MỤC LỤC
Trong đó, Cục Kế hoạch và Đầu tư- Bộ Quốc Phòng là cơ quan tham mưu chiến lược trực thuộc Bộ Quốc phòng, cơ quan đầu ngành về công tác kế hoạch và đầu tư tại đơn vị kế hoạch và đầu tư trong quân đội, có chức năng tham mưu với Quân uỷ Trung ương và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về công tác kế hoạch và đầu tư tại đơn vị kế hoạch và đầu tư trong quân đội; giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng QLNN về công tác kế hoạch và đầu tư; chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị quân đội thực hiện công tác kế hoạch và đầu tư; quản lý quá trình đầu tư và xây dựng công trình;. Luận văn của tác giả đã: (i) Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến kinh doanh du lịch lữ hành, công ty du lịch lữ hành, tìm hiểu vị trí vai trò chức năng và nhiệm vụ của cán bộ quản lý cấp trung cũng như năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp trung trong các công ty du lịch lữ hành; (ii) Xây dựng những yêu cầu về năng lực quản lý dành cho cán bộ quản lý cấp trung trong các công ty lữ hành tại Đồng Nai, từ đó phân tích, đánh giá thực trạng về năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp trung trong các công ty du lịch lữ hành thông qua 3 tiêu chí cấu thành năng lực quản lý là: kiến thức, kỹ năng, thái độ.
Như vậy xét về mặt bản chất có thể định nghĩa rằng:Cán bộ quản lý các phòng, ban chuyên môn tại đơn vị kế hoạch và đầu tư trong quân độilà đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung tại đơn vị, chịu trách nhiệm tổ chức thực thi những chiến lược, chính sách, quyết định của Ban lãnh đạo đơn vị, nhằm đạt được những mục tiêu hoạt động đã được đề ra. Như vậy:Năng lực quản lý của cán bộ quản lý các phòng, ban chuyên môn tại đơn vị kế hoạch và đầu tư trong quân độilà tổng hợp của kiến thức quản lý; kỹ năng quản lý; hành vi, thái độ, phẩm chất, đạo đức của người cán bộtrong hoạt động quản lý để đạt được những mục tiêu của phòng, ban nói riêng, mục tiêu của đơn vị nói chung trong từng thời kỳ nhất định.Năng lực quản lý khác với năng lực chuyên môn vì công việc quản lý hoàn toàn khác với công việc chuyên môn.
- Căn cứ vào kế hoạch ngân sách chính thức của Nhà nước về bảo đảm cho Quốc phòng và các ngành, các đơn vị (gồm: ngân sách bảo đảm quốc phòng; ngân sách nhà nước đầu tư theo các chương trình, mục tiêu, dự án; ngân sách chi hộ Nhà nước; ngân sách Biển Đông-Hải đảo, ngân sách đặc biệt..), kết hợp với các nguồn lực trong BQP (thu từ các doanh nghiệp, từ tồn kho, từ thanh xử lý, từ hợp tác quốc tế..). Phòng có chức năng tham mưu giúp Thủ trưởng Cục trong công tác kế hoạch và đầu tư cho các đơn vị được phân công: Bộ Tổng tham mưu- Cơ quan BQP, các Tổng cục, Binh chủng, Quân chủng Hải quân, ViệnKhoa học công nghệ quân sự, Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga, đồng thời tổ chức và quản lý kế hoạch đầu tư và xây dựng, chấp hành đúng các chế độ của Nhà nước và Bộ Quốc phòng.
Trong chương 1, luận văn đã xác định 03 nhóm yếu tố cấu thành năng lực quản lý của cán bộ quản lý các phòng, ban chuyên môn tại đơn vị kế hoạch và đầu tư trong quân đội, baogồm: Kiến thức quản lý; Kỹ năng quản lý; Hành vi, thái độ, phẩm chất, đạo đức. Với vai trò là đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung tại Cục, nên điểm yêu cầu đối với các yếu tố cấu thành năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý này được đặt ra tương đối cao trong thang điểm 5.
Bên cạnh đó, truyền thông và sự thống nhất các nguồn lực về con người, tài chính cũng rất quan trọng trong quá trình lập kế hoạch tác nghiệp của cán bộ quản lý các phòng, ban chuyên môn vì thông qua kế hoạch tác nghiệp, cán bộ quản lý có thể truyền đạt mục tiêu, phương hướng trong kế hoạch chiến lược củaCục tới các nhân viên trong bộ phận mà mình phụ trách để tạo ra sự đồng thuận; đồng thời người cán bộ quản lý các phòng, ban chuyên môn có thể có được những thông tin phản hồi, góp ý từ phía nhân viên để ngày càng hoàn thiện hơn quá trình lập kế hoạch cho hoạt động của bộ phận mình quản lý. Đạo đức nghề nghiệp đối với một cán bộ quản lý các phòng, ban chuyên môn tại Cụclà những phẩm chất cần có của người cán bộ quản lý theo đúng những quy tắc chuẩn mực của nghề nghiệp được cộng đồng xã hội thừa nhận, nhằm điều chỉnh hành vi, thái độ của người cán bộ quản lý trong quan hệ với con người, công việc và xã hội khi hành nghề.Với tầm quan trọng của Cục Kế hoạch và Đầu tư/BQP đối với hoạt động của Quân đội nói riêng, đối với an ninh quốc gia nói chung khiến cho yêu cầu đặt ra đối với tiêu chí này là tuyệt đối (5,00 điểm).
