MỤC LỤC
Đối với một chi nhánh NHTM, ngoài việc so sánh với chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ bình quân của ngành ngân hàng trên địa bàn hoạt động, người ta thường đánh giá việc mở rộng cho vay KHCN thông qua việc so sánh chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ của chi nhánh NHTM được đánh giá với chỉ tiêu bình quân của NHTM đó. Thu nhập thuần lãi từ hoạt động cho vay KHCN được xác định bằng cách lấy lãi đầu ra trừ đi lãi đầu vào của hoạt động cho vay KHCN hay cụ thể hơn là lấy lãi thu được từ hoạt động cho vay KHCN trừ đi lãi phải trả cho nguồn vốn dùng để cho vay KHCN.
Trong bối cảnh đó, khối NHTM Việt Nam không thể ngồi yên hưởng lợi thế sân nhà như trước kia, nhiều ngân hàng xác định phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển của mình; bắt đầu từ sự nắm bắt các cơ hội có được từ các thị trường mới, từ việc áp dụng công nghệ và sử dụng hệ thống tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới, phương thức phân phối hiệu quả, tăng cường mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng. Nhận thấy ở đề tài này,tác giả đã đưa ra được những lí luận cơ bản về ngân hàng thương mại, hoạt động cho vay và nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàng cá nhân.Bên cạnh đó đề tài cũng đã đề xuất một số giải pháp cho ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàng cá nhân,làm sao để có kết quả kinh doanh cao nhất.
Ngoài ra để thực hiện luận văn này em đã có phương pháp tiếp cận và tìm hiểu vấn đề mới, không chỉ phân tích và tìm hiểu thông qua số liệu thứ cấp mà luận văn còn tiếp cận bằng phương pháp phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng của Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Chùa Hà và tổng hợp phiếu điều tra phỏng vấn từ phía khách hàng khách hàng để có cái nhìn toàn diện, bao quát về vấn đề nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng. Luận văn của em tập trung nghiên cứu về cho vay khách hàng cá nhân, nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân, thực tiễn nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Chùa Hà để từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị mang tính thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Chùa hà.
ACB chi nhánh Chùa Hà sẽ triển khai tất cả các loại sản phẩm, dịch vụ tiên tiến nhất đang áp dụng trong hệ thống ACB hiện nay như hoạt động huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng, sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng, các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng, kinh doanh ngoại tệ và vàng và phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ. Hiện tại thì đội ngũ nhân viên tại chi nhánh vẫn còn thiếu kinh nghiệm,chưa thực hiện được tốt nhất ở cụng tỏc xử lớ hồ sơ vay vốn của khỏch hàng .Hiểu rừ được vấn đề đó,ACB Chùa Hà đang bắt đầu chú trọng phát triển nguồn nhân lực tốt trong các công đoạn cho vay đảm bảo cho ngân hàng có được các sản phẩm cho vay phù hợp, đáp ứng được đa dạng các nhu cầu vay vốn của khách hàng, đảm bảo cho việc xử lý hồ sơ vay vốn của khách hàng nhanh chóng, an toàn, hạn chế rủi ro, đảm bảo khả năng thu hồi nợ tốt. Qua sự đánh giá của các chuyên gia có thể nhận thấy hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Chùa Hà đã có những bước phát triển khá tốt với số dư nợ khách hàng cá nhân ở mức cao cùng một tốc độ tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây , các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân cũng khá đa dạng .Tuy vậy những kết quả đó còn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng thị trường.
