường địa lý. Quyền lực thị trường của hai bên không liên quan tới nhau, A không phụ thuộc vào B và ngược lại. Xác định thị trường địa lý chủ yếu dựa vào chi phí vận chuyển, bản chất của sản phẩm và rào cản gia nhập thị trường.116. Có thể nói rằng khả năng hàng hóa, dịch vụ của các bên trong thỏa thuận đồng nhãn hiệu bị coi là cùng thuộc thị trường liên quan tương đối thấp vì khả năng rơi vào mỗi thị trường sản phẩm liên quan hoặc thị trường địa lý liên quan đều nhỏ. Khả năng được miễn trừ trong trường hợp bị cấm vì bị coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Dự thảo luật cạnh tranh mới nhất đưa ra 4 tiêu chí đi kèm tiêu chí lợi ích người tiêu dùng để được miễn trừ:117. “a) Tác động thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ;. b) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế;. c) Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm;. d) Thoả thuận các điều kiện thực hiện hợp đồng, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá.”. Tòa án nhận định chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ có độc quyền “với một cái tên” chứ không phải với ý tưởng hay hàng hóa nào.149 Thỏa thuận tuy không cho phép Clorox sử dụng nhãn hiệu PINE-SOL cho chất khử trùng nhưng không thể ngăn cản Clorox sử dụng những dấu hiệu khác gợi ý rằng chất khử trùng này có cùng nguồn gốc với những sản phẩm mang nhãn hiệu PINE-SOL.150 Dẫu rằng sử dụng dấu hiệu mới không hiệu quả bằng nhãn hiệu PINE-SOL quen thuộc, nhưng luật chống độc quyền không đảm bảo rằng các đối thủ cạnh tranh có quyền cạnh tranh mà không gặp phải trở ngại nào, miễn là quan hệ cạnh tranh nhìn một cách tổng thể không bị ảnh hưởng.151.

              Tác động của thỏa thuận đến quyền SHTT đối với nhãn hiệu được bảo hộ

                Điều này dẫn tới hai khả năng tương ứng: (i) hoặc các nhãn hiệu trong thỏa thuận không có khả năng phân biệt với nhau vào thời điểm hiện tại khi hiệu lực của hợp đồng bị chấm dứt; (ii) hoặc các nhãn hiệu trong thỏa thuận không có khả năng phân biệt với nhau ngay từ thời điểm giao kết hợp đồng. Hiệu lực của văn bằng trường bảo hộ có thể bị ảnh hưởng tiêu cực trong hai trường hợp:. hoặc hiệu lực văn bằng bảo hộ bị chấm dứt; hoặc hiệu lực văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ. Hiệu lực văn bằng bảo hộ bị chấm dứt đều dựa trên hành vi của chủ sở hữu hoặc sự tồn tại của. 169 SCT, ‘Summary of Replies to the Questionnaires on Letters of Consent’ Bảng 8. Đa số các quốc gia đều cho rằng bên cấp thư đồng ý không thể rút lại thư đồng ý, hoặc nếu rút được thì cũng không ảnh hưởng hiệu lực văn bằng bảo hộ của bên có nhãn hiệu đăng ký sau. chủ sở hữu, không có trường hợp chấm dứt vì sự kiện khách quan.170 Hiệu lực văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ dựa trên điều kiện về chủ thể và điều kiện về đối tượng bảo hộ, cả hai đều có hiệu lực hồi tố.171 Quyền yêu cầu hủy bỏ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có thời hiệu là năm năm trừ khi văn bằng được cấp do sự không trung thực của người nộp đơn. Thời hiệu này ngụ ý rằng nhãn hiệu đạt được khả năng phân biệt thông qua sự sử dụng trong vòng năm năm. Trong một thỏa thuận đồng nhãn hiệu giữa nhãn hiệu đăng ký trước và nhãn hiệu đăng ký sau, nếu không có thỏa thuận từ trước thời điểm nhãn hiệu sau được cấp văn bằng bảo hộ thì nhãn hiệu sau rơi vào trường hợp không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm được cấp văn bằng. Do vậy nếu thỏa thuận vô hiệu, hiệu lực văn bằng bảo hộ của nhãn hiệu sau có khả năng bị hủy bỏ. Quan hệ nhân quả này đáp ứng được logic hình thức của luật, nhưng lại không đáp ứng được tính công bằng. Nếu chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký trước vi phạm nghiêm trọng thỏa thuận, hoặc vi phạm nghĩa vụ được dùng làm căn cứ để một bên có quyền đơn phương hủy bỏ thỏa thuận, thì chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký sau đứng trước những lựa chọn sau: hoặc yêu cầu tòa án hủy bỏ thỏa thuận, và hiệu lực văn bằng bảo hộ của chủ sở hữu sau có khả năng bị hủy bỏ; hoặc. Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ. Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây:. a) Chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định;. b) Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp;. c) Chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại hoặc chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp;. d) Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;. đ) Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;. e) Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;. Hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ. Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ toàn bộ hiệu lực trong các trường hợp sau đây:. a) Người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu;. b) Đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ. Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu phụ thuộc vào nhận thức chung của người tiêu dùng, đây là một tiêu chí khách quan.173 Vấn đề còn lại là liệu chủ sở hữu nhãn hiệu đã có ý thức bảo vệ quyền lợi của mình, hay sự hành động hoặc không hành động của chủ sở hữu là nguyên khiến khiến nhãn hiệu mất đi khả năng phân biệt trong mắt người tiêu dùng.174 Nếu sự suy giảm khả năng phân biệt đến từ chủ thể thứ ba hay chủ sở hữu nhãn hiệu đã có nỗ lực bảo vệ quyền lợi của mình thì quyền sở hữu trí tuệ chủ sở hữu vẫn được bảo vệ.175 Áp dụng vào thỏa.

