Giải pháp mở rộng thị trường nhập khẩu máy móc thiết bị và phụ tùng máy của Công ty TNHH Phú Gia Asura Việt Nam

MỤC LỤC

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀ HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU HÀNG HểA

Theo kinh tế quốc tế, "thị trường nhập khẩu là một phần của thị trường quốc tế nơi mà hàng hóa và dịch vụ được mua và chuyển từ một quốc gia (quốc gia xuất khẩu) vào một quốc gia khác (quốc gia nhập khẩu)”. Thị trường nhập khẩu thường thể hiện sự cân nhắc và quyết định của quốc gia nhập khẩu trong việc nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ từ các nguồn ngoại quốc để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, công nghiệp, hoặc sản xuất trong nước. Một số đặc điểm của thị trường nhập khẩu bao gồm:. Hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu: Thị trường nhập khẩu bao gồm các sản phẩm và dịch vụ mà quốc gia đó mua từ các quốc gia khác. Các mặt hàng này có thể là hàng hóa như máy móc, hàng tiêu dùng, nguyên liệu sản xuất, hoặc dịch vụ như dịch vụ tài chính, vận tải, hoặc du lịch. Thương mại quốc tế: Thị trường nhập khẩu thường phụ thuộc vào thương mại quốc tế. Nó liên quan đến việc xúc tiến và quản lý quá trình nhập khẩu, bao gồm việc thỏa thuận về giá cả, hợp đồng mua bán, và thủ tục hải quan. Thị trường tiêu dùng và thị trường sản xuất: Hàng hóa nhập khẩu có thể được sử dụng trực tiếp trong thị trường tiêu dùng của quốc gia nhập khẩu hoặc được sử dụng làm nguyên liệu trong quá trình sản xuất sản phẩm khác. Thị trường thế giới: Thị trường nhập khẩu liên quan chặt chẽ đến thị trường thế giới, và nó thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố toàn cầu như biến động giá cả, quy định thương mại quốc tế, và tình hình kinh tế toàn cầu. Thị trường nhập khẩu có thể mang lại cơ hội kinh doanh lớn cho các doanh nghiệp và quốc gia, nhưng cũng có thể gặp những thách thức như cạnh tranh, biến. động thị trường, vấn đề liên quan đến thương mại quốc tế. Việc hiểu và quản lý thị trường nhập khẩu là quan trọng đối với sự phát triển và thành công của doanh nghiệp và nền kinh tế. Phân loại thị trường nhập khẩu. Thị trường nhập khẩu có thể được phân loại dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:. Theo loại hàng hóa và dịch vụ:. Hàng tiêu dùng: Bao gồm các sản phẩm được mua bởi người tiêu dùng cá nhân, chẳng hạn như quần áo, điện tử, thực phẩm, và đồ gia dụng. Hàng hóa công nghiệp: Bao gồm máy móc, nguyên liệu sản xuất và các sản phẩm dành cho các công ty và nhà máy sản xuất. Dịch vụ: Bao gồm các dịch vụ như tài chính, du lịch, giáo dục, và dịch vụ chuyên ngành khác. Theo nguồn gốc: Thị trường nhập khẩu có thể được phân loại theo quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà hàng hóa hoặc dịch vụ được xuất phát. Theo ngành công nghiệp: Thị trường nhập khẩu cũng có thể được phân loại dựa trên ngành công nghiệp chuyên biệt của hàng hóa hoặc dịch vụ, chẳng hạn như ô tô, dược phẩm, hoặc năng lượng. Theo quy mô: Thị trường nhập khẩu có thể được phân loại theo quy mô kinh tế của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhập khẩu. Ví dụ, thị trường nhập khẩu lớn như Trung Quốc hoặc thị trường nhập khẩu nhỏ hơn như các quốc gia trong Liên minh châu Âu. Theo tình hình thị trường: Thị trường nhập khẩu có thể được phân loại dựa trên tình hình thị trường cụ thể, chẳng hạn như thị trường ổn định, thị trường đang phát triển, hoặc thị trường có rủi ro. Theo yếu tố hạn chế và quy định: Thị trường nhập khẩu có thể khác nhau về các quy định