Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua bảo hiểm nhân thọ của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

    Phạm Xuân Giang và Nguyễn Thị Thu Hằng (2021) các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua bảo hiểm nhân thọ của người dân tại quận Gò Vấp, TP.HCM; (Guan, Yusuf và Ghani, 2020) nghiên cứu tại Malaysia liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua của. Vì các lý do trên, đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua bảo hiểm nhân thọ của sinh viên tại Trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh” được hình thành nhằm mong muốn lắp đầy một số lỗ trống còn lại của những công trình trước bằng cách tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua BHNT của sinh viên thông qua áp dụng mô hình mở rộng của lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB) và Thuyết hành động hợp lý (TRA). Phương pháp này được tiến hành bởi phân tích và tham khảo các tài liệu và các tư liệu, tham vấn ý kiến với người hướng dẫn khoa học thực hiện đề tài và những chuyên gia trong ngành cùng chọn ra mô hình nghiên cứu và thang đo sơ bộ.

    Trong chương đầu tiên, nội dung bao gồm giới thiệu về đề tài nghiên cứu, nghiên cứu nhắc đến lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi của nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, những đóng góp của đề tài và kết cấu của đề tài. Nội dung chương này nhằm vẽ ra bức tranh toàn diện về hướng đi và mục tiêu cụ thể mà đề tài nghiên cứu đặt ra, bên cạnh đó cũng mong muốn đóng góp đến các công ty BH trong tương lai có được nội dung kết quả để tham khảo.

    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

      Xây dựng thang đo cho các khái niệm trong mô hình “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua bảo hiểm nhân thọ của sinh viên tại Trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh” bằng cách hiệu chỉnh, kế thừa từ Lý thuyết hành động lhợp lí, Thuyết hành vi có kế hoạch và các thang đo từ các nghiên cứu trước. Trong bài nghiên cứu này, tác giả chọn phương pháp chọn mẫu thuận tiện trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đã đề ra bởi áp lực về thời gian, và hạn chế về nguồn lực. Bên cạnh còn chắc chắn rằng thông tin nằm ở bảng câu hỏi đều đã được xem xét kĩ trước khi khảo sát chính thức để chắc rằng quá trình nghiên cứu có tính trực quan và mang lại kết quả tốt nhất.

      • Phần 1: Nghiên cứu giới thiệu chung về thông tin của tác giả, bên cạnh đó là trình bày về mục đích, cam kết bảo mật thông tin và hướng dẫn trả lời cho người được khảo sát. • Phần 3: Phần quan trọng của quá trình khảo sát bao gồm các câu hỏi chính của nghiên cứu, sử dụng thang đo Likert 5 điểm (từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý) nhằm đánh giá mức độ đồng ý với các biến quan sát của nghiên cứu đã đặt ra. Sau đó, các dữ liệu thu thập được nhập vào bảng tính Excel để sao lưu dữ liệu, tiếp theo chuyển toàn bộ dữ liệu sang ứng dụng SPSS 20 và đi đến các bước sau đó như phân tích thống kê các mô tả, đánh giá dựa trên các thang đo, phân tích các nhân tố và kiểm định các giả thuyết.

      Sau khi nghiên cứu, dựa vào cơ sở sẽ giữ lại các biến có hệ số tương quan tổng lớn hơn 0.3 và có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 mới được xem là đủ điều kiện chấp nhận được và thích hợp để tiếp tục phân tích ở những bước tiếp theo của quy trình nghiên cứu. Hệ số Eigenvalue là tiờu chớ luụn được sử dụng nhằm thu về rừ số lượng yếu tố trong phân tích EFA cần được trích xuất và tượng trưng cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố Eigenvalue > 1 thì nhân tố được rút ra mang hàm ý ngắn gọn nhất về mặt thông tin. Theo Nguyễn Đình Thọ (2011) hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố đại diện cho các mối tương quan đơn lẻ giữa các biến và nhân tố và được sử dụng để đánh giá mức độ ý nghĩa của nhân tố EFA.

      Phương pháp tương quan với hệ số tương quan của Pearson đã được tác giả lựa chọn dùng trong nghiên cứu, khẳng định có mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, đánh giá mức độ và hướng của mối quan hệ giữa hai biến. Kết quả thu được từ những bài kiểm tra này sau đó được phân tích để đút kết những kết luận cụ thể về sự ràng buộc giữa các biến ràng buộc như giới tính, năm học và biến độc lập, tức là ý định mua BHNT. Sau đó, phần thiết kế xây dựng thang đo, mẫu và phương pháp điều tra bao gồm xác định kích thước mẫu, cách lựa chọn mẫu và lên bảng câu hỏi, đều quan trọng để bảo đảm tính đại diện và hiệu quả của dữ liệu thu thập.