Việc thẩm định và phân tích tín dụng được thực hiện bởi nhân viên phân tích tín dụng (C/A – Credit Analysist). Các C/A tiến hành thẩm định và phân tích tín dụng dựa trên các nội dung: tư cách của khách hàng, khả năng tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng.. Trên cơ sở các kết quả thẩm định và phân tích tín dụng khách hàng và kết quả thẩm định tài sản đảm bảo, C/A tiến hành lập tờ trình thẩm định và đề xuất cho vay/từ chối đối với khách hàng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bước 3: Xét duyệt cho vay. Tuỳ thuộc vào số tiền đề nghị cho vay, tỷ lệ cho vay/tài sản đảm bảo, các điều kiện thực hiện thủ tục pháp lý đối với tài sản đảm bảo.. theo quy định của ACB, hồ sơ vay vốn của khách hàng tại ACB–Chùa Hà sẽ được trình xét duyệt tại các cấp có thẩm quyền. Theo quy định của ACB, các cấp xét duyệt tín dụng bao gồm :. a) Chuyên viên phê duyệt tín dụng bao gồm 7 cấp chuyên viên, mỗi cấp chuyên viên có thẩm quyền phê duyệt khác nhau về mức cho vay và sản phẩm cho vay. b) Ban tín dụng chi nhánh, ban tín dụng phía Bắc, hội đồng tín dụng.
Ngoài tại chi nhánh chính của ACB-Chùa Hà dư nợ cho vay KHCN đạt mức tương đối khá, tại các PGD trực thuộc ACB–Chùa Hà có dư nợ cho vay KHCN rất thấp, cụ thể dư nợ cho vay KHCN của các PGD chỉ chiếm 39% dư nợ cho vay KHCN của toàn chi nhánh, mặc dù hầu hết các PGD này đều có bộ phận tín dụng, thậm chí ở một vài PGD sau 2-3 năm hoạt động dư nợ cho vay KHCN đạt không quá 30 tỷ đồng điều này là nguyên nhân ACB-Chùa Hà không đạt được chỉ tiêu kế hoạch cho vay KHCN trong nhiều năm trở lại đây. Mặt khác, các thủ tục pháp lý liên quan đến tài sản đảm bảo như công chứng hợp đồng thế chấp, đăng ký/xoá đăng ký giao dịch bảo đảm hiện nay tại Hà Nội rất phiền hà, mất nhiều thời gian và chi phí, điều này gây tâm lý e ngại cho người dân mỗi khi có nhu cầu vay vốn, do đó họ thường tìm đến vay vốn của người thân hoặc thậm chí vay của tư nhân kể cả trong trường hợp lãi suất cao hơn nhiều so với ngân hàng.
Mặt khác, một yếu tố khiến cho hoạt động của các NHTMCP nói chung và ACB nói riêng khó khăn hơn trên địa bàn là tâm lý chưa tin tưởng vào hệ thống NHTMCP xuất phát từ việc sụp đổ của hệ thống các Quỹ Tín dụng Nhân Dân trước đây, do đó mà người dân Hà Nội thường tìm đến các NHTM Nhà Nước mỗi khi có nhu cầu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Các tiền đề đó là cơ sở hạ tầng vững chắc của NHTM, nguồn nhân lực chất lượng cao, và cơ cấu tổ chức khoa học; đáp ứng được quy mô và nhu cầu kinh doanh mới; đồng thời với sự nhạy bén trong tổ chức kinh doanh, có thể đối phó với những bất trắc có khả năng xảy ra.
Việc xây dựng cơ cấu danh mục sản phẩm cho vay hợp lý giúp ngân hàng tiếp cận được với đa dạng đối tượng khách hàng qua việc cung cấp cho khách hàng nhiều sự lựa chọn cho vay, bởi thế ACB-Chùa Hà cần xây dựng cơ cấu danh mục cho vay theo các sản phẩm ở mức hợp lý, tránh tình trạng tập trung quá nhiều vào các sản phẩm cho vay có tính ổn định không cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro khi tình hình thị trường không thuận lợi như: cho vay kinh doanh chứng khoán, cho vay đầu tư vàng, cho vay đầu cơ bất động sản. + Hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp lý liên quan đến đảm bảo tiền vay, làm thế nào để trong trường hợp ngân hàng đã thực hiện đúng các quy định về thế chấp, cầm cố tài sản khi cho vay thì khi xử lý nợ, ngân hàng được toàn quyền trong việc thanh lý tài sản nhận làm đảm bảo đó để thu nợ nhằm khắc phục các khó khăn về quy trình, thủ tục và thời gian xử lý tài sản đảm bảo thu hồi vốn vay như hiện nay.