MỤC LỤC
Đây là một công việc quan trọng trong quá trình bán hàng, đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải xây dựng một chính sách giá phù hợp với từng mặt hàng, nhóm hàng từng phương thức bán và từng địa điểm kinh doanh. Quản lý về giỏ cả giỳp cỏc nhà quản lý theo dừi, lắm bắt được sự biến động của giá cả từ đó có chính sách giá linh hoạt phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn.
Thái Bá Công Phản ánh và giám đốc kịp thời chi tiết khối lượng hàng hoá dịch vụ bán ra, tính toán đúng đắn giá vốn của hàng hoá và dịch vụ đã cung cấp, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, phân bổ hợp lý chi phí mua hàng cho số hàng đã bán và tồn cuối kì, nhằm xác định chính xác kết quả bán hàng. Thái Bá Công Từ những vấn đề ở trên ta thấy rằng nhiệm vụ kinh doanh quan trọng của doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại là phải nâng cao số lượng hàng hoá dịch vụ bán ra, đồng thời thực hiện tốt công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng xác định nghiệp vụ bán hàng trong kỳ nhằm bảo toàn nguồn vốn của doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả trong kinh doanh.
Doanh thu bán hàng thuần là chỉ tiêu được xác định bằng cách lấy tổng doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ (-) đi các khoản giảm trừ doanh thu (giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, doanh thu của hàng đã tiêu thụ trả lại và thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, hay thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp của lượng hàng tiêu thụ trong kỳ). Chiết khấu thương mại bao gồm các khoản bớt giá (là khoản mà người bán giảm trừ cho người mua trên giá bán niêm yết vì mua khối lượng lớn hàng hóa trong một đợt) và khoản hồi khấu (là số tiền người bán thưởng cho người mua do trong một khoảng thời gian nhất định đã mua một khối lượng lớn hàng hóa). Hàng bán bị trả lại: Là số sản phẩm, hàng hóa đã được coi là tiêu thụ (đã chuyển giao quyền sở hữu, đã thu tiền hay được khách hàng chấp nhận) nhưng bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán, do các nguyên nhân như: Vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách….
Hàng hóa của doanh nghiệp được mua từ nhiều nguồn khác nhau, với đơn giá và thời điểm mua khác nhau, vì vậy để có thể xác định chính xác trị giá thực tế của hàng hóa đã tiêu thụ, doanh nghiệp thường phải chọn các phương pháp tính giá hàng xuất kho. Trị giá thực tế hàng tồn kho sau mỗi lần nhập Số lượng thực tế hàng tồn kho sau mỗi lần nhập Phương pháp này có ưu điểm là khắc phục được những hạn chế của phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ, nhưng việc tính toán là khá phức tạp, nhiều lần, và tốn nhiều công sức. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này.
Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.
Tuy nhiên, do khối lượng công việc nhiều, hàng ngày số lượng hàng xuất ra là khá lớn, lại bị dồn đến cuối kì, sẽ ảnh hưởng tới việc kế toán các phần hành khác của công ty, hơn nữa phương pháp này chưa đáp ứng được nhu cầu kịp thời của thông tin kế toán tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Nhìn vào cột chứng từ có thể thấy tất cả các nghiệp vụ nhập xuất đều được dựa trên HĐ GTGT mà không phải phiếu xuất kho, riêng chứng từ B03 đây là chứng từ đối chiếu giữa 2 công ty, công ty mẹ với công ty TNHH MTV Thương mại Bia Thanh Hóa, về số lượng Bia chai 450ml được xuất ra trong vòng 5 ngày, đồng thời tiến hành nhập hàng về để bù lại khoản âm do xuất trước. Khi có bất cứ nghiệp vụ bán hàng nào, công ty sẽ tiến hành viết HĐ GTGT giao cho thủ kho và sang kho của công ty mẹ để lấy hàng, cứ định kì 5 ngày một lần, dựa trên sổ/thẻ mà thủ kho đã ghi, và các chứng từ xác nhận việc nhập xuất hàng giữa 2 công ty, từ đó quyết toán số lượng, giá tiền với nhau, và ghi bù lại cho khoản âm có trên sổ.
