Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty dệt may KienViLay ở nước CHDCND Lào

MỤC LỤC

Nội dung hoạt động xuất khẩu chủ yếu của doanh nghiệp .1 Nghiên cứu thị trường xuất khẩu

Việc nghiên cứu thị trường còn phải xác định đầy đủ vị trí và sự hoạt động của đối thủ cạnh tranh, tức là đánh giá được khả năng kinh tế, khoa học kỹ thuật của các đối thủ cạnh tranh, đánh giá, xem xét các chiến lược thị trường, việc tổ chức, phục vụ khách hàng, chiến lược quảng cáo, cố vấn kỹ thuật, điều kiện bán hàng trên. Khi đã dự đoán được xu hướng phát triển của thị trường nước ngoài mà trước hết là xu hướng biến động về giá cả hàng hoá, người xuất khẩu cần xác định chiến lược kinh doanh như: Nếu giá cả hàng hoá có xu hướng tăng thì ta sẽ không bán ra vội vàng hoặc không bán hàng hoá với khối lượng lớn mà để cho mức tăng của giá cả đến một mức nhất định mới bán hàng thì như vậy doanh nghiệp mới thu được lợi nhuận cao trong những lúc giá cả hàng hoá có xu hướng tăng.

Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu

+ Quản lý hàng nhập khẩu bằng hạn ngạch: Biện pháp này nhằm chống lại những nhà sản xuất lớn có khả năng cạnh tranh cao, nhằm ngăn chặn hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào để bảo vệ thị trường trong nước hoặc nhằm cân bằng cán cân thanh toán, hoặc làm công cụ mặc cả trong các cuộc thương lượng, cũng có thể dùng để hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng mang tính chiến lược của nền kinh tế xã hội. + Một số biện pháp hạn chế nhập khẩu khác: bên cạnh những biện pháp hạn chế nhập khẩu trực tiếp, Nhà nước còn dùng một số biện pháp gián tiếp nhằm ngăn cản việc nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài như: biện pháp về vệ sinh thú y, vệ sinh thực phẩm, hoặc các tiêu chuẩn về kỹ thuật như tiêu chuẩn về kích thước, bao bì, những tiêu chuẩn về môi trường sinh thái.

Sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Được ra đời trên cơ sở sự phân công lao động quốc tế và lợi thế so sánh

Nhờ có thương mại quốc tế, các nước có thể thu lợi từ việc tận dụng những lợi thế so sánh của mình về tài nguyên thiên nhiên, giá nhân công rẻ, về trình độ khoa học kỹ thuật,… Đặc biệt với một nước chậm phát triển như Lào hoạt động xuất khẩu còn là cầu nối giúp đất nước đẩy nhanh quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Xuất khẩu giúp Lào nhanh chóng hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới: Ngày nay, với xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá, hoạt động xuất nhập khẩu không chỉ là một tất yếu khách quan mà còn là một yêu cầu bức thiết đối với các quốc gia bởi sự phát triển kinh tế quốc tế của các nước ngày nay không chỉ đơn thuần là sự hợp tác mà nó đã trở thành một hệ thống với mức ràng buộc nhất định. Cú thể thấy rừ mỗi quan hệ qua lại: hoạt động xuất khẩu sẽ nâng cao vai trò của Lào trên thị trường quốc tế và đẩy nhanh quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và ngược lại khi vai trò vị thế của Lào được nâng cao và hội nhập tốt với nền kinh tế thế giới thì đây là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh và nâng cao hiệu qủa của hoạt động xuất khẩu.

Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty dệt may KienViLay ở nước CHDCND Lào

Giới thiệu về Công ty dệt may KienViLay ở nước CHDCND Lào

    Từ ngày thành lập đến nay, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử cũng như nền kinh tế của thế giới nói chung và của Lào nói riêng, nhiều lúc tưởng rằng công ty không thể vượt qua, nhưng với sự cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên của công ty cũng như sự trực tiếp chỉ đạo và hỗ trợ của thành phố Viêng Chăn, công ty đã vượt qua mọi khó khăn để phát triển giải quyết cho hàng trăm công ăn việc làm cho người lao động Thành phố. Như trên đã đề cập thì giai đoạn này là giai đoạn khởi đầu cho quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, nền kinh tế Lào bước vào một hướng phát triển mới nhưng gặp nhiều khó khăn do đồng tiền nội địa mất giá, thị trường xuất khẩu không còn, lại bị bao vây kinh tế của Mỹ..dẫn đến rất nhiều công ty bị phá sản. Hơn nữa là một công ty nhỏ lại mới thành lập thiếu vốn, thiếu nhân lực, thiếu kinh nghiệm lại gặp phải sự cạnh tranh từ các công ty có uy tín nhiều năm trên thị trường… Trong tình hình đó Công ty dệt may KienViLay đã mạnh dạn vay vốn đầu tư mới trang thiết bị, tuyển dụng tuyển mộ, nâng cao trình độ tay nghề của công nhân cũng như trình độ quản lý của bộ phận hành chính.

