Nghiên cứu về động lực học tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam

MỤC LỤC

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

    Qua đó có thể nhận thấy, sinh viên HUB chọn học NN2TQ chủ yếu vì yêu thích tiếng Trung Quốc, tin rằng tiếng Trung Quốc có thể hỗ trợ cho việc tìm kiếm công việc sau này và cũng vì bắt buộc phải học NN2TQ; việc chọn học NN2TQ không phải vì gia đình có yếu tố Trung Quốc, hay mong muốn được sang Trung Quốc du học, cũng không phải xuất phát từ hứng thú về mối quan hệ Việt - Trung. Sinh viên NN2TQ có trung bình cộng cao ở nội dung Q26 “vì tôi luôn tin rằng tôi có thể học tốt tiếng Trung Quốc” (Mean = 4,06), có trung bình cộng tương đối cao ở các nội dung Q24 “vì tôi phát hiện tiếng Trung Quốc không khó, tôi tiến bộ tương đối nhanh”.

    KIẾN NGHỊ

    Kiến nghị đối với sinh viên

    Giảng viên có năng lực chuyên môn tốt mới có thể giải đáp được các thắc mắc của sinh viên, thu hút sinh viên tham gia vào các hoạt động học tập trên lớp, nâng cao tính tích cực trong học tập NN2TQ của sinh viên. Trong hoạt động giảng dạy, giảng viên nên có những đánh giá mang tính khẳng định cho sinh viên, thiết kế những nhiệm vụ học tập có tính thú vị, thực dụng và có độ khó vừa phải, tận dụng những tài nguyên internet, sử dụng các kĩ thuật đa phương tiện trong giảng dạy.

    Kiến nghị đối với nhà trường

    Về năng lực chuyên môn, giảng viên cần không ngừng nâng cao năng lực tiếng Trung Quốc và phương pháp giảng dạy. Về giảng dạy, giảng viên cần xây dựng không khí lớp học vui vẻ, tích cực, tạo sự thoải mái trong học tập, để sinh viên không có những áp lực về tâm lí.

    NGOẠI NGỮ THỨ HAI (TIẾNG TRUNG QUỐC)

    • KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
      • THẢO LUẬN

        Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng SPSS trong các thống kê mô tả, kiểm định trị trung bình của mẫu phối hợp từng cặp (Paired samples T-test), kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể - trường hợp mẫu độc lập (Independent samples T-test) và phân tích tương quan Pearson (Pearson Correlation). Các kết quả trên cho thấy, trong quá trình học tập NN2TQ, sinh viên thường xuyên sử dụng nhất là nhóm chiến lược siêu nhận thức và nhóm chiến lược xã hội, kế đến là nhóm chiến lược ghi nhớ và nhóm chiến lược nhận thức, sau đó là nhóm chiến lược xúc cảm, ít sử dụng nhất là nhóm chiến lược bù đắp.

        Bảng 2.2. Kết quả kiểm định trị trung bì nh của mẫu phối hợp từng cặp đối với sáu  nhóm chiến lược học tập
        Bảng 2.2. Kết quả kiểm định trị trung bì nh của mẫu phối hợp từng cặp đối với sáu nhóm chiến lược học tập

        QUAN NIỆM HỌC TẬP

        • THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 1. Khách thể nghiên cứu
          • KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Đặc điểm chung về quan niệm học tập

            Thứ hai, mỗi người có năng lực học tập ngoại ngữ khác nhau, trẻ em có năng lực học tập ngoại ngữ tốt hơn người lớn, tuy không cho rằng bản thân có năng lực đặc biệt trong học tập ngoại ngữ, nhưng tin rằng mình có thể học tốt tiếng Trung Quốc; Thứ ba, chú trọng tính chính xác của ngữ âm, chú trọng việc học từ vựng và văn hoá Trung Quốc, không chú trọng ngữ pháp tiếng Trung Quốc; Thứ tư, động cơ học tập rất cao, cho rằng học tiếng Trung Quốc có ích cho bản thân. Marinova - Todd, Marshall và Snow (2000) sau khi phân tích các kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của tuổi tác đối với việc học ngoại ngữ đã chỉ ra rằng, sự khác biệt về tuổi tác phản ánh sự khác biệt trong tình hình học tập hơn là năng lực học tập, thực tế cho thấy trẻ em học ngôn ngữ mới với tốc độ chậm và ít nỗ lực hơn người lớn, người lớn thất bại trong việc học ngôn ngữ mới là vì họ không có động cơ học tập cao, không dành nhiều thời gian và sức lực cho việc học.

