MỤC LỤC
Một trong những ưu điểm lớn nhất của quản trị theo khoa học đó là việc xác định các công việc và phương pháp quản trị một cách khoa học, nâng cao năng suất lao động dựa trên sự thay đổi của chính bản thân người quản trị và cách thức của sự thay đổi chỉ được xác định thông qua nghiên cứu khoa học là quan điểm của quản trị theo khoa học, các tư tưởng của quản trị theo khoa học đã thực sự hiệu quả khi nó đã làm tăng năng suất lao động một cách nhanh chóng trong nhiều ngành công nghiệp và thậm chí đến tận ngày nay thì quản trị theo khoa học vẫn đóng một vai trò rất quan trọng. Nhưng bên cạnh đó thì quản trị theo khoa học cũng mang lại nhiều hạn chế về mối quan hệ giữa nhà quản trị và người lao động vì cách tiếp cận theo khoa học dường như đã lãng quên đi nhu cầu và bối cảnh nơi làm việc của người lao động để từ đó kéo theo nhiều hệ lụy khó lường. Quản trị theo khoa học là bước tiến đầu tiên trong con đường hiện thực hóa quan điểm quản trị cổ điển nên khó tránh khỏi những sai lầm hay thiếu sót, thông qua các hạn chế về quản trị theo khoa học để các nhà quản trị đưa ra các quan điểm quản trị về sau hoàn thiện và đầy đủ hơn.
Tổ chức quan liêu được Max Weber - nhà lý thuyết người Đức hình dung dựa trên quan điểm mới, để một tổ chức thành công và bền vững thì cần có một cách quản trị mới, thật sáng tạo mà cũng đảm bảo quyền lợi của nhân viên trong tổ chức, quyền lực được phân chia từ thấp đến cao, người lao động làm việc cho tổ chức, trung thành với tổ chức thay vì với một cá nhân như trước đây. Việc tiếp cận các tư tưởng quản trị theo mối quan hệ con người cũng được đánh giá cao thông qua việc thông hiểu các hành vi, nhu cầu hay thái độ của con người nơi làm việc, đồng thời quan điểm về con người cũng được thể hiện qua các mối quan hệ tương tác giữa cá nhân với cá nhân, hay cá nhân với tổ chức. “Khái niệm lý thuyết về sự chấp nhận quyền lực” được Barnard hình thành nhằm phản ánh việc các nhân viên trong tổ chức sẽ chấp nhận công việc được giao từ nhà quản trị của mình hay là từ chối vì phần thưởng họ nhận được không xứng đáng với phần công việc họ đảm nhận.
Biết nắm bắt tõm lý nhõn viờn, hiểu rừ họ cần gỡ và mong muốn gỡ khi đến với tổ chức của mình thì nhà quản trị mới tạo được động lực làm việc cho nhân viên của mình được, làm được như thế thì tổ chức mới gia tăng được năng suất cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra. Thay đổi cách quản trị nơi làm việc theo hướng công nghệ giúp cho doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với sự tiến bộ vượt bậc của nhân loại trong lĩnh vực công nghệ thông tin, vừa đảm bảo sự thống nhất của toàn tổ chức, vừa giúp doanh nghiệp tối ưu hoạt động kinh doanh, tăng doanh thu và nâng cao chất lượng quản trị.
Nắm bắt được nhu cầu và mong muốn của họ là điều kiện tiên quyết mà một tổ chức doanh nghiệp phải nắm được, áp dụng công nghệ thông tin trong việc quảng bá sản phẩm hay thực hiện các chức năng khác trong quản trị quan hệ khách hàng (CRM) nhằm giúp cho tổ chức. Yêu cầu về thị trường lao động cũng tăng dần theo sự thay đổi của thị trường như: Yêu cầu người lao động phải có sự thông hiểu về công nghệ máy tính hay sự cạnh tranh về nguồn nhân lực đầu vào của doanh nghiệp có yêu cầu cao về trình độ học vấn, nhận thức giáo dục trong khâu tuyển chọn. Những khó khăn mới cho các nhà quản trị trong một thế giới đang đổi mới hàng ngày, những yêu cầu về thị trường lao động, là những nhân viên trực tiếp tiếp nhận các công việc trong tổ chức, vậy nên nhà quản trị cũng phải đặt nhiều “sự quan tâm” vào việc tuyển chọn nhân tài - người cầm cán thì tổ chức mới ổn định và phát triển lâu dài được.
