MỤC LỤC
Tuyến huyện là tuyến cơ sở thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, cũng là tuyến đầu tiên, cơ bản để triển khai chương trình phòng, chống bệnh lao, bao gồm: phát hiện bệnh lao phổi bằng soi đờm trực tiếp tìm vi khuấn lao, chỉ định điều trị ngoại trú tại xã nơi gần nhà người bệnh nhất, giám sát việc thực hiện chương trình phòng, chống bệnh lao tại tuyến xã. Bệnh lao kháng thuốc xuất hiện khi có vi khuẩn lao kháng với một hoặc nhiều loại thuốc chống lao, nguyên nhân là do bệnh nhân không hợp tác, không tuân thủ đúng NTĐT được quy định của chương trình chống lao (CTCL), một nguyên nhân khác hay gặp là do thầy thuốc kê đơn không đúng do không phối hợp đầy đủ các thuốc chống lao, liều lượng thuốc không đủ, hướng dẫn bệnh nhân không đúng cách, điều trị không đủ thời gian [6], [11], [15], [16], [25], Kết quả điều trị với bệnh nhân kháng thuốc thường không cao, nhất là đối với bệnh nhân đa kháng thuốc. Năm 1992 từ một trường hợp mắc lao kèm nhiễm HIV đầu tiên ở Việt Nam thì đến tháng 12/1997 chúng ta đã phát hiện hơn 722 trường hợp [13], sổ lượng bệnh nhân lao/HIV tăng sẽ làm tăng gánh nặng và giảm hiệu quả của CTCLQG vì việc chẩn đoán bệnh lao ở người nhiễm H1V(+) khó khăn hơn, tỷ lệ tử vong trong số bệnh nhân Lao/HIV cao hơn sẽ làm giảm kết quả điều trị khỏi bệnh của CTCL.
Năm 2006, Bệnh viện Lao và Bệnh phối Trung ương tiến hành một nghiên cứu tìm hiếu sự quan tâm của gia đình, cộng đồng với bệnh nhân lao và giám sát điều trị của nhân viên y tế trong thời gian điều trị tại 8 tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, Tây Ninh, Kiên Giang, Bình Dương trong đó có tìm hiểu thực tế hoạt động giám sát điều trị của nhân viên y tể đổi với bệnh nhân. Một số yếu tổ ảnh hưởng đến việc điều trị lao đó là: Tổ chức dịch vụ y tế khó khăn, cung cấp thuốc không đều, diễn biến bệnh không tốt, tác dụng phụ của thuốc, trình độ văn hóa thấp, kém hiểu biết, thiếu giáo dục truyền thông, thiếu giám sát của cán bộ y tế, đời sống thiếu thốn (20], Tác giả đã đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị không đúng đối với từng nguyên tắc của cả bệnh nhân và. Năm 2005 Phạm Ngọc Hân nghiên cứu về TTĐT của bệnh nhân lao tại quận Hoàn Kiếm, bằng phương pháp mô tả cat ngang, kết hợp nghiên cứu định tính định lượng và sử dụng số liệu thứ cấp, kết quả 68,8% bệnh nhân tuân thủ đúng NTĐT, 31,2% không tuân thủ, trong đó NTĐT đủ thời gian quy định bệnh nhân tuân thủ sai nhiều nhất (45/53, 84,9%) và tác giả đã tìm ra 6 mối liên quan đến TTĐT của bệnh nhân đó là: trình độ học vấn, nghề nghiệp, tác dụng phụ của thuốc, sự quan tâm động viên của người thân, hiểu biết về các NTĐT bệnh lao, nhận thức cần hay không cần thực hiện các NTĐT [19].
Mới đây, năm 2009 Nguyễn Đăng Trường nghiên cứu về kiến thức thực hành TTĐT lao của bệnh nhân ở Thanh Trì - Hà Nội cũng bàng mô tả cắt ngang kết hợp định tính và định lượng đã cho kết quả 51,5% bệnh nhân tuân thủ đúng NTĐT và nghiên cứu tìm thấy 2 mối liên quan đến việc TTĐT lao là: phản ứng phụ của thuốc và sự động viên hỗ trợ của người thân [30]. Phác đồ DOTS đã đưa ra phương thức giúp nhân viên y tế cách quản lí thuốc lao cũng như quản lí bệnh nhân từ lúc điều trị cho đến khi kết thúc, theo đó nhân viên y tế phải quản lí việc cung cấp thuốc lao cho bệnh nhân đúng theo qui định và bắt buộc phải giám sát người bệnh điều trị để bảo đảm rằng họ đang sử dụng đúng và đầy đủ phác đồ điều trị.