            Bảng 3.1. Kết quả khảo sát về năng lực học tập ngoại ngữ
            Bảng 3.1. Kết quả khảo sát về năng lực học tập ngoại ngữ

            LO LẮNG TRONG HỌC TẬP

            • THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 1. Khách thể nghiên cứu

              Kết quả thi cử tiếng Trung Quốc có liên quan trực tiếp đến kết quả học tập của sinh viên, có ảnh hưởng đến xếp loại tốt nghiệp, tìm kiếm cơ hội việc làm sau này, vì vậy sinh viên có mức độ lo lắng cao trước các kì thi, các kì kiểm tra, sinh viờn biết rừ hậu quả khi cú kết quả khụng tốt trong cỏc kỡ thi, cỏc kỡ kiểm tra này. Qua đó cho thấy mức độ lo lắng có mối tương quan nghịch với kết quả học tập, sinh viên có mức độ lo lắng càng cao thì kết quả học tập của sinh viên càng thấp, và ngược lại sinh viên có mức độ lo lắng càng thấp thì kết quả học tập của sinh viên càng cao.

              Bảng 4.1. Mức độ lo lắng trong học tập
              Bảng 4.1. Mức độ lo lắng trong học tập

              PHONG CÁ CH HỌC TẬP

              • THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 1. Khách thể nghiên cứu
                • KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Đặc điểm phong cách học tập

                  Trong đó, người học có phong cách học tập loại thị giác là người học có khuynh hướng thích tiếp nhận thông tin thông qua các kích thích thị giác; người học có phong cách học tập loại thính giác là người học có khuynh hướng thích tiếp nhận thông tin thông qua các kích thích thính giác; người học có phong cách học tập loại xúc giác là người học có khuynh hướng thích được tiếp cận vấn đề thông qua đôi tay; người học có phong cách học tập loại vận động là người học có khuynh hướng thích được tiếp cận vấn đề thông qua các trải nghiệm vận động cơ thể của bản thân trên lớp; người học có phong cách học tập loại nhóm là người học có khuynh hướng thích học cùng người khác;. Reid cũng chỉ ra rằng, người học có phong cách học tập loại thị giác sẽ dễ ghi nhớ thông tin khi có sự hỗ trợ của các tài liệu thị giác trực quan, sinh động; người học có phong cách học tập loại thính giác sẽ dễ ghi nhớ thông tin thông qua đối thoại, thảo luận, hoặc giải thích bằng miệng; người học có phong cách học tập loại xúc giác yêu thích các hoạt động thực hành với các vật liệu trong phòng thí nghiệm, phòng mô hình; người học có phong cách học tập loại vận động không thích ngồi lâu một chỗ, rất thích các hoạt động trò chơi, đóng kịch trên lớp; người học có phong cách học tập loại nhóm rất thích giao lưu, hợp tác với bạn bè; người học có phong cách học tập loại cá nhân cho rằng học một mình sẽ mang lại hiệu quả cao hơn khi học với người khác.

                  Bảng 5.2. Đặc điểm phong cách học tập theo giới tí nh
                  Bảng 5.2. Đặc điểm phong cách học tập theo giới tí nh

                  NĂNG LỰC TỰ CHỦ TRONG HỌC TẬP

                  • THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 1. Khách thể nghiên cứu
                    • KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Tình hình năng lực tự chủ trong học tập

                      Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS (phiên bản 25.0) trong thống kê mô tả năng lực tự chủ trong học tập, kiểm định trị trung bình của mẫu phối hợp từng cặp (Paired samples T-test) đối với các phương diện của tự chủ trong học tập, kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể - trường hợp mẫu độc lập (Independent samples T-test) về ảnh hưởng của các nhân tố cá thể với năng lực tự chủ trong học tập, và phân tích tương quan Pearson giữa kết quả học tập và năng lực tự chủ trong học tập. Song, có sự khác biệt về tính tương quan giữa năng lực tự chủ trên các phương diện và kết quả học tập, mối tương quan giữa kết quả học tập và năng lực tự chủ trên các phương diện giám sát quá trình học tập, đánh giá hiệu quả học tập không có ý nghĩa nổi trội (p > 0,05), mối tương quan giữa kết quả học tập và năng lực tự chủ trên các phương diện xác định mục tiêu học tập, quyết định nội dung học tập, lựa chọn phương pháp và chiến lược học tập có ý nghĩa nổi trội (p < 0,05).

