MỤC LỤC
Nó cụ thể ở chỗ ta có thể đánh giá được qua việc tính toán các chỉ tiêu như: dư nợ, nợ quá hạn, lợi nhuận… Tuy nhiên chất lượng cho vay trung – dài hạn cũng mang tính trừu tượng vì nó còn được thể hiện qua quy trình cho vay,thái độ phục vụ của CBTD…. Các NHTM Hàn Quốc thực hiện việc cho vay đối với cổ đông không vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng hoặc tỷ lệ mà họ sở hữu, giới hạn cho vay đối với các đối tác của ngân hàng không vượt quá 10% vốn tự có của ngân hàng, khách hàng đơn lẻ không quá 20% vốn tự có của ngân hàng.
Đạt được những thành tựu này là do Hải Dương được sự quan tâm chỉ đạo của các Bộ, ngành Trung ương, sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự nỗ lực của các ngành, các doanh nghiệp cùng toàn thể nhân dân trong tỉnh. Những thành tựu này đã tạo nên những điều kiện thuận lợi để các ngân hàng trên địa bàn tỉnh mở rộng hoạt động kinh doanh đặc biệt là hoạt động cho vay trung – dài hạn và nâng cao chất lượng của những hoạt động này.
Đối với các chính sách của Chính phủ và sự chỉ đạo của NHNN, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh cũng thực hiện một cách nghiêm túc, góp phần quan trọng vào việc ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Một số TCTD thực hiện chưa nghiêm các quy định và chỉ đạo của NHNN về tỷ lệ bảo đảm an toàn, về thẩm định, kiểm tra điều kiện tín dụng… Trình độ của một số cán bộ còn hạn chế, xử lý nghiệp vụ còn sai sót, nhầm lẫn, ý thức trách nhiệm chưa cao…. Thực trạng này đã đặt ra cho MHB – Hải Dương một nhiệm vụ quan trọng là phải quan tâm và nâng cao chất lượng của các hoạt động đặc biệt là cho vay trung – dài hạn để có thể phát triển và tạo sự cạnh tranh.
- Cho vay đầu tư dự án sản xuất kinh doanh, đầu tư cơ sở hạ tầng. - Cho vay mua ô tô, các phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị - Cho vay hỗ trợ du học nước ngoài.
Trong bối cảnh đó, MHB – Hải Dương đã nỗ lực bằng nhiều biện pháp để tăng trưởng nguồn vốn từ dân cư như triển khai các hoạt động huy động vốn thích hợp ( tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm lãi suất thưởng…), tăng cường hoạt động Marketing giới thiệu sản phẩm dịch vụ… nhưng do lãi suất đầu vào của chi nhánh thấp hơn các NHTM cổ phần nên không hấp dẫn được người gửi tiền. Nguyên nhân của thực trạng này là do, trong những năm trước chi nhánh đã thực hiện cho vay đối với ngành vận tải thủy – một ngành đang gặp rất nhiều khó khăn làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của chi nhánh, điều này đã tác động phần nào đến khả năng huy động vốn của MHB – Hải Dương trong năm 2010. Trong năm 2010,bộ phận chăm sóc khách hàng đã triển khai chương trình chăm sóc khách hàng trên toàn chi nhánh như hoạt động tặng thưởng cho khách hàng có số dư tiền gửi lớn, chăm sóc thường xuyên khách hàng có số tiền gửi lớn tại MHB – Hải Dương… Đồng thời, bộ phận cũng tổ chức gặp gỡ khách hàng, giải đáp các thắc mắc, khiếu nại của họ một cách thỏa đáng… Với.
Quyết định này quy định cụ thể tất cả những vấn đề có liên quan đến việc cho khách hàng vay như: nguyên tắc cho vay, điều kiện cho vay, đối tượng khách hàng, hạn mức tín dụng, các giới hạn cho vay, các biện pháp đảm bảo tiền vay, thời hạn để ra quyết định cho vay, kiểm soát vốn vay và phân loại nợ…. ( Nguồn: Phòng kinh doanh MHB – Hải Dương) Từ bảng số liệu trên ta thấy, trong các ngành nghề kinh tế MHB – Hải Dương cho vay trung – dài hạn trong lĩnh vực thương mại là nhiều nhất (trung bình chiếm 39% trong tổng dư nợ cho vay trung – dài hạn), sau đó đến ngành công nghiệp và xây dựng. Qua xem xét tìm hiểu thực tế tại MHB – Hải Dương, ta có thể thấy trong tổng dư nợ cho vay nói chung, tổng dư nợ cho vay trung – dài hạn nói riêng thì 100% dư nợ là đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, chi nhánh không hề cho vay đối với doanh nghiệp quốc doanh.
