MỤC LỤC
Luận ỏn làm rừ thực trạng quản lý nguồn nhõn lực; Phõn tớch những nguyờn nhõn hạn chế chủ yếu; Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nguồn nhân lực thông tin - thư viện tại các trường đại học ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học trong bối cảnh mới. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án giúp các nhà lãnh đạo trong các trường đại học, các nhà quản lý thư viện đại học ở Việt Nam có cơ sở trong việc hoạch định chính sách và cải tiến hoạt động quản lý nguồn nhân lực thông tin - thư viện, hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan và tạo động lực cho người lao động; Là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu về quản lý nguồn nhân lực nói chung và quản lý nguồn nhân lực thông tin - thư viện đại học nói riêng.
Có thể nói ,cơ cấu tổ chức của thư viện đã tồn tại và sẽ tồn tại ngay cả khi thư viện bước sang chuyển đổi số.Tuy nhiên cần có một lưu ý là, nếu như trước đây mô hình quản lý nguồn nhân lực theo chức nghiệp rất phù hợp với các mô hình cơ cấu tổ chức này vì người được tuyển dụng theo bàng cấp sẽ được bố trí sử dụng ở bất kỳ vị trí công việc thuộc các bộ phận, phong ban khác nhau thì nay với mô hình quản lý nguồn nhân lực theo vị trí việc làm cũng trong cơ cấu tổ chức thư viện như vậy nhưng lại đòi hỏi người được tuyển dụng phải có năng lực thực tế đáp ứng được yêu cầu cụ thể của công việc trên từng vị trí công tác. Biết sử dụng các công cụ ứng dụng KH&CN vào quản lý các hoạt động; Sử dụng nhân lực thư viện linh hoạt, đảm bảo đúng người đúng việc, thích ứng nhanh được với yêu cầu mới của hoạt động thư viện hiện đại; Tạo ra được tầm nhìn và cam kết thực hiện nó; Tạo ra môi trường thuận lợi để đạt được mục tiêu chiến lược; Tập hợp được các sáng kiến của tổ chức dựa trên sự kết nối và phát huy được trí tuệ của cộng đồng; Tạo lập và củng cố những thái độ tích cực sẵn sàng thích ứng với những thay đổi của tổ chức; Có khả năng làm việc, giao tiếp hài hòa với cấp dưới, biết làm cho người khác vừa tuân phục, vừa mến mộ mình.
- Mức độ hài lòng với vị trí công việc họ đang đảm nhận trong thư viện. Đây là yếu tố quan trọng khi đánh giá năng lực quản lý nguồn nhân lực. Mức độ hài lòng của nhân viên thư viện với vị trí công việc họ đang đảm nhận trong thư viện phụ thuộc nhiều vào khả năng tổ chức của người quản lý. Trong đó các nội dung căn bản như lựa chọn mô hình cơ cấu tổ chức, bố trí nhân sự vào các vị trí công việc cũng như việc tạo động lực cho họ làm việc. - Mức độ hài lòng với thu nhập hiện tại. Theo tác giả Bryan Edwards và các cộng sự [75], sự thành công của tổ chức, sự hài lòng trong công việc cũng liên quan đến nhận thức của nhân viên về việc trả lương và phúc lợi đầy đủ. Mặc dù lương và phúc lợi không phải là lý do duy nhất khiến nhân viên tìm thấy sự hài lòng ở nơi làm việc của họ, nhưng nghiên cứu trong hơn 30 năm cho thấy rằng lương và phúc lợi đã xếp hạng cao trong danh sách các yếu tố hài lòng trong công việc. Trong lĩnh vực thông tin - thư viện ở Việt Nam, những quy định về lương và phúc lợi của người làm công tác thư viện qui định bởi nhiều văn bản qui phạm pháp luật và các nhà quản lý thư viện phải thực thi. Tuy nhiên, việc vận dụng các văn bản qui phạm pháp luật này đòi hỏi sự linh hoạt từ người quản lý. Bên cạnh đó, việc sử dụng tốt phương pháp quản lý kinh tế sẽ là yếu tố có tính quyết định đến mức độ hài lòng của nhân viên với thu nhập hiện tại. Tại Việt Nam hiện nay, xu hướng chung của các trường đại học là chuyển sang mô hình tự chủ. Đây là điều kiện rất tốt để các nhà quản lý có thể vận dụng tốt phương pháp kinh tế trong quản lý theo mô hình trả lương theo vị trí việc làm. Thực tế này sẽ tạo điều kiện tốt trong việc nâng cao mức độ hài lòng của người lao động trong lĩnh vưc thông tin - thư viện về thu nhập. Thư viện đại học và những đặc thù trong quản lý nguồn nhân lực. và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:. a) Phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với mục tiêu, nội dung, chương trình, lĩnh vực, ngành đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ của cơ sở giáo dục đại học;. b) Tiếp nhận, bổ sung và tổ chức khai thác khóa luận, đồ án, luận văn, luận án, kết quả nghiên cứu khoa học của người học và người dạy trong cơ sở giáo dục đại học; xây dựng tài liệu nội sinh, cơ sở dữ liệu học liệu, tài nguyên học liệu mở;. c) Tổ chức không gian đọc; hướng dẫn sử dụng sản phẩm thư viện và dịch vụ thư viện; hoàn thiện kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin; củng cố, mở rộng kiến thức cho người học, người dạy và cán bộ quản lý;. d) Thực hiện liên thông với thư viện trong nước và nước ngoài;. đ) Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ sở giáo dục đại học giao. Tùy theo từng vị trí chức vụ mà có các cách tính khác nhau: (1) tính theo phần trăm lương, (2) tính bằng một khoản tiền cố định, (3) tính ngay trong danh mục lương trả theo vị trí việc làm. Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh lãnh đạo cũng chỉ hưởng một mức phụ cấp. + Phụ cấp độc hại, nguy hiểm: Theo khoản 7 Điều 6 Nghị định 204/2004, phụ cấp độc hại, nguy hiểm áp dụng với viên chức làm nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại, nguy hiểm chưa được xác định trong mức lương. Hiện nay, theo quy định, nhân lực thư viện được hưởng 2 chế độ phụ cấp độc hại:. Mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm là hệ số 0,2 so với lương tối thiểu. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm, nếu làm việc dưới 4 giờ trong ngày thỡ được tớnh bằng ẵ ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 giờ trở lờn thỡ được tính cả ngày làm việc. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Điều kiện được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và mức bồi dưỡng.. Mức bồi dưỡng. Nguyên tắc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật.. Mức bồi dưỡng cụ thể đối với từmg người lao động được xác định như sau:.. b) Người sử dụng lao động xem xét, quyết định việc thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật ở mức 1 (10.000 đồng) đối với người lao động làm các công việc không thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiếm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiếm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, nhưng đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiếm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm..”.