hải quan, thuế nhập khẩu, và các hạn chế thương mại, tạo ra các thị trường có mức độ khó khăn và rủi ro khác nhau. Phõn loại thị trường nhập khẩu giỳp cỏc doanh nghiệp và nhà kinh doanh hiểu rừ hơn về đối tượng mục tiêu của họ và tạo ra chiến lược thị trường hiệu quả. Lý luận chung về hoạt động mở rộng thị trường nhập khẩu hàng hóa 2.3.1. Khái niệm của việc mở rộng thị trường nhập khẩu hàng hóa. Theo quan điểm của Marketing hiện đại: “Mở rộng thị trường không chỉ đơn thuần là việc phát triển thêm những thị trường mới mà còn là tăng thêm thị phần ở thị trường cũ”. Chúng ta thường nghe đến những khái niệm về mở rộng thị trường xuất khẩu bởi xuất khẩu đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Nó giúp quốc gia thu được một nguồn ngoại tệ lớn, tất cả các quốc gia trên thế giới đều đang cố gắng để có thể tăng được tỷ trọng xuất khẩu qua mỗi năm. Nếu một quốc gia nhập khẩu quá nhiều thì sẽ xảy ra tình trạng nhập siêu. Nhập siêu dù có thể đem lại những lợi ích tích cực nhưng những tác hại nó mang lại về lâu dài là rất lớn như là nhân tố tạo khủng hoảng cho quốc gia, gia tăng công nợ, tư tưởng “sùng ngoại”. và gia tăng thất nghiệp. Vì vậy, hiện tại không có một khái niệm cụ thể nào về “mở rộng thị trường nhập khẩu”. Tuy nhiên, mở rộng thị trường nhập khẩu ở đây không phải để dẫn tới tình trạng nhập siêu mà để hiệu quả hơn, giúp quốc gia nhập khẩu những thiết bị kỹ thuật hiện đại và nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng xuất khẩu. Từ đó, có thể hiểu “Mở rộng thị trường nhập khẩu là việc phát triển thêm những thị trường nhập khẩu mới và nhập khẩu hiệu quả hơn từ thị trường cũ với mục đích không bị phụ thuộc vào một thị trường nhất định”. Vai trò của hoạt động mở rộng thị trường nhập khẩu hàng hóa đối với doanh nghiệp. Thứ nhất, mở rộng thị trường nhập khẩu gia tăng khả năng thành công của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Mở rộng thị trường nhập khẩu mang lại nguồn hàng chất lượng, đảm bảo yếu tố đầu vào ổn định, không làm gián đoạn quá trình kinh doanh. Lựa chọn nhà cung cấp tốt và xác định đúng nhà cung cấp là nền tảng để doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, gia tăng sản phẩm bán ra, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận. Thứ hai, mở rộng thị trường nhập khẩu hạn chế những rủi ro có thể gây ra cho doanh nghiệp mà biểu hiện rừ nhất là số lượng nhà cung cấp càng nhiều thỡ ỏp lực họ gây ra càng giảm. Doanh nghiệp có thể có đa dạng sự lựa chọn và không lệ thuộc vào một nhà cung cấp nhất định. Ngoài ra, mở rộng thị trường nhập khẩu giảm thiểu rủi ro trong trường hợp số ít nhà cung cấp hiện tại của doanh nghiệp phá sản, làm ăn thua lỗ,. hoặc vì lý do nào đó đẩy giá bán lên cao, yêu cầu những điều kiện ngặt nghèo,..Tuy nhiên, duy trì một số lượng lớn nhà cung cấp có thể đem lại những hạn chế nhất định như không tập trung vào một nhà cung cấp nên không được hưởng nhiều ưu đãi, tranh chấp giữa các nhà cung cấp, doanh nghiệp không có khả năng duy trì tốt mối quan hệ với họ,.. Chính vì vậy, khi tiến hành hoạt động mở rộng thị trường nhập khẩu, doanh nghiệp cần xem xét nhiều yếu tố khác nhau để xác định đúng số lượng, quy mô nhà cung cấp sao cho phù hợp với điều kiện và khả năng của doanh nghiệp. Thứ ba, mở rộng thị trường nhập khẩu góp phần khai thác nội lực của doanh nghiệp. Trong phạm vi kinh doanh của một doanh nghiệp, nội lực bao gồm các yếu tố thuộc về quá trình sản xuất như đối tượng lao động, tư liệu lao động, sức lao động; các yếu tố thuộc về tổ chức quản lý xã hội, tổ chức quản lý kinh tế. Hoạt động mở rộng thị trường nhập khẩu đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự nghiên cứu, phân tích, tìm tòi, nhìn nhận, đánh giá xác đáng các yếu tố để lựa chọn nhà cung cấp phù hợp. