MỤC LỤC
Đặc biệt là năm 2010, hoạt động tín dụng của Chi nhánh đã có bước chuyển biến tích cực theo hướng đẩy mạnh cho vay ngắn hạn và cho vay bán lẻ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng trưởng tín dụng gắn liền với huy động vốn và phát triển các dịch vụ Ngân hàng, chất lượng tín dụng tiếp tục được duy trì và đảm bảo. Năm 2010, do hoạt động tín dụng của Chi nhánh đã có bước chuyển biến tích cực theo hướng đẩy mạnh cho vay ngắn hạn và cho vay bán lẻ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng trưởng tín dụng gắn liền với huy động vốn và phát triển các dịch vụ Ngân hàng, chất lượng tín dụng tiếp tục được duy trì và bảo đảm.
+ Bảo đảm tiền vay bằng hình thức cầm cố, chiết khấu sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá: mức cho vay tối đa bằng mệnh giá của sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá đó nhưng tổng số tiền gốc và lãi đến hạn của sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá đó phải đủ bảo đảm cho tổng số gốc và lãi của khoản vay khi đến hạn; đồng thời không vượt quá giá trị nhà ở, quyền sử dụng đất ở mà khách hàng mua, nhận chuyển nhượng và/hoặc giá trị công trình xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà ở do BIDV định giá. + Bảo đảm tiền vay bằng hình thức thế chấp, cầm cố tài sản khác của khách hàng, hoặc kết hợp các hình thức bảo đảm: mức cho vay căn cứ trên cơ sở giá trị tài sản bảo đảm; tối đa là 85% giá trị nhà ở, quyền sử dụng đất ở mà khách hàng mua, nhận chuyển nhượng và/hoặc giá trị công trình xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà ở do BIDV định giá. Trường hợp tài sản bảo đảm là tài sản hình thành từ vốn vay (nhà ở, động sản…), chi nhánh thực hiện các thủ tục bảo đảm dưới đây sau khi đã giải ngân: Sau khi khách hàng hoàn tất các thủ tục bao gồm nộp thuế đất, sổ đỏ, chi nhánh và khách hàng ký bổ sung phụ lục Hợp đồng bảo đảm tiền vay và làm thủ tục giao nhận Hồ sơ tài sản bảo đảm (chính là sổ đỏ bao gồm bản gốc các chứng từ).
- Kiểm tra trước khi cho vay và trong khi cho vay: trong quá trình xét duyệt cho vay, Chi nhánh thẩm định khách hàng và các điều kiện vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ khách hàng, hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay và các hồ sơ, giấy tờ liên quan, đảm bảo sự phù hợp giữa hồ sơ và thực tế. Trường hợp khách hàng không trả nợ (gốc, lãi) đúng kỳ hạn hoặc đúng hạn đã thoả thuận trong Hợp đồng tín dụng, có Giấy đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ và được đánh giá là có khả năng trả nợ trong kỳ hạn tiếp theo hoặc trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, CBQHKHCN hướng dẫn khách hàng lập Hồ sơ đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ bao gồm: Giấy đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ; Tài liệu chứng minh (nếu có). CBQHKHCN kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ và phân tích hồ sơ, lập Báo cáo đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ, trình LĐPQHKHCN xem xét kiểm tra, có ý kiến độc lập vào báo cáo đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ và quyết định phê duyệt nếu khoản vay nằm trong thẩm quyền phán quyết hoặc trình Lãnh đạo chi nhánh xem xét quyết định theo thẩm quyền (theo nguyên tắc cấp nào có thẩm quyền phê duyệt cho vay thì cấp đó có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ).
Khi phát sinh nợ đến hạn nhưng khách hàng không có khả năng trả nợ và không được Chi nhánh xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ, CBQHKHCN chịu trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho khách hàng để đôn đốc khách hàng trả nợ, đồng thời phối hợp với PQLRR đề xuất các biện pháp xử lý trình cấp có thẩm quyền quyết định tín dụng xem xét, quyết định. - Chi nhánh chưa khai thác hết tiềm năng của khách hàng, số khách hàng hiện nay đang cần vay vốn tài trợ nhu cầu nhà ở là rất lớn, tuy nhiên Chi nhánh mới chỉ thực hiện cho vay với những khách hàng truyền thống, những khách hàng có thu nhập cao và số ít khách hàng mới, còn bỏ một số các khách hàng khác có tiềm năng, nhưng do điều kiện chưa thể tiếp cận được với nguồn vốn hoặc chưa thể chứng minh tài chính của mình đối với Chi nhánh.
