Thực trạng quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường tiểu học huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

MỤC LỤC

Mục đích của đề tài

Trên cơ“sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lí phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở các trường tiểu học huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Luận văn đề xuất các biện pháp quản lí phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở các trường tiểu học huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của các”nhà trường.

Giới hạn nghiên cứu của đề tài 1. Giới hạn khách thể khảo sát

- Trường Tiểu học Hoằng Thịnh - Trường Tiểu học Hoằng Thái - Trường Tiểu học Hoằng Thắng - Trường Tiểu học Hoằng Trường - Trường Tiểu học Hoằng Cát - Trường Tiểu học Hoằng Xuân 2 - Trường Tiểu học Hoằng Đạt - Trường Tiểu học Hoằng Thanh - Trường Tiểu học Hoằng Phụ - Trường Tiểu học Hoằng Xuyên 2 - Trường Tiểu học Hoằng Quỳ - Trường Tiểu học Hoằng Trinh - Trường Tiểu học Hoằng Phú.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu chương trình các môn học ở huyện Hoằng Hóa đang thực hiện theo CT 2006 và CT 2018; nghiên cứu các kế hoạch, quyết định, báo cáo của hiệu trưởng các trường có liên quan đến việc chỉ đạo, quản lí phát triển chương trình tiểu học ở các trường tiểu học. - Phương pháp chuyên gia: Tác giả luận văn trực tiếp xin ý kiến chuyên gia về các vấn đề lí luận và mức độ cần thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất.

Cấu trúc của luận văn

Khái niệm cơ bản của đề tài 1. Chương trình giáo dục

Quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường cấp tiểu học là cách thức mà người quản lý nhà trường tiến hành lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và tiến hành kiểm tra, đánh giá quá trình dịch chuyển từ chương trình giáo dục quốc gia đến chương trình giáo dục nhà trường từ mục tiêu, nội dung đến đội ngũ giáo viên, trình độ học sinh, sách giáo khoa,… sao cho phù hợp với nhà trường, với những thay đổi trong điều kiện kinh tế xã hội, phù hợp với các nguồn lực của địa phương. Hiểu cách khác, quản lý phát triển CTGD nhà trường tiểu học là sự chỉ đạo của cấp quản lý trong việc định hướng xây dựng, phát triển chương trình và quản lý các hoạt động trong quá trình phát triển CTGD của nhà trường tiểu học, như: tổ chức phân tích nhu cầu, tổ chức xác định mục đích, mục tiêu, tổ chức thiết kế, xây dựng chương trình, tổ chức thực hiện chương trình và tổ chức đánh giá cải tiến chương trình đó ở bậc tiểu học.

Chương trình giáo dục nhà trường cấp tiểu học và những yêu cầu về phát triển chương trình giáo dục nhà trường cấp tiểu học

Quản lý hoạt động phát triển CTGD nhà trường tiểu học là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà quản lý lên toàn bộ quá trình phát triển CTGD nhà trường tiểu học nhằm đạt được mục tiêu của nhà trường đề ra. Nội dung và thời lượng chương trình GD cấp tiểu học Nội dung giáo dục Số tiết/năm học.

Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Môn học bắt buộc

Phát triển chương trình giáo dục nhà trường cấp tiểu học

Từ yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù các môn học đã xác định đối với các lớp trong khối cấp tổ/nhóm chuyên môn, điều chỉnh chương trình bằng dự kiến khung chương trình môn học: Xác định rừ mục tiờu mụn học, rà soỏt nội dung, SGK, tài liệu học tập để cấu trỳc, sắp xếp lại nội dung dạy học ở các khối lớp; Xây dựng các chủ đề giáo dục STEM, vận dụng kiến thức của các môn, khoa học, công nghệ và kỹ thuật vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể. Sau khi các tổ chuyên môn hoàn thành việc xây dựng kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục cho từng môn học, từng khối lớp như đã được phân công và thực hiện, nhà trường tổng hợp kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục từ các tổ bộ môn (theo khối lớp); xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường; tiến hành tổ chức lấy ý kiến các thành phần liên quan, hoàn thiện văn bản, báo cáo Hội đồng trường theo quy định; kí ban hành kế hoạch giáo dục nhà trường trước ngày 31 tháng 8 hàng năm để tổ chuyên môn, giáo viên và các tổ chức, cá nhân có liên quan làm căn cứ tổ chức thực hiện.

Quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường tiểu học

Kiểm tra, đánh giá việc phát triển trình giáo dục nhà trường tiểu học hiệu trưởng nhà trường sử dụng những cách thức, biện pháp để đảm bảo hoạt động phát triển CTGD được thực hiện một cách khoa học, có hiệu quả, đạt được mục tiêu đã được xác định, đồng thời đánh giá mức độ thực hiện (ưu điểm, nhược điểm, ..), trên cơ sở kiểm tra và đó tiến hành điều chỉnh chương trình cho phù hợp. Hiệu trưởng thực hiện các công việc bao gồm:”Xây dựng tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá; Kiểm tra hoạt động khảo sát đánh giá chương trình hiện hành, khảo sát tìm hiểu nhu cầu của học sinh; Kiểm tra giám sát hoạt động cấu trúc lại chương trình nhà trường và chương trình môn học, đặc biệt là việc thiết kế các chủ đề dạy học liên môn; Kiểm tra giám sát hoạt động dạy và học theo chương trình mới được cấu trúc lại theo chủ đề liên môn hay chủ đề từng môn học; Kiểm tra các điều kiện để thực hiện chương trình và.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí phát triển chương trình giáo dục nhà trường tiểu học

- Năng lực của đội ngũ cán bộ QL, GV của các nhà trường tiểu học Năng lực đội ngũ CBQL, GV chưa đáp ứng được yêu cầu của cấp trên trong việc xây dựng và phát triển chương trình giáo dục nhà trường tiểu học dẫn đến chương trình vẫn chưa thực sự phù hợp hoặc chưa có bản sắc riêng cho trường mình, chưa hoàn thành nhiệm vụ đề ra. Các chính sách an sinh xã hội được triển khai đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng theo quy định; tổng kinh phí chi trả cho đối tượng hưởng chính sách xã hội, người có công với cách mạng trên địa bàn huyện 203,9 tỷ đồng; đã thực hiện chi trả kinh phí hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 với số tiền là 1,16 tỷ đồng.

Bảng 2.1. Kết quả xếp loại chất lƣợng giáo dục khối 1 năm học 2020-2021
Bảng 2.1. Kết quả xếp loại chất lƣợng giáo dục khối 1 năm học 2020-2021

Tổ chức khảo sát thực trạng 1. Mục đích khảo sát

Tác giả sử dụng phương pháp trưng cầu ý kiến bằng phiếu hỏi; phương pháp trao đổi, phỏng vấn sâu một số cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm. Tác giả thiết kế thang đo chỉ số của các nội dung khảo sát theo 4 mức độ (Tốt /Rất ảnh hưởng; Khá/Tương đối tốt / Khá tốt; Không ảnh hưởng/ Đạt/. Bỡnh thường/Khụng rừ/Ít ảnh hưởng; Chưa đạt/Chưa tốt/ Khụng ảnh hưởng).

Thực trạng phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở các trường Tiểu học huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Như vậy, có thể khẳng định trong tất cả các nội dung khảo sát về tầm quan trọng của hoạt động phát triển CTGD nhà trường ở các trường tiểu học huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa theo chương trình GDPT 2018, mặc dù nhận được kết quả khảo sát cao, song kết quả trao đổi trực tiếp với cô giáo L.T.T.H - Phó hiệu trưởng trường Tiểu học A, cô cho biết: “Hiện nay, nhà trường vẫn đang triển khai phát triển cả 2 CTGD, trong đó phát triển CTGD PT 2018 cho các khối lớp 1, 2, 3 và CTGD nhà trường theo chương trình 2006 cho khối lớp 4, 5 nên không thể tránh khỏi những khó khăn, thử thách, điều đó làm phân tán phần nào nhận thức của CBQLGD, GV về tầm quan trọng, ý nghĩa của phát triển CTGD nhà trường hiện nay”. Các thầy/cô giáo đều có nhận định: “Kết quả đánh giá thấp xuất phát từ nguyên nhân do nhận thức của một bộ phận CBQLGD, GV việc chỉ đạo, thực hiện quy trình phát triển CTGD nhà trường chưa đúng mức, dẫn tới tâm lý ngại đổi mới, chưa biết chỉ đạo điều hành, động viên và tạo điều kiện để GV và các TCM triển khai; việc quản lý ngay từ TCM, nhất là việc quản lý thực hiện chương trình dạy học và giáo dục của một bộ phận không nhỏ CBQLGD ở TCM còn nặng nề theo kiểu áp đặt, máy móc gây cản trở đối với việc sắp xếp lại chương trình, nội dung dạy học để xây dựng các chủ đề dạy học; việc xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ/nhóm chuyên môn và xây dựng phân phối chương trình, kế hoạch dạy học vẫn chưa chủ động, linh hoạt cho phù hợp đối tượng học sinh, thực tế của đơn vị; năng lực của đội ngũ giáo viên và các điều kiện cơ sở vật chất, môi trường giáo dục ở một số nhà trường còn hạn chế nên thực hiện quy trình phát triển CTGD nhà trường của một số CBQLGD, GV chưa thật sự quan tâm đến việc triển khai quy trình phát triển CTGD nhà trường đã dẫn đến hình thức và mang thói quen của việc thụ động thực hiện một chương trình, tạo nên sức ỳ của cả các cấp quản lý và triển khai thực hiện.”.

