MỤC LỤC
Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, hệ thống NHTM là hệ thống nòng cốt, tích cực trong công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa vận hành bằng cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Từ những phân tích định tính và định lượng đưa ra một số giải pháp phát huy những nhân tố tích cực, hạn chế những nhân tố tiêu cực nhằm nâng cao khả năng sinh lợi tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín.
Quỹ đánh giá lại tài sản: do giá trị các tài sản nợ của ngân hàng thường xuyên thay đổi theo giá thị trường, đặc biệt là các chứng khoán, bất động sản nên mặc dù vẫn đang nắm các tài sản này ngân hàng thường xuyên đánh giá lại theo giá thị trường Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ: dùng để đầu tư mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, đổi mới công nghệ trang thiết bị, điều kiện làm việc của tổ chức tín dụng. Vốn chủ sở hữu quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng, còn là yếu tố để các cơ quan quản lý dựa vào để xác định các tỷ lệ an toàn trong kinh doanh ngân hàng như giới hạn huy động vốn, giới hạn cho vay, giới hạn đầu tư vào tải sản cố định…Vì vậy để nâng cao sức đề kháng trước các rủi ro và nguy cơ phá sản trong kinh doanh, các ngân hàng phải duy trì sự ổn định, tăng trưởng vốn chủ sở hữu một cách hợp lý.
( Nguồn: Báo cáo thường niên Sacombank giai đoạn 2002 – 2014) Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như để đánh giá sự phát triển bền vững của một ngân hàng. Trong môi trường cạnh tranh quốc tế, tăng cường hiệu quả kinh doanh, nâng cao khả năng sinh lợi của mỗi ngân hàng là cách tốt nhất để giúp cho hệ thống ngân hàng phát triển một cách bền vững. Hiểu rừ vấn đề này nờn Sacombank ra sức phỏt triển hoạt động kinh doanh, tăng cường cung cấp các sản phẩm mới phục vụ cho khách hàng tổ chức cũng như khách hàng cá nhân nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
Năm 2007 là năm kinh tế Việt Nam cực kì phát triển với mức tăng trưởng 8,48%, thị trường chứng khoán phát triển sôi động, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhờ đó mà phát triển theo, vì vậy, lợi nhuận của Sacombank rất khả quan với mức tăng gần 200% trong khi tài sản chỉ tăng 160,62% dẫn đến ROA trong năm này đạt giá trị rất lớn.
Luận văn chọn mô hình nghiên cứu của tác giả Sehish Gul, Faiza & Khalid Zaman (Pakistan 2011) và Usman Dawood (2013) vì các NHTM tại Việt Nam có những điểm tương đồng với các NHTM tại Pakistan và chỉ chọn ra những biến phù hợp với các đặc điểm các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. Để đạt mục tiêu nghiên cứu là phân tích các nhân tố nội tại ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, áp dụng mô hình hồi quy OLS để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng trong giai đoạn 2002 – 2014 thông qua nhóm nhân tố thuộc về đặc điểm ngân hàng. Một cấu trúc vốn mạnh là một yếu tố hết sức cần thiết cho các tổ chức tín dụng ở các nền kinh tế phát triển, bởi lẽ nó tạo thêm sức mạnh cho các TCTD có thể đứng vững qua các cuộc khủng hoảng tài chính và làm tăng mức độ an toàn cho người gửi tiền trong điều kiện kinh tế vĩ mô không ổn định.
Ngược lại, trường hợp xuất hiện mối tương quan âm chứng tỏ nếu mở rộng quy mô thêm nữa có thể làm cho chi phí tăng cao, sự phát triển về về trình độ quản lý, nguồn nhân lực không theo kịp sự phát triển của quy mô khiến cho rủi ro ngân hàng tăng cao, lợi nhuận cũng vì thế mà bị giảm đi. Tiền gửi khách hàng được xem như một nguồn vốn chính của ngân hàng, tỷ số này càng lớn chứng tỏ ngân hàng càng có được nguồn vốn giá rẻ, nguồn vốn này sau khi được dùng để cấp tín dụng hoặc đầu tư vào các hoạt động kinh doanh khác sẽ đem lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng do chênh lệch giữa chi phí đầu vào và đầu ra cao. Ngược lại, trong trường hợp tỷ số DP thấp, ngân hàng sẽ phải huy động vốn từ các nguồn khác như vay trên thị trường liên ngân hàng, phát hành giấy tờ có giá…với chi phí cao hơn làm cho lợi nhuận ngân hàng giảm, khả năng sinh lợi của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực.