- Cán bộ y te làm công tác chổng lao làm việc tại TTYT Hai Bà Trưng (5 cán bộ), 1 bác sỹ trực tiếp khám và chỉ định điều trị cho bệnh nhân, 1 cán bộ quản lý chương trình (thuộc phòng khám lao Quận) và các cán bộ làm công tác chống lao ở một số phường. - 6 bệnh nhân lao: gồm cả bệnh nhân đã điều trị và đang điều trị, có cả nam và nữ, thuộc các nhóm tuổi, cả bệnh nhân mới điều trị và bệnh nhân điều trị lại. Chọn mẫu định lượng: Chọn mẫu toàn bộ bệnh nhân lao phổi được quản lý điều trị tại phòng khám lao Hai Bà Trưng từ tháng 1 đến hết tháng 12 năm 2009, đáp ứng được những tiêu chuấn của đối tượng nghiên cứu.
- 01 cán bộ phụ trách chương trình vì họ là người nắm được toàn bộ tình hình chung về quản lý điều trị bệnh nhân lao tại quận Hai Bà Trưng. Phỏng vấn trực tiếp: Sử dụng bộ câu hỏi có cấu trúc (phụ lục 2) để phỏng vấn kiến thức, thái độ, thực hành của bệnh nhân về việc tuân thủ các NTĐT, trên cơ sở đó tìm ra những yếu tố liên quan trong việc thực hiện NTĐT bệnh, sổ liệu được thu thập bằng phỏng vấn trực tiếp tại nhà bệnh nhân. Cú sẵn qua sổ sỏch theo dừi, quản lý, bệnh ỏn bệnh nhõn lao tại phòng khám để tổng hợp sổ liệu về việc TTĐT của bệnh nhân lao xem bệnh nhân có đến lĩnh thuốc đủ hay không, có làm đủ xét nghiệm hay không và có đi khám bệnh đúng hẹn hay không.
Phỏng vấn sâu 5 cán bộ y tế, 6 bệnh nhân lao được chọn về tình hình thực hiện các NTĐT của bệnh nhân lao, những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc thực hiện. Đó là những người ho, khạc ra vi khuẩn lao được coi là nguồn lây chủ yếu trong cộng đồng cần phải được ưu tiên phát hiện và quản lý điều trị [6, tr.68]. - Điều tra viên là một số cán bộ y tế của phòng khám lao và trạm y tế phường, được tập huấn kỹ về nội dung và yêu cầu của cuộc điều tra, các kỹ năng tiếp cận và phỏng vấn để đảm bảo độ chính xác cao.
- Nghiên cứu viên là người trực tiếp tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu các cán bộ y tế và bệnh nhân được chọn, có một thư ký thực hiện ghi chép nội dung cuộc phỏng vấn. Trong nghiên cứu, chọn toàn bộ số bệnh nhân đã và đang điều trị nên có thể tránh được sai số chọn mẫu nhưng có thế có sai sổ thông tin. Để hạn chế sai số thông tin, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thăm dò kiểm tra chất lượng thông tin và bộ câu hỏi tại cộng đồng trước khi tiến hành điều tra thu thập số liệu.
- Đe giải quyết kịp thời những khó khăn trong quá trình điều tra, giúp phỏng vấn đạt kết quả chính xác cao, chúng tôi giám sát thường xuyên quá trình thu thập số liệu. Cụ thể: trong những ngày phỏng vấn ĐTNC chúng tôi đi cùng cán bộ điều tra để trực tiếp phỏng vấn BN hoặc lấy ngẫu nhiên 10% số phiếu đã phỏng vấn để đi kiểm tra lại thông tin và kịp thời giải quyết những vấn đề khó khăn trong phỏng vấn. - Tất cả các đối tượng nghiên cứu được điều tra viên giải thích cụ thể về mục đích, nội dung nghiên cứu để họ tự nguyện tham gia và hợp tác tốt trong quá trình nghiên cứu.