                      Bảng 6.1. Thống kê mô tả năng lực tự chủ trong học tập
                      Bảng 6.1. Thống kê mô tả năng lực tự chủ trong học tập

                      QUY KẾT TRONG HỌC TẬP

                      • THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 1. Khách thể nghiên cứu

                        Trong nghiên cứu này, chúng tôi chủ yếu sử dụng các thống kê mô tả (Descriptive Statistics), kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể - trường hợp mẫu độc lập (Independent samples T-test), phân tích phương sai một yếu tố (Oneway ANOVA) và phân tích tương quan Pearson để thống kê tình hình chung, phân tích sự khác biệt về giới tính, khu vực gia đình sinh sống, thời gian học tập và mối quan hệ giữa kết quả học tập và quy kết trong học tập NN2TQ. Điều này không quá khó hiểu, thành thị và nông thôn tuy có sự khác biệt rất lớn về điều kiện học tập, nhưng để có thể vào được giảng đường của các trường đại học danh tiếng ở Việt Nam cũng như Trung Quốc, sinh viên đến từ khu vực thành thị cũng như khu vực nông thôn đều phải cố gắng không ngừng, đồng thời phải có năng lực thực sự.

                        Bảng 7.1. Quy kết trong học tập
                        Bảng 7.1. Quy kết trong học tập

                        HÀ NH VI TRONG LỚP HỌC

                        • PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Khách thể nghiên cứu

                          Trên cơ sở kết quả khảo sát bằng bảng hỏi với 246 sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh tại HUB về hành vi trong lớp học NN2TQ, chúng tôi nhận thấy: Thứ nhất, sinh viên có tần suất hành vi trong lớp học ở phương diện định hướng học tập cao nhất, có tần suất hành vi trong lớp học ở phương diện kiểm soát người khác thấp nhất; Thứ hai, sinh viên nam và sinh viên nữ có sự khác biệt về tần suất hành vi trong lớp học ở phương diện kiểm soát người khác, không có sự khác biệt về tần suất hành vi trong lớp học ở các phương diện hoạt động bằng lời nói, định hướng học tập, tìm kiếm sự giúp đỡ, tự bày tỏ, tự tin và giao tiếp với bạn học; Thứ ba, sinh viên năm thứ hai và sinh viên năm thứ ba có sự khác biệt về tần suất hành vi trong lớp học ở phương diện hoạt động bằng lời nói, không có sự khác biệt về tần suất các hành vi trong lớp học ở các phương diện kiểm soát người khác, định hướng học tập, tìm kiếm sự giúp đỡ, tự bày tỏ, tự tin và giao tiếp với bạn học; Thứ tư, sinh viên đến từ khu vực thành thị và sinh viên đến từ khu vực nông thôn không có sự khác biệt về các phương diện hành vi trong lớp học; Thứ năm, tồn tại mối tương quan thuận giữa kết quả học tập của sinh viên với hành vi trong lớp học ở các phương diện hoạt động bằng lời nói, định hướng học tập và tìm kiếm sự giúp đỡ. Thứ nhất, giảng viên cần chú trọng bồi dưỡng năng lực giao tiếp ngôn ngữ cho sinh viên ngay tại lớp học, tăng cường sự tương tác giữa giảng viên với sinh viên, cũng như giữa sinh viên với nhau, tạo điều kiện cho sinh viên (đặc biệt là sinh viên có kết quả học tập thấp) phát biểu, đưa ra quan điểm cá nhân, chủ động đặt câu hỏi, tích cực phản hồi trả lời câu hỏi của giảng viên;.

                          Bảng 9.3 cho thấy, các hành vi trong lớp học NN2TQ của sinh viên năm thứ hai  có Mean từ 1,83 đến 3,98, các hành vi trong lớp học NN2TQ của sinh viên năm thứ ba  có Mean từ 1,84 đến 4,07
                          Bảng 9.3 cho thấy, các hành vi trong lớp học NN2TQ của sinh viên năm thứ hai có Mean từ 1,83 đến 3,98, các hành vi trong lớp học NN2TQ của sinh viên năm thứ ba có Mean từ 1,84 đến 4,07

                          NHU CẦU TRONG HỌC TẬP

                          • THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 1. Khách thể nghiên cứu
                            • KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Nội dung học tập

                              Hutchinson và Waters (1987) cho rằng, nhu cầu gồm hai loại là nhu cầu mục tiêu (target needs) và nhu cầu trong học tập (learning needs), trong đó nhu cầu mục tiêu là những kiến thức mà người học cần có được để sử dụng trong môi trường mục tiêu tương lai, còn nhu cầu trong học tập là những mong muốn, kì vọng của người học trong quá trình học tập. Kết quả này có điểm tương đồng và khác biệt với kết quả nghiên cứu của Wu Zhongzheng (吴中正) (2013) và Zhang Jiangli (张江丽) (2014), lưu học sinh nước ngoài tại Trung Quốc mong muốn giảng viên “chỉ sử dụng tiếng Trung Quốc” hoặc “chủ yếu sử dụng tiếng Trung Quốc” trên lớp, không thích giảng viên giảng dạy “hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ của người học”.

                              Bảng khảo sát Nhu cầu trong học tập tiếng Trung Quốc
                              Bảng khảo sát Nhu cầu trong học tập tiếng Trung Quốc