MỤC LỤC
+ Trên góc độ quản trị tài chính DN thì ngoài mục tiêu lợi nhuận sử dụng VKD có hiệu quả còn phải đảm bảo an toàn, lành mạnh về mặt tài chính, tăng cường khả năng cạnh tranh của DN trước mắt và lâu dài. Để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn, chúng ta cần so sánh các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của DN so với các năm trước, so với kế hoạch đề ra, với đối thủ cạnh tranh và so với các chỉ tiêu trung bình của ngành.
Khả năng cạnh tranh trên thị trường: Nếu DN có sức cạnh tranh lớn trên thị trường, sản phẩm có sức tiêu thụ lớn thì Công ty sẽ có doanh thu và lợi nhuận lớn, từ đó tạo ra tỷ suất lợi nhuận trên vốn cao và ngược lại. Chỉ tiêu này giúp DN đánh giá mức độ hợp lý của cơ cấu TSCĐ được trang bị trong DN để từ đó có định hướng đầu tư, điều chỉnh kết cấu TSCĐ và giúp người quản lý xác định trọng tâm quản lý TSCĐ nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ.
Chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bảo toàn VKD như: mua bảo hiểm tài sản, đồng thời lập quỹ dự phòng tài chính để có nguồn bù đắp khi VKD bị thiếu hụt, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng giảm giá chứng khoán. Trong thực tế, ngoài các biện pháp trên, DN cần căn cứ vào điều kiện tình hình kinh doanh và mục tiêu hoạt động của mình để đưa ra các biện pháp cụ thể có tính khả thi cao nhằm đẩy mạnh công tác tổ chức và sử dụng có hiệu quả VKD cho DN mình.
Được thành lập từ những ngày đầu tái lập tỉnh Lào Cai (1991), Công ty TNHH xây dựng công trình Nam Tiến ( nay là Công ty cổ phần Nam Tiến Lào Cai) rất tự hào vì đã cùng với địa phương đi lên từ những khó khăn của ngày đầu tái lập, vận dụng thành công các cơ chế chính sách của Tỉnh để trở thành một DN có tiềm lực mạnh, đủ sức hướng vào đầu tư kinh doanh thủy điện. Đặc biệt từ cuối năm 2005 đến nay công ty đã chuyển hướng một phần từ xây dựng cơ bản sang kinh doanh sản xuất hàng hóa cụ thể là: Công ty đã đầu tư vào cụm thủy điện Ngòi Xan thuộc địa bàn Huyện Bát Xát gồm 6 nhà máy thủy điện với công suất lắp máy gần 60 MW, 01 trạm biến áp 110kV-65MVA và đường dây 110kV chiều dài 09km, tổng mức đầu tư trên 1300 tỷ đồng.
Công ty luôn chủ động đầy đủ thiết bị để đổi mới và phù hợp với công nghệ thi công, nâng cao năng suất, chất lượng công trình; phù hợp với yêu cầu kỹ thuật xây dựng ngày càng tiên tiến như: máy đào xúc, máy ủi, máy san, xe cẩu thủy lực QY 70T, ô tô, máy khoan nhồi, máy đóng cọc, máy ép rung đóng cọc, trạm trộn bê tông, hệ thống xe chở bê tông chuyên dùng, trạm xay đá,. Trong lĩnh vực xây dựng các công trình nguyên vật liệu đầu vào chính là các nguyên vật liệu xây dựng như cát, đá, sỏi, gạch, xi măng, sắt thép và các máy móc thiết bị…Các nguyên vật liệu trên hầu hết được mua ở thị trường nội địa, một số ít các thiết bị tại thủy điện phải nhập khẩu từ Trung Quốc.
Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng này là do các dự án, công trình đầu tư dài hạn đến năm 2011 đã hoàn thành và đi vào khai thác như: Nhà máy gạch không nung, Nhà máy xi măng, Xí nghiệp sản xuất đá xây dựng, Nhà máy thủy điện Vạn Hồ cùng với thủy điện Ngòi Xan 1&2 làm cho doanh thu từ hoạt động kinh doanh năm 2011 tăng vọt. Mặc dù số lượng tăng không nhiều nhưng điều này cũng cho thấy công ty đã có sự đóng góp lớn trong việc giải quyết việc làm cho người lao động đặc biệt trong điều kiện hiện tại vấn đề thất nghiệp ở nước ta đang trở nên bức xúc.
