Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản trong những năm đầu thế kỷ XXI

MỤC LỤC

Cơ sở thực tiễn

Tuy xu hướng Quốc tế hóa nền kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ nhưng trên thế giới còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thương mại của nước ta: như cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, sự kiện khủng bố 11/9 ở Mỹ, các cuộc xung đột, chiến tranh, khủng bố, mới đây nhất là cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ sau đó lan rộng ra thế giới…, đang ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngoại thương của Việt Nam. Các tác nhân bên ngoài này cùng với những nhu cầu phát triển nội sinh từ chính mỗi nước Việt Nam và Nhật Bản, đặc biệt do Việt Nam khi này đã thực hiện công cuộc đổi mới theo đường lối mở cửa, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại và kinh tế đối ngoại nên đã khiến cho quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong giai đoạn này chuyển sang bước ngoặt mới và đã phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn trên tất cả mọi lĩnh vực khác nhau.

CHƯƠNG 2

Chính sách phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản Nhằm mục tiêu đưa kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển sâu rộng và hội

Gần đây nhất trong chuyến công du sang Việt Nam, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có những cuộc hội đàm quan trọng và đã ký tuyên bố chung về phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Nhật Bản vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á. Với nhiều biện pháp cải cách mạnh mẽ và táo bạo, sau hơn 20 năm kiên trì thực hiện đường lối đổi mới, và mở rộng quan hệ thương mại với Nhật Bản, đã đạt được nhưng kết quả đáng kể (năm 2010 Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam – Nhật Bản đã đạt hơn 16 Tỷ USD). Sự hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản đang được mở rộng không chỉ trong quan hệ song phương, mà cả ở khu vực và trên trường quốc tế, tháng 12 năm 2008 hai nước đã ký Hiệp định đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA).

Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam – Nhật Bản

Việt Nam là nước nhận tổng viện trợ ODA lớn nhất của Nhật Bản liên tiếp trong hai năm 2006, 2007, hiện nay số vốn vay ODA của Nhật Bản mà Việt Nam nhận được đã lớn hơn con số 640 triệu USD, điều đó cho thấy Việt Nam vẫn là ưu tiên hàng đầu trong viện trợ ODA của Nhật Bản, đối tác quan trọng hàng đầu của Nhật ở khu vực châu Á hiện nay. Nguồn:Tổng cục Thống kê Việt Nam – Năm 2010 Qua việc phân tích này có thể thấy: Cơ cấu xuất khẩu có tiến bộ, nếu như giai đoạn 1989-1996 ta xuất khẩu chủ yếu là tài nguyên, nguyên liệu thô như: dầu thô, than đá, hải sản thì đến nay ta đã xuất khẩu được những mặt hàng công nghiệp điều đó nói lên ta đã có đầu tư về máy móc, công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại nhiều hơn và có sự nâng cao về trình độ sản xuất qua xuất khẩu được mặt hàng công nghiệp sang Nhật Bản như: hàng dệt may, dây cáp điện, vi tính, giày dép, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm nhựa. Thông qua Diễn đàn kinh doanh môi trường toàn cầu – Hợp tác công nghệ môi trường giữa Việt Nam và Nhật Bản, cơ quan Xúc tiến Ngoại thương Nhật Bản(JETRO), các cơ quan liên quan của hai bên tác động thì hàng năm lại thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư Nhật Bản đến Việt Nam tìm hiểu và đầu tư tai thị trường này.Tin từ Bộ Công Thương, trong năm 2010 đã có trên 120 doanh nghiệp Nhật Bản đến Việt Nam gặp gỡ lãnh đạo của các thành phố nhằm tìm kiếm đối tác và tìm hiểu thị trường Việt Nam.

Năm 2011 cũng là một năm đầy triển vọng với dệt may Việt Nam, hàng dệt may của Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao so với các nước khác trong khu vực, để duy trì và phát triển chỗ đứng của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Nhật Bản, ngành dệt may nên chủ động thay đổi cơ cấu sản phẩm và xác định vai trò thương hiệu hàng dệt may của Việt Nam. Tuy nhiên để nâng cao giá bán và tăng tính hấp dẫn đối với mạng lưới xuất khẩu và phân phối tại Nhật, các doanh nghiệp chế biến cần phải quan tâm hơn về vệ sinh an toàn thực phẩm và việc lấy chứng chỉ xác nhận trước về chất lượng (Pre-qualification) đóng vai trò hết sức quan trọng bởi nó góp phần rất lớn vào việc giảm chi phí phát sinh trong quá trình hàng hoá lưu thông tại Nhật.