Đối với sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở, ngoài thái độ phục vụ của CBTD thì Ngân hàng cũng cần triển khai thực hiện các chương trình khuyến mãi, bốc thăm trúng thưởng với phần thưởng là các món quà có ý nghĩa gắn liền với từng sản phẩm cho vay của Ngân hàng như đồ dùng gia đình (bàn ghế,tủ,…) đối với sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở. Ngân hàng cần có nhiều chiến lược marketing rộng khắp đặc biệt là ở thị trường Hà Nội nơi mà Ngân hàng đang hoạt động chủ yếu có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho sản phẩm hỗ trợ nhu cầu nhà ở vì đây là khu vực tập trung nhiều cơ quan ban ngành, trường học… với mật độ dân số đông nhất nhì cả nước, mức thu nhập bình quân đầu người cao, do đó tiến hành các hoạt động marketing là hết sức cần thiết nhất là trong điều kiện cạnh tranh giữa các NHTM trên thị trường đang nóng lên như hiện nay và tiếp tục gay gắt trong thời gian tới. Hoàn thiện quy trình tín dụng trong hoạt động cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở Ba giai đoạn cơ bản của quy trình tín dụng : thẩm định trước khi cho vay, quyết định và giải ngân và cuối cùng là kiểm tra sau khi cho vay cần phải bảo đảm hai điều kiện: trước tiên phải đảm bảo an toàn cho Ngân hàng tức là không gây tổn thất cho Ngân hàng bởi các rủi ro tín dụng hay rủi ro đạo đức và tiếp theo là phải nhanh chóng, thuận tiện tạo sự cạnh tranh đối với các Ngân hàng đối thủ.
Bên cạnh đó, Chi nhánh nên phối hợp với trung tâm điều hành, các NHTM khác và các cơ quan thuộc chính phủ tổ chức các cuộc hội thảo về phương pháp đánh giá tài sản thế chấp cho vay vốn của Ngân hàng, các thông số thẩm định kết quả tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vấn đề thông tin chống rủi ro, tổ chức cuộc thi cán bộ giỏi nhằm khuyến khích CBTD học hỏi kinh nghiệm từ các Ngân hàng đồng thời cập ngật các thông tin từ phía Chính phủ. - Rủi ro trong hoạt động cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở chủ yếu là rủi ro tín dụng, là khả năng không hoàn trả được nợ gốc và lãi cho Ngân hàng khi khách hàng gặp các rủi ro về thất nghiệp, vi phạm pháp luật chịu mức án cao, các vấn đề về sức khỏe dẫn đến mất khả năng lao động có thế là do doanh nghiệp bị phá sản hay liên quan đến kiện tụng…. Hiện nay Luật đất đai chưa quy định việc xử lý giá trị quyền sử dụng đất thế chấp để thu hồi nợ, chưa có các quy định về căn cứ để xác định giao dịch BĐS (hợp pháp) để cho vay cũng như những quy định về việc xác định giá trị tài sản là quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp nhà nước được giao đất trước đây nay chuyển sang thuê… đã khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng.
Trên thị trường giá BĐS vẫn diễn biến thất thường, giá cả tăng cao và khó kiểm soát vì hầu hết các giao dịch BĐS là giao dịch ngầm, để tránh nạn đầu cơ BĐS Chính phủ cần điều chỉnh bổ sung pháp lệnh thuế nhà đất hoặc sớm xây dựng luật thuế BĐS theo hướng điều tiết đối với các hộ gia đình, cá nhân sở hữu nhiều tài sản nhà đất nhằm khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân đưa tài sản nhà đất vào sử dụng. - Ngân hàng BIDV Việt Nam cần có các văn bản hướng dẫn và định hướng phát triển cụ thể hơn nữa cho hình thức tín dụng tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội, BIDV cần hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn, cụ thể như ban hành chính thức hướng dẫn cho vay người đi lao động (đã dự thảo lần 2), cho vay mua ôtô; tổng kết việc thực hiện công văn số 1342 về cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở để ban hành văn bản chính thức.