Bên cạnh đó, một số kỹ năng quan trọng về quản lý nhân lực của cán bộ quản lý phòng, ban chuyên môn tại Cục (như: Kỹ năng tạo động lực; Kỹ năng đánh giá cấp dưới;..) cũng được đánh giá tương đối thấp, không đạt được yêu cầu đặt ra. Thứ ba, đội ngũ cán bộ quản lý phòng, ban chuyên môn tại Cục Kế hoạch và Đầu tư/BQP còn thiếu sự tự tin, quyết đoán trong công việc; chưa có tinh thần tự. giác cao trong học tập, nâng cao năng lực công tác của bản thân. Nguyên nhân của điểm yếu trong năng lực quản lý của cán bộ quản lý các phòng, ban chuyên môn tại Cục Kế hoạch và Đầu tư- Bộ Quốc Phòng. a)Những nguyên nhân xuất phát từ phía bản thân người cán bộ quản lý phòng, ban chuyên môn. - Nhìn chung các cán bộ quản lý đều có trình độ học vấn cao (đại học trở lên) với chuyên ngành đào tạo đa dạng. Tuy kiến thức, kỹ năng quản lý vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc tại Cục, nhất là những đòi hỏi mới của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sự thiếu hụt kiến thức, kỹ năng quản lý cho thấy các cán bộ quản lý vẫn chưa chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng về quản lý, trình độ học vấn chủ yếu đáp ứng nhu cầu về bằng cấp mà chưa theo kịp với xu hướng phát triển của xã hội hiện đại dẫn đến năng lực quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. b)Những nguyên nhân xuất phát từ phía Cục Kế hoạch và Đầu tư/BQP. - Đối với đội ngũ cán bộ quản lý các phòng, ban chuyên môn, mặc dù Cục đã. có quy hoạch về vấn đề này, nhưng chất lượng quy hoạch còn hạn chế. Cục chưa có chiến lược dài hơn trong việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các phòng, ban chuyên môn, nhất là về kiến thức và kỹ năng quản lý. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ này. - Hiện nay, Cục chưa xõy dựng được khung năng lực cụ thể, rừ ràng đối với các chức danh của đội ngũ cán bộ quản lý các phòng, ban chuyên môn. Do đó, Cục thiếu căn cứ có các công việc bổ nhiệm, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý các phòng, ban chuyên môn. - Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý các phòng, ban chuyên môn tương đối ít, đào tạo, bồi dưỡng còn mang tính lý thuyết và chủ yếu chỉ đào tạo, bồi dưỡng khi có tình huống phát sinh. c) Những nguyên nhân xuất phát từ phía môi trường vĩ mô.
Trong suốt quá trình hoạt động của mình, cán bộ quản lý các phòng, ban chuyên môn phải không ngừng hoàn thiện, nâng cao những đặc điểm cá nhân đã có mà phải hình thành nên những đặc điểm mới phù hợp với sự thay đổi của môi trường hoạt động của Cục. Căn cứ trên kết quả phân tích, đánh giá thực trạng ở chương 2 cũng như việc đánh giá các điều kiện nguồn lực của Cục Kế hoạch và Đầu tư/BQP, chương 3 của luận văn đã đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực quản lý của cán bộ quản lý các phòng, ban chuyên môn tại Cục Kế hoạch và Đầu tư/BQP trong thời gian tới.
Tôi đang thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp: “Năng lực quản lý của cán bộ quản lý các phòng, ban chuyên môn tại Cục Kế hoạch và Đầu tư- Bộ Quốc Phòng”. Tôi kính mong đồng chí dành chút thời gian quý báu giúp tôi thực hiện đề tài nghiên cứu bằng cách trả lời những câu hỏi khảo sát.
Phiếu khảo sát về năng lực cán bộ quản lý các phòng, ban chuyên môn tại Cục Kế hoạch và Đầu tư- Bộ Quốc Phòng. Mọi thông tin đồng chí cung cấp được đảm bảo bí mật và chỉ được sử dụng trong nghiên cứu luận văn của tôi.
1 Tính hiệu lực của các quyết định quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý các phòng, ban chuyên môn tại Cục Kế hoạch và Đầu tư- Bộ Quốc Phòng. 2 Động lực làm việc của các nhân viên tại các phòng, ban chuyên môn tại Cục Kế hoạch và Đầu tư- Bộ Quốc Phòng.