Bảng 2.5. Đánh giá nhận thức về tầm quan trọng của phát triển  chương trình giáo dục nhà trường tiểu học
Bảng 2.5. Đánh giá nhận thức về tầm quan trọng của phát triển chương trình giáo dục nhà trường tiểu học

Thực trạng việc quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở các trường tiểu học huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, theo chương

Bên cạnh các nội dung được CBQLGD, GV đánh giá cao, thì việc thực hiện lập kế hoạch phát triển CTGD nhà trường ở các trường Tiểu học huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, vẫn còn nội dung mà kết quả đánh giá còn thấp, như “Dự kiến phương thức thực hiện/quy trình phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình GDPT 2018”, mặc dù đã được GV đánh giá với ĐTB là 2,71 điểm, trong khi CBQLGD đánh giá với ĐTB là 2,63 điểm, và X là 2,67 điểm (xếp thứ 4) và nội dung “Xác định thời gian triển khai và hoàn thành việc phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo chương trình GDPT 2018 phù hợp”, khi CBQLGD đánh giá với ĐTB là 2,61 thì GV cũng có kết quả đánh giá khá tương đồng là 2,60 điểm và X là 2,61 điểm (xếp thứ 5). Bên cạnh các nội dung đánh giá về thực trạng kiểm tra đánh giá việc phát triển CTGD nhà trường ở các trường tiểu học huyện Hoằng Hoá, được CBQLGD, GV đánh giá cao, thì còn nội dung kiểm tra, đánh giá phát triển CTGD nhà trường mà kết quả đánh giá còn thấp, như “Đánh giá các nội dung chương trình được xây dựng, khảo sát đánh giá chương trình hiện hành, khảo sát tìm hiểu nhu cầu, đặc điểm của học sinh nhà trường”, mặc dù đã được CBQLGD đánh giá với ĐTB là 2,56 điểm, trong khi GV đánh giá với ĐTB là 2,57 điểm, và X là 2,57 điểm (xếp thứ 5) và nội dung “Kiểm tra các điều kiện thực hiện chương trình và đánh giá kết quả thực hiện chương trình, các kế hoạch cải tiến chương trình”, khi CBQLGD đánh giá với ĐTB là 2,53 thì GV cũng có kết quả đánh giá là 2,54 điểm và X là 2,54 điểm (xếp thứ 6).

Bảng 2.9. Đánh giá việc tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển CTGD nhà trường
Bảng 2.9. Đánh giá việc tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển CTGD nhà trường

Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở các trường tiểu học huyện Hoằng Hóa

Bên cạnh các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và rất nhiều đến việc quản lý phát triển CTGD nhà trường ở các trường tiểu học huyện Hoằng Hoá, vẫn có yếu tố ảnh hưởng không lớn như “Các văn bản chỉ đạo thực hiện phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông”, mặc dù có tới 36,7%. Từ nghiên cứu, phân tích các yếu tố tác động đến quản lý phát triển CTGD nhà trường ở các trường Tiểu học, đặt ra cho CBQLGD ở các trường Tiểu học huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, cần tập trung phát huy những tác động có lợi để quản lý quản lý phát triển CTGD nhà trường ở các trường Tiểu học đạt chất lượng tốt, đáp ứng được đòi hỏi của đổi mới giáo dục, mà trực tiếp là đáp ứng được những đòi hỏi của Chương trình GDPT 2018 đang được triển khai thực hiện.