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam - Nhật Bản từ 1986 -2010
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam - Nhật Bản từ 1986 -2010

Đánh giá thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản 1. Thuận lợi

Mặc dù đã được điều chỉnh nhiều lần theo hướng đề cao biện pháp quản lý bằng hệ thống các công cụ, chính sách kinh tế song cho đến nay Việt Nam vẫn duy trì chế độ cơ quan chủ quản mang nặng tính quản lý hành chính với các biện pháp phi kinh tế như ràng buộc, hạn chế, cấm ngừng, chưa coi quản lý là quá trình theo dừi tổng hợp để hướng dẫn, điều tiết bằng cỏc biện phỏp kinh tế. Ngoài năm hạn chế trên còn tồn tại nhiều bất cập trong ngoại thương Việt Nam nói riêng như vấn đề buôn lậu, trốn thuế dưới nhiều hình thức, vi phạm pháp luật trong buôn bán, kinh doanh xuất nhập khẩu, hạ tầng cơ sở, trình độ nghiệp vụ, chuyên môn ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ, nhân viên ngoại thương còn yếu kém so với yêu cầu thực tiễn, thêm vào đó do chúng ta chưa có đủ kinh nghiệm quản lý một nền kinh tế thị trường nên đã tạo nhiều khe hở về chính sách, cơ chế quản lý, do đó không đạt được nhiều thành tựu như mong muốn. Sự yếu kém về cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển kinh tề của Việt Nam cũng khiến cho quan hệ thương mại của cả hai bên gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng hiện đại, thuận lợi cho việc buôn bán và giao lưu quốc tế là một môi trường hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư như: đường bộ, đường sắt, hàng không, hải cảng, viễn thông, kho bãi ở Việt Nam vẫn chưa thật sự đáp ứng dược nhu cầu phát triển kinh tế để đem lại hiệu quả kinh tế cao.

TOÀN CẦU HIỆN NAY

Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản

Bên cạnh đó Nhật Bản có xu hướng chuyển các xí nghiệp ra các nước, tiến hành sản xuất sau đó tái nhập khẩu trở lại Nhật Bản do hàng hoá lắp ráp hay sản xuất ở nước ngoài có giá thành rẻ hơn so với sản xuất, lắp ráp ở Nhật bản. Mặt khác, Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại Quốc tế WTO điều này đồng nghĩa với việc hàng rào thuế quan và phi thuế quan đang dần hạn chế, giảm bớt và tiến tới dỡ bỏ theo lộ trình mà Việt Nam đã cam kết khi gia nhập tổ chức này. Như vậy, trong thời gian tới, quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Nhật Bản có những thuận lợi cả khách quan lẫn chủ quan để phát triển mà tiền đề của nó xuất phát từ chính sách và nhu cầu trong nước của mỗi quốc gia.

Một số nhân tố tác động đến triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản

Tuy chưa hội nhập sâu vào thị trường tài chính thế giới, nhưng do hoạt động sản xuất chủ yếu hướng vào xuất khẩu và chưa khai thác tốt thị trường trong nước rộng lớn với 88 triệu dân, nên mức độ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này là khá lớn đối với Việt Nam. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ đến nền kinh tế của Việt Nam: xuất khẩu sẽ gặp khó khăn lớn và giảm cả số lượng và giá cả…do tổng cầu thế giới giảm và cạnh tranh trên các thị trường sẽ khó khăn, giảm thu ngoại tệ cho quốc gia, giảm sản xuất trong nước, giảm GDP, thất nghiệp tăng…. Cho nên bất chấp sự bất ổn của nền kinh tế trong nước và toàn cầu tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam hiện vẫn thuộc hàng dẫn đầu các nước khu vực, điều đáng chú ý là hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đang và sẽ tiếp tục tăng mạnh.

Một số giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Nhật Bản

Các đối thủ của Việt Nam đều là những đối thủ mạnh như Trung quốc, Hàn Quốc, Italia đối với hàng dệt may; Thái Lan, Ấn Độ đối với hải sản; Trung quốc, Anh, Đức đối với đồ gốm sứ… Vấn đề đặt ra đối với Việt Nam khi đối đầu với những đối thủ lớn như vậy là phải làm sao nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam ở thị trường Nhật Bản. Trong điều kiện quốc tế hoá hiện nay, nền sản xuất nhỏ như Việt Nam có những điểm lợi thế tương đối như giá nhân công rẻ và có thể đầu tư thêm công nghệ để dần nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng cũng cần phải thấy rằng lao động Việt Nam có trình độ còn hạn chế chỉ làm thuê gia công và làm vệ sinh cho các công ty lớn. Biện pháp chủ yếu để gạo và cà phê của Việt Nam có thể thâm nhập vào thị trường Nhật Bản một cách sâu rộng hơn, đó là cải thiện về chất lượng, nâng cao hiệu quả trong các khâu chế biến, đóng gói cho phù hợp với tiêu chuẩn Quốc tế và những quy định của Nhật Bản về các mặt hàng này, phân phối.