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường nhập khẩu hàng hóa. a) Nhân tố chủ quan. Các nhân tố này tác động một cách trực tiếp và là yếu tố nội lực quyết định hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp có đạt hiệu quả hay không. ❖ Tổ chức hoạt động kinh doanh: Làm tốt công tác tổ chức hoạt động kinh doanh có nghĩa là doanh nghiệp phải thực hiện tốt các khâu: Chuẩn bị trước khi giao dịch như nghiên cứu thị trường, khai thác nhu cầu tiêu dùng trong nước, lập phương án kinh doanh thận trọng.. Từ đó doanh nghiệp không những phát triển được hoạt động kinh doanh của mình mà còn có mục tiêu và cơ sở để phát triển việc nhập khẩu hiệu quả hơn. Doanh nghiệp biết được nhà cung ứng nào sẽ phù hợp với tổ chức hoạt động kinh doanh của mình nhất. ❖ Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp: Việc liên tục cải thiện tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp đóng góp một yếu tố vô cùng quan trọng cho hoạt động không chỉ nhập khẩu mà còn tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Tổ chức bộ máy quản lý hiệu quả và gọn nhẹ sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hoạt động hơn cho dù là hoạt động nhập khẩu hay hoạt động kinh doanh. ❖ Yếu tố con người: Dù là trong bất kỳ lĩnh vực gì con người luôn là yếu tố chủ lực quyết định mọi thứ. Và trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng cũng vậy, nếu doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ công nhân viên năng động, có năng lực, trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình, tích cực trong công tác cùng với việc sử dụng và bố trí nhân lực hiệu quả sẽ là chìa khóa thành công trong hoạt động nhập khẩu và kinh doanh. ❖ Vốn nhập khẩu, vốn kinh doanh: Đây chính là yếu tố quyết định trong việc mở rộng nhập khẩu hay kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế nó là một yếu tố vô cùng quan trọng, có thể nói là “nguồn sống” của doanh nghiệp. ❖ Cơ sở vật chất và uy tín của doanh nghiệp: Yếu tố vật chất kỹ thuật cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tính hiệu quả trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Không thể phụ nhận với một cơ sở vật chất, kỹ thuật của doanh nghiệp không giúp cải thiện hoạt động của doanh nghiệp được. Ví dụ như với hệ thống máy móc công nghệ xử lý thông tin hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp thu thập được nhanh và nhiều thông tin về các nhà cung ứng hơn, với nhiều cơ sở chi nhánh đặt tại nhiều quốc gia giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường nhập khẩu dễ dàng hơn. ❖ Thị trường – nhà cung ứng: Thị trường nhập khẩu có cạnh tranh gay gắt có hoạt động sôi nổi hay không. Ở đó nhiều người bán hay nhiều người mua cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến việc doanh nghiệp có mở rộng thị trường nhập khẩu sang đó hay không. b) Nhân tố khách quan. ❖ Các mối quan hệ chính trị và kinh tế giữa Việt Nam và các nước khác: Hoạt động nhập khẩu là hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của các quốc gia.Vì thế việc các tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp có thể phát triển những bạn hàng mới hay không phụ thuộc vào việc mở rộng các mối quan hệ chính trị ngoại giao giữa các quốc gia trong khu vực nói riêng và thế giới nói chung.