Đánh giá chung về thực trạng quản lí phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở các trường tiểu học huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Ngoài chương trình các môn học và HĐGD được hướng dẫn như trên thì hàng năm, các nhà trường còn phải xây dựng thêm vào bản KHGD các nội dung chương trình được hướng dẫn dạy lồng ghép, tích hợp trong các môn học và HĐGD như: chương trình quốc phòng - an ninh, chương trình địa phương, nội dung cuốn tài liệu “Bác Hồ và các bài học về đạo đức lối sống dành cho học sinh”. Việc phát triển CTGD và quản lý phát triển CTGD nhà trường ở các trường tiểu học huyện Hoằng Hóa vẫn còn nhiều hạn chế nhất định, như công tác kế hoạch hóa, tổ chức bộ máy, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá hoạt động quản lý phát triển CTGD nhà trường có lúc còn chung chung, chưa cụ thể, chưa chi tiết, chưa sâu sát, thiếu tính đồng bộ, kiểm tra, giám sát chưa chặt chẽ nên hiệu quả chưa cao.

Một số biện pháp quản lí phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở các trường tiểu học huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

- Hiệu trưởng cần phân tích được vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của CTGD nhà trường cho CBQL, GV; phân tích về yêu cầu PTCTGD nhà trường, giúp họ thấu hiểu được vai trò, trọng trách của mình trong xây dựng chất lượng trường học; nhận thức sâu sắc bối cảnh, điều kiện, cơ cấu nhà trường, đặc điểm tâm sinh lí và năng lực của học sinh để phát triển chương trình GD nhà trường phù hợp với yêu cầu, mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, kiểm tra đánh giá, …. Các nội dung để bồi dưỡng cụ thể cho đội ngũ CBQL, GV như các năng lực: xác định mục tiêu giáo dục nhà trường, mục tiêu giáo dục cho môn học, cách thức tổ chức hoạt động ở khối lớp 4; 5 và xác định yêu cầu cần đạt, chuẩn đầu ra đối với chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các lớp 1-2-3; thực hiện các nội dung tích hợp, lồng ghép, liên môn, các nội dung mới được đưa vào dạy học ở chương trình 2018 mà chương trình 2006 trước đây không có,.

Mối quan hệ của các biện pháp quản lí phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở các trường tiểu học huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Kế hoạch kiểm tra, đánh giá rà soát chương trình cần được xây dựng cùng với việc xây dựng chương trình giáo dục nhà trường và được triển khai thực hiện cùng với việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục nhà trường. Đây là hai hoạt động sẽ cùng nhau đồng hành trong suốt năm học chứ không hoàn toàn tách rời độc lập như đánh giá các vấn đề khác.

Thăm dò về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 1. Mục đích khảo nghiệm

Các biện pháp được đánh giá rất cần thiết đó là: “Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường Tiểu học huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa phù hợp với đặc điểm cụ thể của mỗi nhà trường” (X = 3,66) (xếp thứ 1); “Tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên trường tiểu học huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa” (X. = 3,57) (xếp thứ 2); “Tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện nhằm điều chỉnh chương trình GDNT tiểu học huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa”. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng phát triển chương trình giáo dục ở các trường tiểu học huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, trong đó yếu tố về năng lực phát triển chương trình, nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở các trường tiểu học huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cũng như vai trò của người Hiệu trưởng nhà trường là có ảnh hưởng nhiều nhất.

Bảng 3.1. Kết quả đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất
Bảng 3.1. Kết quả đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất

Kiến nghị

Do đó, trong quá trình vận dụng vào phát triển chương trình giáo dục ở các nhà trường tiểu học cần thực hiện đồng bộ các biện pháp nêu trên để nâng cao chất lượng của chương trình dạy học, giúp cho hoạt động dạy học của nhà trường đáp ứng được nhu cầu đổi mới và phát triển trong giai đoạn hiện nay. - Phòng GD với tư cách là bộ phận chuyên môn cấp huyện, cần nghiên cứu kĩ và nắm vững nội dung chương trình cấp tiểu học để tham mưu với UBND huyện Hoằng Hóa trong việc đầu tư mua sắm cơ sở vật chất và các thiết bị, đồ dùng dạy học đảm bảo nhu cầu dạy học và giáo dục của các nhà trường tiểu học trên địa bàn huyện.