Phân tích sự biến động của thị trường tài chính Việt Nam thời gian qua dựa trên lý thuyết lượng cầu tài sản

MỤC LỤC

Thị trường tài chính Việt Nam

Thị trường tài chính Việt Nam thời gian qua

Thị trường tài chính Việt Nam cũng có sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, do có nhiều cơ hội đầu tư sinh lời cao, do có nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ của chính phủ, do có nhiều thị trường và sản phẩm tài chính mới mẻ và đa dạng. Theo Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023 được Chính phủ ban hành, một trong các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm là tập trung cao độ cho ổn định, phát triển an toàn, bền vững các thị trường tiền tệ, tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, bất động sản. Về chính sách phát triển thị trường vốn, trong năm 2023, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ tiếp tục tham mưu, trình các cấp có thẩm quyền hoàn thiện khung pháp lý thông qua rà soát, nghiên cứu các quy định pháp lý và các cơ chế, chính sách để sửa đổi, bổ sung kịp thời, đảm bảo phù hợp với thực tế phát triển của thị trường chứng khoán.

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng thị trường sẽ được nâng cấp, hoàn thiện với việc đưa vào vận hành hệ thống công nghệ thông tin KRX, tạo điều kiện triển khai các sản phẩm, dịch vụ mới trên thị trường chứng khoán và đảm bảo thị trường vận hành thông suốt, liên tục, an toàn và hiệu quả. Chủ trương điều hành chính sách tiền tệ và chính sách phát triển thị trường vốn năm 2023, kết hợp với những kết quả khả quan về tình hình kinh tế - xã hội, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo dù bối cảnh thế giới năm 2022 có nhiều biến động phức tạp, lạm phát tăng cao, chính sách tiền tệ của các nước lớn được điều hành theo hướng thắt chặt, tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất ổn đối với kinh tế - tài chính trong nước đã góp phần giữ vững hoạt động của thị trường ổn định, thông suốt và khởi sắc trong tháng đầu năm 2023. Rủi ro của hệ thống ngân hàng ngày càng gắn kết chặt chẽ với rủi ro của các tổ chức tài chính phi ngân hàng, thị trường chứng khoán và bất động sản.

Quy mô thị trường vốn (vốn hóa cổ phiếu, dư nợ trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp) khoảng 8,4 triệu tỷ đồng, tương đương 88% GDP. Quy mô thị trường vốn giảm mạnh sau khi đạt đỉnh cuối năm 2021 (khoảng 132% GDP) chủ yếu do vốn hóa thị trường cổ phiếu và dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) giảm. Một vấn đề của nền kinh tế đó là tăng trưởng tín dụng đang ở mức thấp thứ hai so với cùng kỳ giai đoạn 2017 - 2023, chủ yếu do khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế thấp.

Nợ xấu tăng từ cuối năm 2021 do nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, thị trường bất động sản và thị trường TPDN gặp nhiều khó khăn, khả năng trả nợ của doanh nghiệp và người dân bị suy giảm. NHNN và dư nợ của các tổ chức phát hành TPDN chậm thanh toán gốc, lãi, doanh nghiệp bất động sản; rủi ro tập trung vào cho vay lĩnh vực bất động sản, thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu khởi sắc. Sau giai đoạn điều chỉnh, hệ số P/E của chỉ số VN-Index khoảng 14,5 lần, thấp hơn các thị trường Thái Lan, Malaysia, Indonesia.

Ba quý đầu năm 2023, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường giảm 5,0% (bảo hiểm nhân thọ giảm 9,7%, bảo hiểm phi nhân thọ tăng 6,7% - tốc độ tăng trưởng chậm lại) do suy giảm niềm tin đối với kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) và tình hình kinh tế khó khăn. Hoạt động khai thác hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mới 3 quý đầu năm 2023 gặp khó khăn; kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng và kênh đại lý cá nhân đều bị ảnh hưởng do suy giảm niềm tin trên thị trường. Theo đó, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ của các hợp đồng khai thác mới giảm 42% so với cùng kỳ năm 2022; doanh thu phí khai thác mới của các doanh nghiệp chiếm thị phần lớn giảm từ 33-61%.