Mặc dù đến tháng 10 năm 2010, ngành vận tải thủy đã được cải thiện nhưng nó vẫn còn gặp nhiều khó khăn : cước phí vận chuyển thấp, chủ hàng nợ đọng tiền cước vận chuyển của các chủ tàu… Do đó, cán bộ tín dụng quản lý vốn vay gặp rất nhiều khó khăn trong việc đôn đốc khách hàng trả nợ và nắm bắt thông tin, rất nhiều khoản vay trung – dài hạn phải chuyển nợ nhóm 3, 4, 5. Công tác thẩm định của chi nhánh chưa cao là do trình độ phân tích, thẩm định dự án của cán bộ thẩm định chưa toàn diện, đặc biệt là khả năng phân tích tài chính, trình độ thu thập và phân tích thông tin còn mang tính một chiều, chưa kịp thời và độ chính xác chưa cao.
Điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý cần phối hợp xử lý đồng bộ nhằm giúp doanh nghiệp tận dụng tốt đà xuất khẩu thành công trong năm nay, Năm 2011, khả năng tăng trưởng xuất khẩu của cá tra năm 2011 có thể chỉ bằng năm 2010, các doanh nghiệp ngành dệt may sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn do EU chấp nhận cho các nước chậm phát triển xuất khẩu vào thị trường này được hưởng ưu đãi thuế quan với xuất xứ một công đoạn sẽ khiến hàng của Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt hơn tại thị trường này. Để thực hiện mục tiêu trên, tỉnh Hải Dương đã đưa ra các nhiệm vụ trọng tâm sau: Tạo bước chuyển trong định hướng và thu hút đầu tư; nâng cao chất lượng, cải cách thủ tục hành chính; đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới; tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, mặt bằng…để tạo điều kiện thu hút mọi thành phần kinh tê đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh; ổn định các cân đối lớn như: Thu – chi ngân sách, tiền tệ, tín dụng, xuất nhập khẩu, giá cả thị trường…. Đối với ngành ngân hàng, để phát huy các kết quả đã đạt được trong năm 2010 và góp phần vào việc thực hiện mục tiêu chung của toàn tỉnh, ngành ngân hàng trên địa bàn đã đề ra những nhiệm vụ sau: Chú trọng đầu tư vào các dự án có trọng điểm, cú hiệu quả; theo dừi chặt chẽ diễn biến kinh tế - xó hội, thị trường tiền tệ; thực hiện những chỉ đạo của NHNN Việt Nam; tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc xây dựng cơ chế, chính sách, biện pháp để quản lý hoạt động của hệ thống ngân hàng một cách an toàn, hiệu quả; tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng….
Các giải pháp được tỉnh áp dụng là: Về lĩnh vực nông nghiệp, đưa tiến bộ kỹ thuật nhất là tiến bộ về giống vào sản xuất, nhân rộng các mô hình chăn nuôi theo hình thức trang trại với quy mô vừa và nhỏ gắn với thực hiện các biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường. Về lĩnh vực công nghiệp, tỉnh chú trọng phát triển công nghiệp công nghệ sạch, hiện đại, có chất lượng sản phẩm tốt, sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương; đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án Nhà máy nhiệt điện tại huyện Kinh Môn. Về phát triển dịch vụ, tỉnh quan tâm khai thác thị trường tiêu thụ nội địa, nhất là thị trường nông thôn; phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù riêng như: du lịch văn hóa lịch sử, sinh thái.
Ngoài việc nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên, MHB – Hải Dương còn cần phải xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý trong toàn chi nhánh, từ đó có thể quản lý một cách hiệu quả hơn nữa các hoạt động của chi nhánh đặc biệt là hoạt động cho vay trung – dài hạn. Để nâng cao chất lượng của công tác thẩm định, qua đó nâng cao chất lượng của các khoản cho vay trung – dài hạn, cán bộ thẩm định phải quan tâm tới tính pháp lý của các pháp nhân vay vốn, đánh giá được năng lực sản xuất kinh doanh cũng như năng lực tài chính để hoàn trả vốn vay của doanh nghiệp, xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai và phải thẩm định các dự án xin vay một cách chi tiết, đầy đủ, xem xét tính khả thi của dự án. Trong quá trình sử dụng vốn vay có rất nhiều nhân tố nảy sinh gây rủi ro cho ngân hàng như: khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, khách hàng phạm sai lầm trong hoạt động sản xuất kinh doanh… Ngân hàng giám sát tốt các khoản vay sẽ có thể phát hiện và xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh, qua đó làm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại sẽ giúp các ngân hàng Việt Nam có thể theo kịp trình độ công nghệ của các ngân hàng trên thế giới, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo được uy tín cho các ngân hàng Việt Nam trên trường quốc tê. Thứ nhất, tỉnh Hải Dương cần phải tạo điều kiện thuận lợi không chỉ để thúc đẩy hoạt động các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, mà còn thu hút các nguồn vốn nước ngoài, vốn liên doanh, liên kết, vốn của các doanh nghiệp bên ngoài tỉnh…. Dựa trên những chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và những tiềm năng vốn có của địa phương, các cán bộ lãnh đạo tỉnh nên đưa ra những dự án có hiệu quả và có tính khả thi, tránh việc đầu tư tràn lan, không có trọng điểm.