    Bảng 1: Giá trị xuất khẩu của công ty KienViLay từ năm 2006- 2006-2008 (USD)
    Bảng 1: Giá trị xuất khẩu của công ty KienViLay từ năm 2006- 2006-2008 (USD)

    Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Công ty dệt may KienViLay ở nước

    Nhưng như ta thấy qua phân tích ở trên thì thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty chủ yếu là thị trường Anh mà mặt hàng chủ yếu là các loại áo phông, áo thể thao. Các thị trường khác tuy công ty có sản phẩm xuất khẩu sang như thị trường Trung Quốc đầy tiềm năng thì công ty chỉ xuất khẩu sang một lượng rất ít như thị trường Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, còn thị trường Mỹ vẫn là tiềm năng. Theo đánh giá của cán bộ phòng kinh doanh xuất nhập khẩu thì hiện tại số lượng sản phẩm mà cơ sở dệt may sản xuất ra mặc dù đã làm suốt ngày đêm (3 ca) nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng, cộng vào đó là công ty chưa có chiến lược xuất khẩu thích hợp với từng đoạn thị trường cho nên việc thâm nhập các thị trường tiềm năng như đề cập trên cần phải hoàn thiện thêm và chờ đến khi cơ sở dệt kim đi vào hoạt động thì sản phẩm của nó mới đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của các thị trường trên.

    CHDCND Lào

    Phương hướng phát triển ngành dệt may nước CHDCND Lào

    Những kết quả về quan hệ thương mại giữa hai nước trong thời gian qua phản ánh những nỗ lực lớn của cả hai phía trong quan hệ và đàm phán để đi đến những thống nhất trong quan hệ thương mại song phương, đồng thời mở ra cho các doanh nghiệp Lào trong việc tiếp cận và thâm nhập thị trường Anh. Đặc biệt, đối với Lào đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng mạnh về xuất khẩu thì những thuận lợi và cơ hội kinh doanh sẽ đến với các doanh nghiệp xuất khẩu trong đó có ngành dệt may, một ngành đang được đánh giá là ngành công nghiệp mũi nhọn và có nhiều triển vọng. Có rất nhiều bất lợi khác trong thị trường Bỉ, Bỉ là một thị trường rộng lớn, có thể tiêu thụ hàng hóa của hầu hết các thị trường với tất cả các nhu cầu về mặt giá cả, chất lượng, mẫu mốt… Nhưng đây cũng là thị trường mà nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng về nhóm hàng dệt may có độ nhạy cảm cao.

    Các giải pháp chủ yếu thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty dệt may KienViLay

      Công ty dệt may KienViLay với tư cách của mình có thể tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường, hợp tác với các cơ quan của chính phủ, các đại diện thượng mại của chính phủ nước ngoài để thu thập thông tin liên quan đến thị trường nước ngoài đặc biệt là các thông tin liên quan đến chính sách của nước nhập khẩu, hệ thống phân phối sản phẩm dệt may của nước nhập khẩu… từ đó cung cấp cho các doanh nghiệp thành viên cũng như xây dựng một chính sách hợp lý để có thể tâm nhập vào thị trường nước ngoài. Vì kinh phí cho việc đăng kí thương hiệu của công ty tại nước khác là khá lớn, chính vì thế công ty có thể thực hiện các biện pháp quảng cáo thương hiệu khác như: Quảng bá trong nước, quảng bá qua Internet, sử dụng những người Lào ở nước ngoài để giao hàng tận tay cho người tiêu dùng, tạo lập mối quan hệ tốt với khách hàng để qua đó tạo uy tín..Và trong dài hạn biện pháp cần thiết phải thực hiện để quảng cáo thương hiệu của công ty là đăng kí thương hiệu ở. Với mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả, nội lực của đất nước, Bộ tài chính cần xem xét lại mức thuế nhập khẩu của các mặt hàng trong nước đã bắt đầu sản xuất được, trong đó có sợi, vải, để đảm bảo sản xuất trong nước tránh tình trạng giá thành sản xuất của sản phẩm lại lớn hơn giá nhập khẩu, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá của các doanh nghiệp trên thị trường nước ngoài.