MỤC LỤC
Các biến độc lập đại diện cho đặc điểm nội tại của ngân hàng bao gồm: quy mô ngân hàng (LNTA), nợ xấu (LLP/TL), giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu (EQASS), thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản (NII/TA), tổng chi phí quản lý trên tổng tài sản (NIE/TA). Trong nghiên cứu này, các tác giả đã sử dụng bốn biến đại diện cho khả năng sinh lợi của ngân hàng là tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA) và tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM), tỷ lệ thu nhập trên vốn sử dụng (ROCE). Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn chủ sở hữu, cho vay khách hàng và tổng chi phí quản lý trên tổng tài sản có mối tương quan thuận với khả năng sinh lợi của ngân hàng, trong khi biến quy mô ngân hàng có mối tương quan nghịch với khả năng sinh lợi của ngân hàng.
Biến độc lập được sử dụng là quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu, tính thanh khoản, cho vay khách hàng, tiền gửi của khách hàng, cấu trúc thu nhập – chi phí, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế hàng năm, lạm phát, lãi suất thực. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến tiền gửi của khách hàng, cấu trúc thu nhập – chi phí, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế hàng năm, lạm phát, lãi suất thực có mối tương quan thuận với lợi nhuận ngân hàng. Các biến độc lập đại diện cho đặc điểm nội tại của ngân hàng bao gồm: quy mô ngân hàng, quy mô vốn chủ sở hữu, quy mô tiền gửi của khách hàng, hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng, mức độ đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, chi phí hoạt động ngân hàng, chính sách lãi suất của ngân hàng, rủi ro thanh khoản, công nghệ thông tin ứng dụng trong ngân hàng, năng suất lao động.
Tóm lại, các nghiên cứu thực nghiệm phần lớn sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các NHTMCP, trong đó biến đại diện cho khả năng sinh lợi được sử dụng chủ yếu là ROA và ROE. (Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam) Từ tháng 02/2009, Chính phủ bắt đầu triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng tiếp cận khách hàng và tăng trưởng tín dụng tốt hơn (lãi suất thấp, khả năng trả nợ của doanh nghiệp tốt hơn). Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013, tốc độ tăng trưởng tài sản lưu động của các ngân hàng có sự sụt giảm mạnh, nguyên nhân là do tình hình kinh tế khó khăn, hoạt động của các doanh nghiệp thua lỗ dẫn đến chậm trễ trả nợ vay ngân hàng, cộng với việc huy động vốn khó khăn, kết quả là tốc độ tăng trưởng tài sản lưu động trong năm 2013 đạt mức âm (-2,23%).
Chất lượng và hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng chưa đạt được mức tối ưu, đồng thời các ngân hàng còn phải đối diện với nhiều loại rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro kỳ hạn, rủi ro tỷ giá… Nhiều NHTMCP hoạt động không chuyên nghiệp, chứa đựng rất nhiều rủi ro, yếu kém, tác động đến an toàn của hệ thống NHTMCP. Trong bài nghiên cứu này, để đo lường khả năng sinh lợi của ngân hàng, các biến phụ thuộc được tác giả sử dụng bao gồm tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ lợi nhuận trên vốn sử dụng (ROCE) và tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM). Kết quả mô hình hồi quy cho thấy hệ số hồi quy của các biến SIZE, CA, DP, LOAN, LQD, INF, RGDP, MC và RI là dương, điều này có nghĩa là ROCE có mối quan hệ tỷ lệ thuận với quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu, tiền gửi của khách hàng, cho vay ngân hàng, tính thanh khoản, tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế hàng năm và giá trị vốn hóa thị trường của tài sản.
Kết quả mô hình hồi quy cho thấy hệ số hồi quy của các biến SIZE, CA, DP, LOAN, LQD, INF, RGDP, MC và RI là dương, điều này có nghĩa là NIM có mối quan hệ tỷ lệ thuận với quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu, tiền gửi khách hàng, cho vay, tính thanh khoản, lạm phát, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế hàng năm, giá trị vốn hóa thị trường của tài sản và lãi suất thực.
Thêm vào đó, tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng và chuyển đổi môi trường đã tạo ra nhu cầu mới cũng như cơ hội cho các doanh nghiệp, khả năng thu được những lợi ích trong môi trường cạnh tranh mới phụ thuộc rất nhiều vào khả năng và năng lực của các NHTMCP trong việc nhanh chóng thích nghi với môi trường mới và nắm bắt kịp thời những cơ hội mới. Cụ thể, Chính phủ cần thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Nghị quyết 02/NQ- CP quy định một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu và Nghị quyết 11/NQ-CP quy định giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Đối với việc quản lý doanh nghiệp, Chính phủ cần ban hành chế độ kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp và cơ quan kiểm toán phải chịu trách nhiệm về độ chính xác, tính minh bạch của việc kiểm toán, nhằm phản ánh trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp lý liên quan đến đảm bảo tiền vay, làm thế nào để trong trường hợp ngân hàng đã thực hiện đúng các quy định về thế chấp, cầm cố tài sản khi cho vay thì khi xử lý nợ, ngân hàng được toàn quyền trong việc thanh lý tài sản nhận làm đảm bảo đó để thu hồi vốn nhằm khắc phục khó khăn về quy trình, thủ tục và thời gian xử lý đảm bảo thu hồi vốn vay như hiện nay. Cơ cấu lại tổ chức và chức năng nhiệm vụ của NHNN nhằm nâng cao hiệu quả điều hành vĩ mô theo hướng xây dựng một ngân hàng trung ương hiện đại, phù hợp với thông lệ chung của thế giới, cần chủ động và linh hoạt trong việc điều hành chính sách tiền tệ, giảm thiểu những tác động dư luận, diễn biến tâm lý khác lên việc điều hành, tiến tới bảo đảm trung lập thực sự trong điều hành chính sách tiền tệ. NHNN cần nâng cao chất lượng thanh tra, giám sát bằng cách triển khai các đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thanh tra, giám sát, quản trị, điều hành, thông tin, báo cáo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của NHNN và minh bạch thông tin.
Thanh tra ngân hàng thông qua nghiệp vụ giám sát nếu phát hiện những sai phạm hay nguy cơ rủi ro cần cảnh báo kịp thời đến các NHTMCP để có biện pháp ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh nhằm tạo niềm tin đối với công chúng vào hệ thống ngân hàng. Thực hiện mục tiêu khác biệt hóa trong chiến lược phát triển sản phẩm Sự nhanh nhạy về đầu tư công nghệ, xác định và phát triển sản phẩm, dịch vụ đúng đối tượng có thể giúp các ngân hàng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, giành được ưu thế, tín nhiệm với khách hàng. Hiện nay, phần lớn các NHTMCP có quy mô vốn nhỏ, đồng thời các ngân hàng còn phải đối diện với nhiều loại rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro kỳ hạn, rủi ro tỷ giá… Các NHTMCP cần phải có chiến lược tăng vốn chủ sở hữu nhằm tăng cường năng lực tài chính.
Có nhiều biện pháp để ngân hàng tăng vốn chủ sở hữu như: phát hành thêm cổ phiếu ra thị trường, phát hành trái phiếu, bán cổ phần cho các đối tác chiến lược là các ngân hàng trong nước, các ngân hàng nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài. Nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả Để có thể tăng trưởng vốn chủ sở hữu, tăng tài sản, tăng số lượng và chất lượng sản phẩm, dịch vụ một cách hiệu quả, các ngân hàng cần nâng cao năng lực quản trị điều hành của ban lãnh đạo.