      CHƯƠNG HÀM Ý QUẢN TRỊ VÀ KẾT LUẬN

        Sự nhận thức tăng cao về chuẩn chủ quan, thái độ đối với việc mua BHNT, nhận thức kiểm soát hành vi, dịch vụ công ty bảo hiểm và động cơ tiết kiệm đã và đang làm nên một bức tranh toàn diện về chân dung hoàn chỉnh của khách hàng trong bối cảnh hiện đại. Các doanh nghiệp BH cần triển khai các kế hoạch quản trị nhằm tối ưu hóa yếu tố này.Vì vậy, các doanh nghiệp cố gắng thực hiện tốt công tác tuyên truyền để khách hàng họ am hiểu tường tận hơn về rủi ro sức khoẻ trong cuộc sống. Cùng với kết quả từ Bảng 5.3 cho thấy được việc sinh viên nghĩ rằng bạn bè nghĩ họ nên mua BHNT (CCQ2), họ mua BHNT để giống với những người nổi tiếng trên mạng (CCQ4) không có sức ảnh hưởng đến ý định mua BHNT khi có giá trị lần lượt là 3.36 và 3.34, nhỏ hơn mức trung bình của nhân tố Chuẩn chủ quan là 3.3729.

        Mặt khác, ba mẹ của họ nghĩ rằng họ nên mua BHNT (CCQ1) và đòng nghiệp của họ nghĩ rằng họ nên mua BHNT (CCQ3) đủ sức lôi cuốn sinh viên khi le lói có ý định mua BHNT với giá trị trung bình là 3.42 và 3.38 lớn hơn mức trung bình của nhân tố. Các công ty có nguồn tài chính tốt có thể mời những người nổi tiếng đã từng mua BHNT của công ty PR trên các trang cá nhân của họ nhằm gia tăng sự uy tín của công ty, mặt khác nâng cao ý định của khách hàng, nhóm người quan tâm đến người nổi tiếng đó, sẽ có thêm nhiều động lực để mua BHNT. Mặc dù nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua bảo hiểm nhân thọ của sinh viên tại trường đại học Ngân Hàng TP.HCM” đó cú ý nghĩa khi tỡm hiểu rừ hơn về ý định mua và cỏc yếu tố ảnh hưởng liên quan nhưng vẫn còn những điểm chưa được khám phá và cơ hội phát triển hơn chất lượng nghiên cứu.

        Đầu tiên, hạn chế của nghiên cứu là mẫu ngẫu nhiên hay phương pháp lấy mẫu thuận tiện, điều này chỉ mang tính đại diện chứ chưa thật sự mang tính thực tế cao vì giới hạn là sinh viên tại trường đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Vì thế, để kết quả được tốt và khách quan nhất về ý định mua BHNT, các nghiên cứu về đề tài này trong tương lai cần xem xét thực hiện mở rộng kích thước mẫu và đối tượng khảo sát, đặc biệt là quan tâm đến đối tượng nghiên cứu trong nhiều mức thu nhập và điều kiện kinh tế khác nhau. Hạn chế thứ hai của nghiên cứu là có rất nhiều khía cạnh ảnh hưởng lớn lên đến ý định mua BHNT khác nhau, chỉ nhắc đến 5 yếu tố là chuẩn chủ quan, thái độ đối với việc mua BHNT, nhận thức kiểm soát hành vi, dịch vụ công ty bảo hiểm và động cơ tiết kiệm.

        Dựa vào đó, đề xuất các nghiên cứu trong tương lai phát triển theo hướng tăng kích thước mẫu thu thập dữ liệu, mở rộng trọng tâm và đưa thêm các yếu tố tác động đến ý định mua BHNT của sinh viên để tính đến nhiều góc độ hành vi của người tiêu dùng hơn. Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua BHNT của sinh viên được phân tích bằng thang đo Likert 5 cấp độ với 181 mẫu khảo sát sinh viên từ năm 1 đến năm 4 đã được thu thập cho nghiên cứu, được giới hạn ở tại trường đại học Ngân Hàng TPHCM. Có thể nhân định, yếu tố động cơ tiết kiệm tác động theo hướng mạnh mẽ lên ý định mua BHNT của sinh viên, bên cạnh đó vấn đề thái độ đối với việc mua BHNT cũng được để tâm hơn và ngày càng có xu hướng phát triển tích cực.

        Bảng 5.1: Thống kê mô tả thành phần của nhân tố Động cơ tiết kiệm
        Bảng 5.1: Thống kê mô tả thành phần của nhân tố Động cơ tiết kiệm