Hiệu suất đầu tư các lớp tài sản tính từ đầu năm đến giữa tháng 12 năm 2023

Đề xuất các giải pháp cải thiện thị trường tài chính Việt Nam

Hệ thống tài chính Việt Nam đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ và sức chịu đựng ngày càng được tăng cường song triển vọng phát triển phụ thuộc khá lớn vào phục hồi của nền kinh tế và thị trường tài chính toàn cầu, sự ổn định, bền vững của niềm tin nhà đầu tư trên thị trường. Thứ nhất, sớm hoàn thiện hành lang pháp lý cho các mô hình kinh doanh mới trong nền kinh tế số và tài chính - tiền tệ số và tài chính xanh (bao gồm cơ chế quản lý thử nghiệm - Regulatory Sandbox), nhằm tạo điều kiện cho hoạt động của các công ty Fintech, các mô hình kinh doanh mới như kinh tế chia sẻ, ứng dụng Blockchain, AI, điện toán đám mây, chia sẻ thông tin - dữ liệu…; (ii) Xây dựng Trung tâm Fintech (có thể lựa chọn TP. Hồ Chí Minh, bởi đây là nơi đặt trụ sở của 60% Công ty Fintech và các CLB Fintech) để hỗ trợ NHNN, Ban chỉ đạo. Fintech, các TCTD trong quá trình vận hành cơ chế quản lý thử nghiệm; (iii) Nghiên cứu thành lập Nhóm chuyên trách nghiên cứu về xu hướng tiền KTS do NHTW phát hành trên thế giới và cách tiếp cận của Việt Nam; (iv) Xây dựng lộ trình phát triển hệ thống tài chính xanh của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045 với 4 trụ cột chính: trung gian tài chính xanh, các công cụ huy động vốn xanh, các doanh nghiệp đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh.

Thứ hai, chú trọng nâng cao năng lực quản lý, giám sát, an toàn và ổn định hệ thống tài chính-tiền tệ: (i) NHNN và các cơ quan quản lý, giám sát (UBCK, Bảo hiểm tiền gửi…) cần độc lập và được trao quyền nhiều hơn; (ii) Chú trọng xây dựng mô hình quản lý-giám sát rủi ro hệ thống, mô hình ổn định tài chính - tiền tệ và cơ chế xử lý khủng hoảng; (iii) Hiện đại hóa các công cụ, hình thức thanh tra, giám sát; thực thi chế tài nghiêm minh đối với các vi phạm trên thị trường; (iv) Tiếp tục nâng cao hiệu quả phối hợp chính sách (nhất là giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa) nhằm đạt hiệu quả trong chính sách lãi suất, huy động vốn trung dài hạn. Thúc đẩy tiến trình nâng hạng của TTCK Việt Nam; (v) Tỏch bạch rừ cỏc khoản tớn dụng chính sách với tín dụng thương mại để gia tăng tính tự chủ trong hoạt động của các ĐCTC; (vi) Xây dựng bộ chỉ số đánh giá mức độ xanh hóa hệ thống tài chính (ngân hàng xanh, đầu tư xanh, chứng khoán xanh, bộ chỉ số phát triển bền vững doanh nghiệp - sustainability sub-index (SSI) và bộ chỉ số tổng hợp tài chính xanh (GFI). Thứ ba, cơ quan quản lý cần chủ động xây dựng và nhất quán thực thi Chiến lược chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng (là 1 trong 8 lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số đầu. tiên theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng), trong đó xây dựng, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu, xây dựng nguồn nhân lực số và hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại là then chốt.

Thứ tư, xây dựng và thực thi Đề án nâng hạng TTCK Việt Nam, trong đó, tính minh bạch, chuyên nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm - dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm hỗ trợ quản lý rủi ro, sản phẩm tài chính số và tài chính xanh là rất quan trọng. Cuối cùng, chú trọng phổ cập kiến thức tài chính, nâng cao nhận thức của người dân khi sử dụng các dịch vụ tài chính số và phát triển tài chính xanh, như là một trụ cột trong Chiến lược tài chính toàn diện đến năm 2030.