Tình hình kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS của nhân viên y tế tại Bệnh viện Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

BÀN LUẬN

Thực trạng kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan HIV bởi NVYT 1. Thực trạng kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan HIV của NVYT

    Đa số NVYT trả lời bệnh viện không có hoặc không biết về các qui định bằng văn bản để bảo vệ bệnh nhân HIV/AIDS khỏi bị phân biệt đối xử, chỉ có 43,3% NVYT trả lời rằng có biết rằng bệnh viện có những qui định này. Một trong những nghiên cứu tại Việt Nam đã chứng minh rằng vai trò của lãnh đạo cơ sở y tế rất quan trọng trong việc ban hành những quy định bằng văn bản cũng như những cam kết về giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người bệnh HIV [24]. Điều này có thể lý giải do thực trạng quá tải trong công việc tại bệnh viện dẫn đến người NVYT chỉ chú trọng đến công việc của mình dẫn đến việc ít quan sát thấy những kỳ thị trong môi trường cơ sở y tế.

    Một nghiên cứu được thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 cho ra tỷ lệ người bệnh HIV/AIDS có chia sẻ tình trạng của mình thấp hơn và tỷ lệ người bệnh HIV không chia sẻ tình trạng bệnh của mình cho bất cứ ai lên đến 40,3% [22]. Tuy nhiên không thể phủ nhận qua công tác truyền thông và giáo dục sức khỏe của các cơ sở y tế đã giúp cho người bệnh nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và quận Thủ Đức nói chung cởi mở hơn với tình trạng của mình, làm gia tăng tỷ lệ người bệnh chia sẻ tình trạng HIV/AIDS của mình cho những người xung quanh góp phần tăng cường hiệu quả điều trị và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh HIV. Tuy nhiên, sợ bị tiết lộ tình trạng HIV và chất lượng dịch vụ y tế kém cũng là những rào cản cản trở người bệnh HIV điều trị tại các cơ sở gần nhà được cho là thuận tiện hơn với người bệnh.

    Điều này cho thấy mặc dù hầu hết người bệnh HIV/AIDS khi đến các CSYT đều được chăm sóc và điều trị bởi NVYT tuy nhiên họ lại phải hưởng chất lượng dịch vụ kém và họ vẫn phải cam chịu tình trạng này. Theo kết quả nghiên cứu, người bệnh tham gia nghiên cứu hầu hết đều nhiễm HIV thời gian trên 1 năm, bệnh HIV là một bệnh suy giảm miễn dịch nên các bệnh kèm theo chính là nguyên nhân góp phần làm cho tình trạng sức khỏe của người bệnh HIV trở nên kém hơn. Hầu hết người bệnh HIV nằm viện điều trị đều bị NVYT yêu cầu bỏ quần áo bệnh nhân đã dùng vào nơi/rổ đựng quần áo quy định dành riêng cho người bệnh HIV và trình trạng HIV của họ (93,7%).

    Điều này cho thấy hầu hết quần áo của người bệnh HIV đều được ở nơi riêng biệt nhằm mục đích dễ nhận biết đồ dùng của người bệnh HIV, NVYT thực hiện theo quy định kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện nhắm kiểm soát phòng chống lây nhiễm trong bệnh viện khi HIV là bệnh lây nhiễm và chưa có thuốc điều trị. Một trong những lý do chiếm tỷ lệ cao nhất làm người bệnh HIV/AIDS không đến các cơ sở y tế trong 12 tháng qua chính đó chính là do họ có cảm giác tội lỗi và xấu hổ về tình trạng HIV của bản thân (65,0% và 38,0%). Đa số người bệnh HIV tin rằng các bệnh án được giữ bí mật hoàn toàn (70,0%) tuy nhiên vẫn còn một lượng lớn người bệnh HIV/AIDS chưa chắc chắn liệu bệnh án mang thông tin cá nhân liên quan đến tình trạng nhiễm HIV của bản thân có được bảo mật hay không (30,0%).

    Do đó, chúng ta cần đặc biệt chú ý tới những đối tượng cần bảo vệ này, cần có những hành động thiết thực giúp giảm tình trạng kỳ thị và tự kỳ thị người bệnh HIV, giúp mọi người cảm thông với tình trạng của họ, làm cho người HIV dễ chia sẻ ra bên ngoài hơn góp phần nâng cao hiệu quả điều trị làm cho chất lượng cuộc sống người bệnh HIV ngày cãng được cải thiện hơn.

    Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan tới HIV/AIDS của NVYT

      Bệnh viện có những chính sách hỗ trợ cho NVYT công tác tại khoa truyền nhiễm những vẫn còn chưa sâu sắc và chưa đáp ứng được nhu cầu của NVYT gây ra tình trạng khó thu hút nhân lực tham gia vào công tác chăm sóc và điều trị cho người bệnh HIV. Tuy nhiên nguồn nhân lực hiện tại của khoa Khám bệnh vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu chăm sóc và điều trị cho người bệnh HIV/AIDS khi mà số lượt khám bệnh ngoại trú ngày một tăng trong khi nhân lực tại khoa đặc biệt tại phòng khám thân thiện lại thiếu thốn trầm trọng. Vì vậy NVYT thường xuyên quá tải công việc, áp lực công việc bên cạnh đó còn có các áp lực do rủi ro lây nhiễm gây ra nên đôi lúc có ý kiến người bệnh về thái độ ứng xử trong quá trình làm việc.

      Bệnh viện luôn có những chính sách góp phần tạo điều kiện cho nhân viên học tập, nâng cao kiến thức, kỹ năng thông qua các buổi tập huấn liên tục, các hội nghị khoa học kỹ thuật,… Bên cạnh đó bệnh viện cũng tạo điều kiện cho các NVYT tham dự các lớp học ngắn hạn, dài hạn ở trong và ngoài nước, các chứng chỉ theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế nhằm tạo mọi điều kiện nâng cao kiến thức về chuyên môn. Do đó, bệnh viện cần phối hợp với trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Thành phố Hồ Chí Minh tạo điều kiện cho các NVYT đang công tác chăm sóc và điều trị cho người bệnh HIV/AIDS tiếp cận với các khóa đào tạo liên quan đến HIV, các khóa đào tạo liên quan đến giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người bệnh HIV/AIDS góp phần làm giảm tình trạng này và nâng cao hiệu quả điều trị cũng như chất lượng cuộc sống người bệnh HIV [3]. Bên cạnh đó với quỹ đất có hạn, việc mở rộng hạ tầng cho các khoa phòng làm cho diện tích hành lang đi lại ngày càng thu nhỏ gây khó khăn cho việc đáp ứng nhu cầu của một lượng lớn bệnh nhân đến bệnh viện đặc biệt là người bệnh.

      Việc người bệnh HIV khám chung phòng bệnh có quá nhiều người cũng dẫn đến tình trạng bệnh nhân HIV lo ngại về tính bảo mật của mình từ đó làm giảm hiệu quả điều trị của người bệnh HIV/AIDS. Tuy nhiên, trong khuôn viên bệnh viện do quỹ đất hạn hẹp và đã tận dụng tối đa nên bệnh viện vẫn chưa xây dựng khu khám riêng cho những người bệnh HIV/AIDS khám, chữa bệnh các căn bệnh cơ hội tại bệnh viện ở từng khoa phòng. Việc thiếu công tác giám sát kiểm tra thường xuyên hoạt động giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV tại bệnh viện đã dẫn đến thiếu bằng chứng thiết thực góp phần cải tiến các qui định về quy tắc ứng xử cho NVYT tham gia công tác chăm sóc và điều trị cho người bệnh HIV.

      Do đó, bệnh viện không những ban hành các quy định về việc ứng xử mà còn phải đẩy mạnh công tác giám sát góp phần hình thành văn hóa ứng xử cho NVYT góp phần xóa bỏ kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS tại bệnh viện. Bệnh viện phối hợp với một số tổ chức hỗ trợ cộng đồng giúp cho người bệnh HIV được pháp hiện sớm tình trạng HIV của mình cũng như được chăm sóc điều trị cũng như tư vấn và giáo dục sức khỏe kịp thời góp phần làm giảm hậu quả do HIV mang lại. Hiện tại, các nguồn tài trợ, hỗ trợ cho phòng chống HIV/AIDS ngày càng ít, HIV/AIDS được coi như bệnh truyền nhiễm thông thường và đưa vào danh mục nhóm bệnh bảo hiểm y tế chi trả, đây là sự hỗ trợ rất có ý nghĩa đối với người nhiễm HIV trong cộng đồng.

      Qua những công tác trên đã cho thấy bệnh viện luôn quan tâm, giúp đỡ tận tình cho những người bệnh HIV làm cho người bệnh HIV thoải mái và tự tin hơn khi đến chăm sóc và điều trị tại bệnh viện góp phần nâng cao hiệu quả điều trị hướng tới nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh HIV.

      Một số hạn chế của nghiên cứu

      Người bệnh khi tới bệnh viện đăng ký khám chỉ cần trình thẻ BHYT và giấy tờ bản thân không cần bất cứ giấy tờ nào, thuận lợi và tiết kiệm chi phí cho người bệnh. Bệnh viện có đội ngũ Chăm súc khỏch hàng thường xuyờn theo dừi và nhắc nhở những bệnh nhân HIV đến điều trị đúng theo lịch hẹn của NVYT.