Dấu âm cho thấy cùng với tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay thì chất lượng các khoản vay không cao, dư nợ cho vay của Sacombank tăng từ 3.256 tỷ đồng lên 123.269 tỷ đồng. Điều này là do phần lớn các doanh nghiệp lâm vào khó khăn trong kinh doanh sản xuất, do tác động của khủng hoảng toàn cầu, ảnh hưởng đến việc thu hồi các khoản nợ vay và từ đó làm gia tăng nợ xấu. Ngân hàng cần phải đầu tư theo chiều sâu và cung cấp các loại hình dịch vụ mới chất lượng, trong đó các dịch vụ này cần phải dựa vào nền tảng tiến bộ công nghệ ngân hàng.
Thông qua những phân tích định tính và định lượng để đưa ra những giải pháp phát huy những nhân tố tích cực, hạn chế những nhân tố tiêu cực nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín sẽ được trình bày trong chương 3.
Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, quản lý khách hàng và kiểm soát sau Kết quả thẩm định phải được đảm bảo kỹ, sát với thực tế về tình hình kinh doanh của khách hàng, tài chính…Phải xác minh thông tin qua nhiều kênh khác nhau để đánh giá đúng, thật về khách hàng để đảm bảo quyết định tín dụng trên cơ sở khách hàng, hoạt động kinh doanh có thực, tài chính mạnh và có khả năng trả nợ. Tích cực hoàn thiện hệ thống sản phẩm dịch vụ theo hướng chuẩn hóa, tăng tiện ích, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phức tạp của từng đối tượng khách hàng theo ngành nghề, quy mô và địa bàn kinh doanh gắn với cải tiến quy trình bán sản phẩm ngày càng tinh gọn, chính xác đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản trị rủi ro đảm bảo phát triển an toàn, ổn định và bền vững. - Sacombank cần phải chuẩn hóa mô hình tổ chức theo mô hình thông lệ quốc tế, mô hình tổ chức tập trung hướng tới khách hàng, theo đó xây dựng mô hình quản lý tập trung, hội sở chính tập trung quản lý và xử lý tác nghiệp kinh doanh của ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh, rủi ro tác nghiệp, các bộ phận, đơn vị còn lại thực hiện kế hoạch lợi nhuận, tập trung vào việc bán các sản phẩm cho khách hàng và thực hiện chính sách chăm sóc khách hàng theo mục tiêu đề ra trong từng giai đoạn.
- Đánh giá, hoàn thiện hệ thống ngân hàng, trên cơ sở đó, xây dựng chức năng nhiệm vụ của cỏc bộ phận kinh doanh và xõy dựng bản mụ tả cụng việc đầy đủ, rừ ràng, xỏc định rừ quyền và trỏch nhiệm của cỏc bộ phận, đảm bảo tỏch bạch giữa chức năng kinh doanh và chức năng quản lý rủi ro tại ngân hàng nhằm chuyên môn hóa công tác quản lý rủi ro, giảm thiểu rủi ro, cần phải xỏc định rừ trỏch nhiệm của cỏ nhõn trong các bộ phận và quy trình nghiệp vụ của các sản phẩm, dịch vụ nhẳm đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động, đồng thời hỗ trợ sự phát triển của ngân hàng. - NHNN cần chủ động, linh hoạt hơn nữa trong việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ, lãi suất theo nguyên tắc thị trường: NHNN thực hiện điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ theo hướng đảm bảo thanh khoản của hệ thống các tổ chức tín dụng, ổn định tỷ giá, giảm dần lãi suất phù hợp điều kiện kinh tế vĩ mô, giảm bớt rủi ro thị trường cho tổ chức tín dụng và nền kinh tế; kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng, nhất là các tổ chức tín dụng yếu kém để đảm bảo tổ chức tín dụng tăng trưởng phù hợp với khả năng thực tế, tập trung củng cố khả năng chi trả. - Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng nhất là hệ thống thông tin quản lý cho toàn bộ hệ thống ngân hàng phục vụ công tác điều hành kinh doanh, kiểm soát hoạt động ngân hàng, quản lý vốn, tài sản, quản lý rủi ro, quản lý công nợ và công tác kế toán, hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống giao dịch điện tử và giám sát từ xa.