Có rất nhiều các loại hình văn hoá tổ chức khác nhau, vậy nên cần tìm ra một loại hình văn hóa phù hợp nhất với bối cảnh cũng như nhu cầu của từng tổ chức, nhằm đảm bảo phát huy được hết các ưu điểm cũng như hạn chế tối đa những nhược điểm của của từng loại hình văn hóa. Thực hiện truyền thụng để mọi nhõn viờn trong tổ chức cú thể nắm rừ cỏc giỏ trị văn húa mới hình thành, duy trì cam kết trong việc theo đuổi các giá trị văn hóa trong suốt những giai đoạn khó khăn hay khủng hoảng, điều này sẽ giúp các tổ chức vượt qua được khó khăn trước mắt, đồng thời cũng giúp cho tổ chức mạnh mẽ hơn. Việc thực hiện và duy trì văn hóa định hướng năng suất cao không phải là dễ dàng trong môi trường đầy biến động và thay đổi như ngày nay, tuy nhiên thông qua ngôn từ và hành động thì các nhà quản trị sẽ cho mọi người trong công ty thấu hiểu được các giá trị văn hóa có tầm quan trọng như thế nào đối với tổ chức.
Mục đầu tiên “Bạn đã sẵn sàng để làm việc trong môi trường quốc tế?” Câu hỏi mở cho sinh viên nhằm đặt ra vấn đề “Bạn đã thực sự sẵn sàng để trao đổi, đàm phán với những người đối tác quốc tế chưa?” Có rất nhiều nhà quản trị làm việc rất tốt và hiệu quả với các đối tác trong nước nhưng khi tiếp xúc với các đối tác từ một quốc gia khác họ lại tỏ ra vô cùng lúng túng và thiếu sự linh hoạt trong giao tiếp mặc dù trình độ ngoại ngữ của họ lại vô cùng tốt. Lĩnh vực công nghệ thông tin dần phổ biến và trải rộng khắp các quốc gia, việc tìm hiểu và nghiên cứu thị trường kinh doanh của một tổ chức quốc tế hiện nay là hoàn toàn có thể, và thậm chí là bạn có thể biết được cách thức hoạt động và tổ chức của nó chỉ bằng một cái click chuột. Để có một tư duy toàn cầu tốt và hoàn thiện thì đòi hỏi nhà quản trị cần phải biết và hiểu về con người và các nền văn hóa khác, phải có lối tư duy mở, không phán đoán một cách chủ quan, mơ hồ, phức tạp dẫn đến việc quá tải thông tin mà đưa ra các quyết định sai.
Những đặc trưng của một công ty đa quốc gia như là: Được quản trị theo một hệ thống kinh doanh hợp nhất toàn cầu, được kiểm soát bởi một hệ thống quyền lực quản trị duy nhất và hệ thống này sẽ ra các quyết định chiến lược cơ bản cho các công ty mẹ và các chi nhánh; tiến hành hoạt động quản trị theo quan điểm toàn cầu. Bên cạnh các ưu điểm nổi bật thì toàn cầu hóa cũng để lại những nhược điểm mà một nhà quản trị cần phải đối mặt như là: Toàn cầu hóa khiến cho người dân của quốc gia đó mất việc làm hay là người lao động nước ngoài không được đảm bảo quyền lợi và sức khỏe của mình khi lao động tại nước ngoài. Những vấn đề nóng hổi về làn sóng chống toàn cầu hóa đang được diễn ra hàng ngày, hàng giờ, điều đó buộc các nhà quản trị và các cơ quan chức năng phải cùng ngồi lại và cùng nhau thảo luận nhằm tìm ra giải pháp tối ưu nhất, đảm bảo những lợi ích của toàn cầu hóa được chia sẻ đầy đủ đến tất cả mọi người một cách công bằng.
Nêu lên các khía cạnh về giá trị của Hofstede bao gồm bốn khía cạnh của hệ thống giá trị quốc gia tác động đến tổ chức và mối quan hệ làm việc của người lao động: Khoảng cách quyền lực, né tránh bất ổn, chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể; nam tính/ nữ tính. GATT là hiệp ước chung về thương mại và thuế quan, bắt đầu với việc đồng thuận về một tập hợp các quy định để chống việc phân biệt trong mậu dịch, đơn giản hóa các quy trình, thủ tục, tiến hành đàm phán khi có bất đồng, và có sự tham gia của các quốc gia kém phát triển hơn trong thương mại quốc tế.