- Trong thời gian qua, việc tăng giá các vật liệu xây dựng (giá sắt thép, xi măng…), giá xăng dầu, giá điện đã làm cho chi phí sản xuất của công ty tăng cao hơn, từ đó ảnh hưởng lớn đến hoạt động SXKD của công ty. Khi công trình hoàn thành, các chủ đầu tư thường quyết toán chậm và không thanh toán hết mà giữ lại một phần để bảo hành công trình, trong khi công ty vẫn phải trả lãi toàn bộ cho phần vốn vay ngân hàng để thi công, điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của công ty.
Đồng thời cũng để quản lí về mặt giá trị thì hằng năm Công ty đều tiến hành tính toán đầy đủ chi phí khấu hao TSCĐ và phân bổ chi phí khấu hao vào giá thành sản phẩm, xác định đúng nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ đầu tư, mua sắm, điều chuyển, đồng thời cũng tiến hành kiểm kờ, theo dừi tỡnh hỡnh tăng giảm giỏ trị TSCĐ khi tiến hành sửa chữa, nâng cấp cải tiến và đánh giá lại TSCĐ. Hàng năm Công ty cũng xây dựng định mức tiêu hao vật liệu, xây dựng kế hoạch và lịch trình sản xuất dựa vào các ước toán về nhu cầu sản phẩm và tình hình thực tế hàng tồn kho để đảm bảo chuẩn bị tốt các yếu tố nguyên vật liệu và nhân công cho yêu cầu sản xuất đồng thời cũng tránh tình trạng ứ đọng hàng hóa (đối với lĩnh vực kinh doanh vật tư và sản xuất công nghiệp của Công ty). Nhờ những cơ chế quản lí này mà Công ty luôn đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất, góp phần làm giảm chi phí ở khâu dự trữ nguyên vật liệu và với công tác kiểm định chất lượng, nghiệm thu công trình khi kết thúc quá trình sản xuất, hoàn thành công trình mà Công ty phát hiện ra những lỗi không đạt các thông số kĩ thuật theo yêu cầu, từ đó có những biện pháp khắc phục kịp thời, giúp.
Hơn nữa năm 2011 công ty đưa vào khai thác nhà máy thủy điện Vạn Hồ nên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng lên đột biến, giúp bù đắp các khoản chi phí làm cho tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty tăng lên, cứ 100 đồng doanh thu mà công ty thực hiện được trong kỳ thì thu được 13,33 đồng lợi nhuận cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty dần có hiệu quả hơn, tuy nhiên đây vẫn là một con số nhỏ, công ty cần có những giải pháp tích cực hơn trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất trong thời gian tới nhằm cải thiện khả năng sinh lợi trên doanh thu, gia tăng lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh. Thứ bảy, Công tác hạch toán kế toán và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh được tổ chức tốt và thường xuyên giúp công ty luôn nắm được tình hình vốn, nguồn hình thành, tình hình tăng giảm vốn trong kỳ, khả năng đảm bảo vốn lưu động, tình hình về khả năng thanh toán,..Trên cơ sở đó, giúp công ty đề ra được những giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu về vốn, xử lý các vấn đề về tài chính qua đó làm giảm mức độ lãng phí vốn, sử dụng vốn đúng mục đích và làm tăng hiệu quả quản lý và sử dụng vốn.
Định kỳ và kết thúc năm tài chính, công ty phải tiến hành kiểm kê lại toàn bộ tài sản hiện có, xác định số tài sản thừa thiếu, hư hỏng, nguyên nhân và trách nhiệm để từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời như: bổ sung thêm tài sản còn thiếu, thanh lý hoặc nhượng bán những tài sản đã hư hỏng không sửa chữa được nữa, xỏc định rừ trỏch nhiệm của từng người để cú những giải pháp xử phạt đúng mức. Trước khi quyết định mua mỏy múc thiết bị mới, cụng ty cần biết rừ nguồn gốc của máy móc, nhờ các chuyên gia có kinh nghiệm đánh giá kỹ thuật, chất lượng, đánh giá khả năng thích ứng của máy móc với điều kiện của công ty nhằm tránh tình trạng thiết bị, máy móc mua về không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, chất lượng hoặc có công nghệ quá cao so với trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động và trình độ quản lý của công ty.