                Khuyến nghị xây dựng pháp luật

                  Lựa chọn thỏa thuận cấp 1 (lựa chọn 1 ở ví dụ trên) là lựa chọn mà hai bên thỏa thuận được chỉ một mình A được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, sau đó hai bên thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ mỗi bên cơ bản là (i) A sẽ đồng ý để cho B sử dụng dấu hiệu giống với nhãn hiệu của mình mà không yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý, khởi kiện hay tiến hành các biện pháp ngăn chặn đối với B nếu (ii) B tuân thủ thỏa thuận; (iii) thậm chí A có thể hỗ trợ B bảo vệ quyền lợi trước người thứ ba, khi có người khác bắt chước dấu hiệu của B, nếu cũng giống với nhãn hiệu của A thì A sẽ khởi kiện người đó. Việc sửa điều 90.2 Luật SHTT Việt Nam nói trên mới chỉ là một ý tưởng, cần có những tiêu chuẩn cụ thể hơn để đánh giá thế nào là sự thiện chí của người đăng ký sau trong việc sử dụng nhãn hiệu, thế nào là uy tín của nhãn hiệu của người đăng ký sau với người tiêu dùng, chưa kể cần thêm những điều kiện khác ngoài hai tiêu chí thời gian và thiện chí mà trong phạm vi một khóa luận người viết chưa thể nghiên cứu cặn kẽ.

                  TỔNG KẾT

                   Nếu chỉ có một bên muốn tiếp tục sử dụng dấu hiệu của mình cho hàng hóa dịch vụ, và bên còn lại không quá quyết tâm giữ dấu hiệu, thì bên muốn tiếp tục sử dụng nên đứng vào vị trí người A và trả một khoản tiền tùy theo rủi ro để bên còn lại chấp nhận đứng vào vị trí người B và giao kết thỏa thuận đồng nhãn hiệu cấp độ 1. Dựa trên ba cơ sở (i) chức năng kinh tế cơ bản là tiết kiệm chi phí tìm kiếm của nhãn hiệu, (ii) mục tiêu bảo vệ cạnh tranh và người tiêu dùng của pháp luật về nhãn hiệu, (iii) nguyên tắc tự do ý chí của các chủ thể tư; khóa luận tìm hiểu một biện pháp nhằm bảo vệ những chủ thể đã sử dụng dấu hiệu một cách trung thực, ngay thẳng và có danh tiếng, đó là thỏa thuận đồng nhãn hiệu.