Bảng 2.2: Hàng rào ngăn trở nhập khẩu
Bảng 2.2: Hàng rào ngăn trở nhập khẩu

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH PHÚ GIA ASURA VIỆT NAM

(Nguồn: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh) Qua Bảng 3.1, ta có thể chia các lĩnh vực của công ty thành các nhóm lĩnh vực như sau. a) Bán buôn hàng hóa. Công ty TNHH Phú Gia ASURA hướng đến việc cung cấp các máy móc, thiết bị số lượng lớn đến các tổng đại lý, cửa hàng phân phối lớn trên khắp cả nước với hình thức bán buôn qua kho. Các mặt hàng chủ yếu là máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác; máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp; vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng;.. b) Bán lẻ hàng hóa. Bên cạnh việc giao dịch số lượng lớn đến các đại lý, cửa hàng phân phối thì công ty TNHH Phú Gia ASURA còn nhập khẩu hàng hóa và cung cấp tận tay đến khách hàng thông qua các kênh bán lẻ khác nhau. Các mặt hàng chủ yếu là đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng; đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn ghế, đồ nội thất, bộ đèn điện; …. c) Các dịch vụ khác. Ngoài 2 lĩnh vực chính bán buôn và bán lẻ thì công ty TNHH Phú Gia ASURA còn làm đại lý, môi giới, đấu giá hàng hóa và cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác không kèm người điều khiển. Cơ cấu tổ chức và năng lực của công ty a) Sơ đồ cơ cấu tổ chức:. Công ty TNHH PHÚ GIA ASURA được chuyên môn hoá theo các phòng, mỗi phòng đảm nhận một chức năng khác nhau, sẽ chịu trách nhiệm chính cho một mảng công việc, từ đó tạo nên năng suất hiệu quả cao cho công ty. Đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản giúp cho chiến lược kinh doanh, quảng bá sản phẩm ngày một hiệu quả phù hợp với nhu cầu thị trường; bên cạnh đó, họ luôn. sản xuất nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm, mang đến trải nghiệm hoàn hảo cho các đối tác – khách hàng. b) Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban. Phòng hành chính nhân sự: Quản lý nhân sự và đời sống của cán bộ, công nhân viên chức trong công ty. Có chức năng bố trí, tuyển dụng lao động, giải quyết các vấn đề liên quan đến lao động và công ty. Phòng xuất nhập khẩu: Chịu trách nhiệm tiếp nhận đơn hàng của khách hàng và giao hàng cho khách. Xây dựng và điều hành quản lý kế hoạch sản xuất của công ty;. cụng tỏc cung ứng vật tư, quản lý vật tư và sản phẩm trong kho; theo dừi quản lý vật tư để kịp thời phân phối cho các đơn vị sản xuất. Tiêu thụ sản phẩm xuất kho ra thị trường trong hay ngoài nước và xử lý với các sản phẩm tồn kho. Công tác xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ tùng, trang thiết bị, công nghệ phục vụ sản xuất, kinh doanh. Phòng kinh doanh: Chủ động liên hệ, tìm kiếm khách hàng và nhà cung ứng vật tư, giao dịch, ký kết hợp đồng kinh doanh, thanh lý hợp đồng và đối chiếu công nợ với phòng tài chính, phát lệnh sản xuất, điều động sản xuất. Đề ra và thực hiện các kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu cho sản xuất; tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm. Phòng hành chính - nhân sự. sản xuấtPhòng kế toánPhòng MarketingPhòng. Phòng xuất nhập khẩu. Phòng sản xuất: Chịu trách nhiệm với Ban quản lý và các lãnh đạo của công ty về vận hành máy móc. Phụ trách toàn bộ việc sản xuất của công ty và những yêu cầu của chất lượng sản phẩm, chất lượng hàng hóa. Phòng Kế toán: Phòng Kế toán có nhiệm vụ tham mưu cho Ban Giám đốc về việc sử dụng các nguồn vốn, huy động vốn đạt hiệu quả kinh tế cao và kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách tài chính, việc quản lý sử dụng tài sản, vật tư tiền vốn;. hạch toán các nghiệp vụ kế toán phát sinh và kết quả kinh doanh theo từng chức năng kinh doanh, từng đơn vị sản xuất cụ thể. Phòng Marketing: Nghiên cứu môi trường kinh doanh và các đối thủ cạnh tranh. Xây dựng chiến lược Marketing phù hợp…. c) Nhân lực của công ty. Theo báo cáo, trong số 38 nhân viên có trình độ Đại học thì có tới 22 người (chiếm 57,9%) được đào tạo đúng chuyên ngành về kỹ thuật, phần còn lại là sinh viên học trái ngành, tham gia đào tạo kỹ thuật, kiến thức nghề tại Doanh nghiệp và được tuyển dụng trực tiếp. thường làm