Văn hóa ứng xử của sinh viên đại học

MỤC LỤC

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

Văn hóa là một thuật ngữ đề cập đến một tập hợp lớn, đa dạng của hầu hết các khía cạnh trong cuộc sống xã hội và liên quan đến đời sống vật chất lẫn tinh thần của con người. Tuy nhiên, trên thế giới vẫn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về văn hóa mà mỗi quan niệm lại phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”.

Qua từng giai đoạn lịch sử, qua từng thời kỳ phát triển của đất nước, con người đều tạo nên những giá trị mang tính nhân văn phổ quát để từ đó hình thành nên những bản sắc văn hóa và “dấu ấn riêng” của từng dân tộc, từng quốc gia. Chủ tịch Hồ Chí Minh lại quan niệm: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Suy cho cùng, mọi hoạt động của con người đều bắt nguồn vì “lẽ sinh tồn cũng như mục đích sống”, mà văn hóa được hình thành cũng là một phần xuất phát từ hai yếu tố đó.

Mỗi hoạt động diễn ra và lặp đi lặp lại trong suốt quá trình lịch sử, trải qua năm tháng mà chắt lọc tạo thành những giá trị vật chất lẫn tinh thần truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ đời này sang đời khác để đến cuối cùng trở thành di sản văn hóa của toàn nhân loại. “Ứng” là ứng phó, “xử” là xử sự, xử lý, khi kết hợp lại thì ta hiểu ứng xử là những phản ứng hay cách cư xử của con người đối với sự tác động của người khác trước một tình huống nhất định trong giao tiếp. Thông qua ứng xử, ta có thể hiểu về tình cảm, cảm xúc của đối phương, thậm chí trong một số trường hợp ta cũng có thể có được một số đánh giá nhất định về họ.

Văn hóa ứng xử là tập hợp các quy tắc, giá trị, thói quen và nghi lễ của một nhóm hay một xã hội trong cách họ ứng xử với nhau và với người khác. Nói một cách ngắn gọn thì văn hóa ứng xử được hiểu là cách “đối nhân xử thế” giữa con người với con người, được thể hiện thông qua lời nói, cử chỉ, điệu bộ, tốc độ xử lý vấn đề,. Trải qua các giai đoạn lịch sử, các thời kỳ khác nhau của đất nước thì hệ thống các hành vi ấy được bản thân con người nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau và đúc kết lại thành những quy tắc “bất thành văn” của xã hội.

Văn hóa ứng xử thể hiện triết lý nhân sinh, những quy chuẩn đạo đức riêng của xã hội, là yếu tố biểu hiện cho lối sống, lối suy nghĩ và hành động của cả một cộng đồng. Xét trong phạm vi trường Đại học Kinh tế - Luật thì văn hóa ứng xử của sinh viên bao gồm toàn bộ lối suy nghĩ, lối hành động, hành xử và khả năng ứng biến trước mọi tình huống của sinh viên khi đối mặt với những tác động từ bên ngoài; đặc biệt là cách sinh viên giao tiếp, cư xử với bạn bè, thầy cô cũng như những người có mặt trong khuôn viên trường học. Tại đây, sinh viên không chỉ cần xử sự sao cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội mà còn phải đảm bảo đúng với nguyên tắc do nhà trường đề ra, từ đó góp phần tạo nên một môi trường giáo dục văn minh và thân thiện.

LIÊN HỆ THỰC TIỄN

PHẦN KẾT LUẬN

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc xây dựng văn hóa ứng xử được xem là một yếu tố tất yếu, nhất là đối với sinh viên - thế hệ được đào tạo để trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước, đưa đất nước phát triển mạnh mẽ sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại học Kinh tế - Luật nói riêng đều mang trong mình những sứ mệnh cao cả gắn liền với sự nghiệp dựng xây Tổ quốc. Tuy nhiên, để có thể góp sức vào công cuộc dựng xây ấy thì điều đầu tiên mà mỗi bạn cần làm không chỉ có tích cực học tập mà còn cần rèn luyện nhân phẩm, tạo cho mình một lối suy nghĩ, thói quen, tư tưởng, hành vi ứng xử,.

Đồng thời, nhà trường cũng cần xây dựng hệ thống các quy tắc ứng xử để sinh viên biết và làm theo cũng như các biện pháp xử lý đối với những trường hợp không nghiêm túc thực hiện. Điều này sẽ giúp ngôi trường đại học đi vào nề nếp và có kỷ cương hơn, giảng đường cũng sẽ trở thành nơi lý tưởng để đào tạo, nuôi dưỡng những con người không chỉ thành công trong lĩnh vực học tập mà còn có nhân phẩm, cốt cách tốt đẹp. Từ đây, có thể kết luận rằng văn hóa ứng xử của sinh viên thật sự có ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng.

Sinh viên được biết là người học cao hiểu rộng, là những nhân tài tương lai của quốc gia; họ không chỉ đại diện cho bộ mặt của trường học mà còn đại diện cho cả một thế hệ tiềm năng của đất nước. Với sức ảnh hưởng như vậy, sinh viên - hiện cũng đang là một công dân trẻ, mỗi người cần góp sức lan tỏa tích cực những ưu điểm cũng như hạn chế những nhược điểm của văn hóa ứng xử để cùng tạo dựng nền văn minh nhân loại nói chung và hình ảnh đất nước nói riêng. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có những chiến lược tuyên truyền, phổ biến cho người dân những nguyên tắc, hành vi ứng xử tốt đẹp, vừa phù hợp với truyền thống văn hóa của Việt Nam lại vừa phù hợp với chuẩn mực của xã hội, giúp mọi người linh hoạt trong việc “đối nhân xử thế” để tạo nên những giá trị tốt đẹp hơn trong cuộc sống.