Biện Pháp Giúp Trẻ 24-36 Tháng Tuổi Thích Nghi Với Môi Trường Mầm Non

MỤC LỤC

NHỮNG BIỆN PHÁP ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI LỚP 24-36 THÁNG TUỔI D3 TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI LAI

+ Số trẻ biết đi vệ sinh cũng chưa nhiều chiếm 7/18 trẻ đạt 38.9% chính vì sự tiện lợi của bỉm với suy nghĩ cứ cho trẻ mặc bỉm cho sạch sẽ, tiết kiệm thời gian của người lớn nên bố, mẹ, ông, bà,…không tập cho trẻ có thói quen đi vệ sinh đây là nguyên nhân chính dẫn đến trẻ chưa có thói quen đi vệ sinh đúng nơi quy định khi có nhu cầu. Vì vậy mới đi học lần đầu nên trẻ chưa biết làm quen với nề nếp trong lớp học, chưa biết cách phối hợp với cô giáo để ngồi vào bàn ngay ngắn thực hiện các hoạt động ăn uống, học tập…. Mẹ ơi mẹ cứ yên tâm trao con cho cô để đi làm, những ngày đầu con mới tới lớp mẹ phải xác định cháu sẽ khóc nhưng dần dần cháu sẽ hết khóc, sẽ ngoan và đi vào nề nếp nên mẹ cứ yên tâm cho con đi học đầy đủ đừng để bé nghỉ học vì ở lớp các con sẽ có cô, có nhiều bạn và nhiều đồ chơi mới lạ, hấp dẫn.

+ Khi được phụ huynh tin tưởng giao con cho mình tôi đã tổ chức các hoạt động trò chơi lôi cuốn trẻ tham gia để trẻ quên đi cảm giác nhớ nhà trẻ hết khóc vui vẻ chơi cùng cô và các bạn. Ví dụ: Giờ trả trẻ phụ huynh hỏi cô "sáng nay cháu Phúc khóc lâu không cô, cháu có chơi cùng bạn không cô" tôi trả lời "Phúc khóc một xíu rồi nín và chơi ngoan lắm mẹ à giờ hoạt động có chủ đích Phúc hào hứng xâu vòng hoa rất đẹp để tặng bạn Ngân". - Những ngày đầu năm trẻ chưa quen cô quen bạn nên đi học trẻ hay khóc tôi hay ôm trẻ vào lòng âu yếm vỗ về động viên an ủi trẻ, đồng thời tổ chức các hoạt động học tập vui chơi hấp dẫn lôi cuốn để trẻ hòa mình vào và quên đi cảm giác nhớ nhà.

Việc lặp đi lặp lại hàng ngày, thường xuyên, liên tục, nghiêm túc, tạo nề nếp, thói quen tốt cho trẻ vì thế tôi thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ giờ nào việc đấy, lựa chọn các hoạt động phù hợp đặc điểm tâm lý lứa tuổi trẻ lớp tôi. Ví dụ: Thông qua giờ đón trẻ tôi thông báo kết quả cân đo tháng 9 cho phụ huynh "Mẹ ơi bạn Ánh tháng này bị suy dinh dưỡng thể thấp còi mức độ một, giờ cô và mẹ cùng phối hợp tìm hiểu nguyên nhân con bị như vậy từ đó xây dựng thực đơn chế độ ăn phù hợp mẹ nhé. Hoạt động chơi ngoài trời: Ngoài việc chuẩn bị đồ dùng đồ chơi đầy đủ, đẹp hấp dẫn tôi còn chuẩn bị không gian chơi rộng rãi sạch sẽ thoáng với những trò chơi đơn giản gần gũi tổ chức một cách nhẹ nhàng lôi cuốn trẻ tham gia.

- Trong chế độ hoạt động một ngày của trẻ nếu người giáo viên cắt xén chương trình hoặc bỏ đi hoạt động chơi tập có chủ đích thì trẻ không có nề nếp thói quen cứ sau thể dục sáng là ngồi vào bàn ghế để học bài, trẻ thiếu nhận thức, thiếu sự tò mò về sự vật hiện tượng về thế giới xung quanh. Vì vậy việc tổ chức tốt các hoạt động này hàng ngày với cường độ lặp đi lặp lại thường xuyên liên tục tạo thành thói quen, nề nếp giúp trẻ sớm thích nghi với chế độ sinh hoạt ở trường mầm non. Hoạt động phát triển nhận thức "Nhận biết to - nhỏ" tôi chuẩn bị mô hình hang và Thỏ chị và Thỏ em gồm có hang to và hang nhỏ cho trẻ lên cùng khám phá bên cạnh đó cô còn chuẩn bị các đồ dùng đồ chơi to – nhỏ để trẻ chơi liên tưởng thực tế như hôp to – hộp nhỏ, củ cải to – củ cà rốt nhỏ, những đồ dùng tôi chuẩn bị chu đáo làm trẻ thấy mới lạ tò mò thích thú hào hứng tham gia với cô.

Trong giờ đón trả trẻ tôi nhắc nhở phụ huynh cần cho trẻ đi học chuyên cần, vai trò của việc đi học chuyên cần giúp trẻ hình thành nề nếp thói quen sớm thích nghi chế độ sinh hoạt ở trường mầm non. - Sử dụng các trang mạng xã hội: Zalo nhóm lớp là một phương tiện truyền tải thông tin rất quan trọng, tôi sử dụng zalo nhóm lớp đăng bài tuyên truyền đi học chuyên cần, chụp gửi hình ảnh hoạt động hàng ngày của trẻ ở trường để phụ huynh thấy được hôm nay trẻ làm gì?. - Ngoài ra tôi còn sử dụng điện thoại, zalo để trao đổi tình hình trẻ đến từng cá nhân phụ huynh để nắm được hoàn cảnh của trẻ, đặc điểm tâm sinh lí tính cách, lý do vì sao trẻ thường xuyên nghỉ học từ đó phối hợp với phụ huynh để đưa ra các giải pháp khắc phục khó khăn giúp trẻ đi học chuyên cần hơn.

Ví dụ: Khi thấy bạn Đ ứ c trong lớp tuần này nghỉ học nhiều tôi đã gọi điện, nhắn tin hỏi thăm tình hình của cháu phối hợp phụ huynh tìm hiểu nguyên nhân Đức thường xuyên nghỉ "Cô chào mẹ, mẹ ơi sao dạo này bạn Đức hay nghỉ học vậy ạ?". + Với những trẻ nghỉ học nhiều do bố mẹ công tác xa, những trẻ có hoàn cảnh đặc biệt tôi đã tới nhà tìm hiểu nguyên nhân lí do trẻ nghỉ nhiều, từ đó tuyên truyền các bậc phụ huynh biết tầm quan trọng đi học chuyên cần, phối hợp động viên hỗ trợ những trẻ có hoàn cảnh đặc biệt để trẻ đi học chuyên cần hơn.

Hình ảnh: Phụ huynh sau khi được cô an ủi động viên an tâm trao con cho cô.
Hình ảnh: Phụ huynh sau khi được cô an ủi động viên an tâm trao con cho cô.