việc sổ sách văn phòng. Về độ tuổi: Có thể thấy rằng, hơn một nửa nhân sự trong công ty là sinh viên trẻ và người mới ra trường, chiếm 73,91%. Nhóm này có sự sáng tạo và đổi mới trong công việc, nhưng thiếu kinh nghiệm. Mặt khác, nhóm có kinh nghiệm chỉ chiếm 6,53%, nhưng đóng vai trò quan trọng trong thành công và phát triển của công ty. Theo phòng ban: Cơ cấu nhân sự theo phòng ban cho thấy vai trò quan trọng của phòng kinh doanh và phòng sản xuất, chiếm hơn một nửa tổng số nhân viên, để tìm. kiếm và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Còn lại số nhân viên của các phòng đều gần ngang nhau, tuy ít nhân sự nhưng đa dạng về phòng ban. d) Cơ sở vật chất kỹ thuật. Hiện nay công ty có 1 xưởng sản xuất và văn phòng. Cuối năm 2022, nhà xưởng đã được cải tạo lại với quy mô 1000m2 đã được đưa vào hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu của đơn hàng ngày một gia tăng, để theo kịp nhịp phát triển của nhu cầu thị trường, khi mà sức cạnh tranh của hàng thiết bị, linh kiện điện tử trên thế giới ngày càng lớn. Công ty có văn phòng chính tại thôn Trung Tiến, xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội. Cả văn phòng và nhà xưởng đều được trang bị đầy đủ tiện nghi, bao gồm bàn ghế làm việc và máy tính bàn được kết nối với Internet để phục vụ nhân viên. Không gian văn phòng được chia thành các khu vực, với hệ thống chiếu sáng, điều hòa, quạt và máy lọc nước đảm bảo môi trường làm việc thoải mái. Công ty cũng đã trang bị đầy đủ các thiết bị như máy fax, máy in, và cung cấp phòng bếp với đồ dùng đủ để phục vụ bữa trưa, cùng với các khu vực nghỉ ngơi cho nhân viên. Hàng tuần, thuê dọn vệ sinh để duy trì môi trường làm việc sạch sẽ. Tình hình tài chính của công ty. Công ty TNHH PHÚ GIA ASURA được thành lập vào năm 2019. Từ khi thành lập đến nay công ty đã không ngừng nỗ lực và phát triển để gia tăng vốn kinh doanh và doanh thu theo các năm. Nguồn: Phòng kế toán - Công ty TNHH PHÚ GIA ASURA. Điều này chứng tỏ công ty đang dần hồi phục và phát triển tốt. Đó là nhờ sự nỗ lực, luôn chú trọng vào công tác quản lý chặt chẽ chi phí giao dịch và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;. biết sử dụng nguồn vốn hiệu quả, tiết kiệm để đẩy mạnh việc kinh doanh của doanh nghiệp và giữ cho việc kinh doanh luôn phát triển tốt; đồng thời thực hiện đầy đủ, đúng hạn các chính sách của nhà nước về tài chính; công ty không phát sinh nợ xấu, không phát sinh nợ khó đòi. Điều này cũng là một điều tốt khi doanh nghiệp đang dần hồi phục và phát triển tốt, nhưng nó cũng có thể là con dao hai lưỡi trong bối cảnh hiện nay khi cung cầu về các sản phẩm linh kiện. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH PHÚ GIA ASURA VIỆT NAM giai đoạn 2020 - 2022. Trong nhiều năm qua với sự cố gắng và nỗ lực không ngừng đã mang lại những kết quả tích cực và góp phần đáng kể cho những bước tiến quan trọng đối với sự phát triển của công ty. Điều đó đã được phản ánh một cách cụ thể thông qua kết quả hoạt động kinh doanh mà công ty đã đạt được trong những năm gần đây. thuần từ HĐKD. Doanh thu hoạt động tài chính. Chi phí quản lý kinh doanh. Lợi nhuận thuần từ. Tổng lợi nhuận kế toán trước. Chi phí thuế TNDN hiện hành. Lợi nhuận sau thuế. Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH PHÚ GIA ASURA VIỆT NAM Từ số liệu thống kê trên, ta có thể nhận thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty có nhiều biến động đáng kể qua các năm. Còn trong năm 2022, chi phí khác giảm hơn 40% so với năm trước, chứng tỏ công ty đã giảm thiểu các chi phí không cần thiết, chọn lọc và tối ưu nhất chi phí đầu vào. Kết quả là lợi nhuận sau thuế năm 2022 tăng khá ổn trong quá trình hồi phục, tăng hơn 30% so với năm trước. Vẫn trong năm 2021, chi phí quản lý kinh doanh chỉ giảm nhẹ, chi phí khác tăng hơn 3 lần. Đây cũng chính là năm mà đại dịch Covid-19 diễn ra rất phức tạp và nguy hiểm. Số lượng nhân lực mắc Covid-19 không ngừng gia tăng, công ty phải đưa ra những chính sách hỗ trợ phù hợp để đảm bảo hoạt động của mình. Thêm vào đó, giá cước vận chuyển máy móc, thiết bị và các phụ tùng máy khác không ngừng tăng. Bên cạnh đó, doanh thu hoạt động tài chính có sự giảm xuống trong năm 2021 và có sự tăng trưởng lại vào năm 2022. Về chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, công ty hiện phải có nghĩa vụ nộp với Nhà nước là 20%. Hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả thế nào, lợi nhuận trước thuế tăng hay giảm thì thuế thu nhập doanh nghiệp cũng tăng/giảm một lượng tương ứng. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của công ty vẫn đạt được một số kết quả tích cực. Đại dịch Covid-19 gây ra khó khăn song đây chính là động lực, là gợi ý để ban lãnh đạo công ty có thể thay đổi chiến lược kinh doanh, cách vận hành doanh nghiệp để không bị tác động tiêu cực nhiều. Hoạt động kinh doanh chính của công ty. Ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty là bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác. Trong đó, hoạt động cung cấp máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác đóng vai trò quan trọng hơn hoạt động sản xuất vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng. Sau đây là bảng kết quả hoạt động cung cấp máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác của công ty:. Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH PHÚ GIA ASURA VIỆT NAM Dựa vào bảng trên, ta thấy tỷ trọng doanh thu của hoạt động cung cấp máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ doanh thu từ. hoạt động kinh doanh của công ty. Trong đó, năm 2022, hoạt động kinh doanh chính này chiếm gần 60%, mang về nhiều doanh thu nhất cho công ty. Hoạt động nhập khẩu của công ty. a) Lĩnh vực hoạt động thương mại quốc tế của công ty. Trong hoạt động thương mại quốc tế, Công ty TNHH Phú Gia ASURA Việt Nam chủ yếu nhập khẩu thiết bị, máy móc và phụ tùng phục vụ cho ngành công nghiệp là, các mặt hàng cụ thể: Khoan thủy lực, Các bộ gioăng phớt, Trục búa khoan, Đuôi choòng khoan, các thiết bị kiểm tra, … Bên cạnh đó, công ty còn nhập khẩu các thiết bị chuyên dụng khác trong xây dựng, viễn thông,..: ống nối, khớp nối, chi tiết lắp ghép, mạch tích hợp và mạch vi xử lý, thiết bị bán dẫn,.. Các nhà cung cấp chính của công ty. Hiện tại, công ty nhập khẩu thiết bị, máy móc và phụ tùng máy khác cho ngành công nghiệp chủ yếu từ các công ty Trung Quốc. Bảng 3.6: Các nhà cung cấp chính của Công ty. STT Nhà cung cấp. 1 Hekou Feng Yuan Trade Co., Ltd. 2 Pingxiang City Holly Import and Export Trade Co., Ltd. Địa chỉ: No.A52 West Park District, Pingxiang City, Guangxi, China. Guangxi Pingxiang Huasheng Import and Export Trade Co., Ltd. Địa chỉ: No. 501, 2 Building, Cuiyuan Village, Pingxiang City, Guangxi, China. Shandong China Coal Industrial & Mining Supplies Group Co., Ltd Địa chỉ: No.11, North of Kaiyuan Road, High-tech Zone, Jining City, Shandong Province, China. Tansta Co., Ltd. Yunnan Tongtai Import and Export Trading Co., Ltd. Địa chỉ: The Second Group, Sijie Community, Sijie Town, Tonghai County Yuxi City, Yunnan Province, China. Shenyang San Yutian International Trading Co., Ltd. Nguồn: Số liệu của công ty TNHH PHÚ GIA ASURA VIỆT NAM b) Khái quát quy trình thực hiện nhập khẩu.

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu Công ty TNHH PHÚ GIA ASURA VIỆT NAM
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu Công ty TNHH PHÚ GIA ASURA VIỆT NAM

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH PHÚ GIA ASURA VIỆT NAM

Với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu chuyển giao công nghệ, Công ty đã tạo dựng được những mối quan hệ trực tiếp, khăng khít với các Viện nghiên cứu, nhà sản xuất, các nhà phân phối thiết bị của nhiều nước trên thế giới như Ba Lan, Nga, Nhật Bản và Trung Quốc,… Chính nhờ có sự hợp tác chặt chẽ với các đơn vị nêu trên mà Công ty TNHH Phú Gia ASURA Việt Nam đã cung cấp, chuyển giao các thiết bị công nghệ mới cho các đơn vị như Công ty Cổ phần Coteccons, Công ty Cổ phần Hưng Thịnh Incons, Công ty xây dựng Delta,. Với đề tài: “Giải pháp mở rộng thị trường nhập khẩu máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác của Công ty TNHH PHÚ GIA ASURA VIỆT NAM”, em hy vọng sẽ góp được một phần trong việc phân tích mở rộng thị trường của Công ty TNHH PHÚ GIA ASURA VIỆT NAM nói riêng và các doanh nghiệp nội địa trong ngành công nghiệp máy móc nói chung.