Ví dụ: Số lượng nhân viên thực hiện các công việc đơn thuần như kiểm soát thẻ, trông coi sách tại hệ thống các phòng phục vụ… sẽ bị giảm đi và thay thế vào đó là hệ thống máy mượn trả sách tự động, hệ thống tư vấn thông tin từ xa, hệ thống các kho mở, hệ thống an ninh thư viện, kiểm kê tự động… Thực trạng này đòi hỏi viên chức quản lý thư viện phải có cái nhìn tổng thể, kỹ lưỡng cho công tác QL NNL của thư viện mình để thích nghi với sự thay đổi. - Về năng lực của viên chức quản lý thư viện: Nếu như các nhà quản lý nguồn nhân lực tại thư viện có năng lực tốt thì sẽ có khả năng phân tích và hiểu sâu về chiến lược phát triển thư viện, từ đó có đóng góp tích cực vào xây dựng chiến lược nguồn nhân lực và đảm bảo sự gắn kết hài hòa giữa các chính sách và thực tiễn hoạt động của nguồn nhân lực.
Ngoài lương cơ bản được hưởng theo quy định của Nhà nước, các trường đại học tự chủ và chưa tự chủ đã xây dựng các chế độ đãi ngộ khác như: lương tăng thêm, phụ cấp, tiền thưởng, phúc lợi,… trong đó, có những khoản bắt buộc theo quy định nhưng cũng có rất nhiều khoản do nhà trường tự xây dựng nhằm động viên, khuyến khích tinh thần cống hiến của người lao động vì sự phát triển chung của nhà trường và sự phát triển riêng của thư viện. Các thư viện đều đã tiến hành hoạch định nguồn nhân lực nhưng việc thực hiện các nội dung trong hoạch định nguồn nhân lực thì chưa được thực hiện một cách đầy đủ và nghiêm túc, trong đó nội dung (3.Dự báo khả năng cung nhân lực) và nội dung (5.Cân đối cung cầu nhân lực và điều chỉnh nhân lực) các thư viện thuộc khối đại học chưa tự chủ đạt tỷ lệ còn thấp so với các thư viện thuộc khối đại học đã tự chủ.
Mặc dù các cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành các văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến quản lý nhân lực theo vị trí việc làm trong các tổ chức nói chung và các đơn vị hành chính sự nghiệp nói riêng như: Thông tư số 12/2022/TT-BNV ngày30/12/2022 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn về vị trí việc làm công chức lãnh đạo, quản lý; nghiệp vụ chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan, tổ chức hành chính và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập[9];. Trên cơ sở khảo sát thực trạng 23 thư viện tại các trường đại học ở Việt Nam và những qui định trong Quyết định số 156/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 29/01/2022 về việc Ban hành Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch; Tác giả luận án đã xây dựng danh mục vị trị việc làm tại thư viện đại học (Bảng 3.1) gồm có 11 vị trí việc làm, trong đó bao gồm 05 vị trí cho viên chức quản lý thư viện và 05 vị trí cho nhân viên thư viện.
Và cũng cần phải lưu ý đến phương thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, có thể là: Đào tạo tại chỗ (là hình thức đào tạo ngay trong quá trình làm việc của nhân sự tại thư viện, họ có thể quan sát, học hỏi và thực hiện theo sự hướng dẫn của đồng nghiệp có kinh nghiệm); Đào tạo bên ngoài (là hình thức đào tạo ngoài nơi làm việc, yêu cầu nhân sự phải tách khỏi công việc mà họ đang làm, như: tham gia các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, sang các thư viện khác học tập, chia sẻ kinh nghiệm hoặc đến học tập tại các cơ sở đào tạo chuyên môn về ngành thư viện). - Thứ năm, đánh giá hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cần: Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng (bao gồm: Chất lượng các khóa đào tạo;. Chất lượng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo; Chất lượng người tham gia sau khi đào tạo; Kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra); Đánh giá những thay đổi của người tham gia sau khi đào tạo, bồi dưỡng (bao gồm: Thái độ của người được tham gia với chương trình đào tạo;. Khả năng tiếp thu); Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng thông qua kết quả thực hiện nhiệm vụ của thư viện.
BỘ VĂN HểA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HểA HÀ NỘI.