Nguồn: P.Kế toán công ty Có thể thấy các nghiệp vụ nhập xuất trong ngày của mặt hàng Bia hơi có số lượng bằng nhau, và không có tồn kho, điều này xảy ra là vì giữa công ty với công ty CP Bia Thanh Hóa (Công ty mẹ) có một đường ống dẫn bia, hàng ngày công ty mẹ cung cấp bia cho công ty con (Công ty TNHH MTV thương mại Bia Thanh Hóa) bán, và khi bán không hết, số bia đó lại được đẩy quay lại công ty mẹ, cất tại. Vậy, cuối ngày 01/01, 2 công ty tiến hành đối chiếu chứng từ với nhau, và tổng hợp được số lượng mua bán với nhau là 7741 lít Bia hơi, kế toán tiến hành ghi nợ đối với công ty mẹ, phản ánh số hàng đã được nhập về, và ghi bút toán giá vốn, cùng bút toán doanh thu phản ánh số lượng hàng bán ra.
Số ngày công x lương 1 ngày công + Các khoản phụ cấp + lương theo sản phẩm Hệ số lương cơ bản tại công ty được tính dựa trên chức danh, chức vụ, trình độ học vấn, bậc lương và sẽ được quy định tại thang lương, bảng lương mà công ty đã đăng ký. Trên thực tế, số lượng Bia chai hàng ngày khách hàng lấy là lớn và liên tục, khi đến mua hàng khách hàng mang theo vỏ chai cùng két đến để đổi, nếu số lượng vỏ chai cho số hàng mới lấy là lớn hơn so với số lượng vỏ mang đến đổi thì khách sẽ đặt cược thêm tiền cho số vỏ thiếu, còn nếu không thì sẽ chỉ tiến hành đổi vỏ, và lấy hàng mới. Chính vì vậy việc mất mát hay vỡ vỏ chai sẽ không thể biết được, nên trường hợp này chỉ xảy ra khi khách hàng chấm dứt hẳn mối quan hệ mua bán với công ty, vì khi đó khách hàng sẽ phải trả lại toàn bộ vỏ chai, két bia đã lấy, kế toán lúc đó mới đối chiếu lại công nợ trên TK 1386 và TK 3386 để quyết toán với khách hàng số phải thu, phải trả.
Vậy trong trường hợp thông thường, khi phát sinh nghiệp vụ thu hồi lại vỏ chai két bia kế toán hạch toán tương tự bút toán 1 và nếu sau đó lại xuất ra để phản ánh số vỏ khách hàng thiếu mà khách hàng phải đặt cược thì kế toán sẽ ghi nhận nghiệp vụ đó bằng 2 bút toán đã được nêu ngay trên bút toán 1. Để thu hồi được vốn đầu tư và tái tạo lại TSCĐHH khi nó bị hư hỏng nhằm mở rộng sản xuất phục vụ kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành trích khấu hao và quản lý khấu hao TSCĐHH bằng cách tính và phản ánh vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Thái Bá Công Nhưng hiện nay tại công ty, kế toán đang tiến hành hạch toán tất cả chi phí tiền lương của 2 bộ phận bán hàng và quản lý vào TK 641, chi tiết TK 6411, còn các khoản trích theo lương tính cho toàn công ty thì lại được hạch toán vào TK 642, chi tiết TK 6424. Khi hạch toán như vậy, sẽ thuận lợi hơn nhờ sự nhanh gọn, và đặc biệt hạch toán trên máy vi tính, tuy nhiên lại sẽ khiến cho không phân tách được những chi phí tiền lương nào là thuộc bộ phận bán hàng, còn những chi phí nào là thuộc bộ phận quản lý, kể cả các khoản trích theo lương, dẫn đến gây khó khăn cho công tác quản lý chi phí tại công ty. Hai là, nếu như công ty áp dụng kiến nghị thứ hai tôi đã nêu ở trên thì kế toỏn cú thể dựa vào phiếu theo dừi số lượng hàng giao thẳng và HĐ GTGT (Liờn 2) từ công ty mẹ giao cho công ty để đối chiếu và ghi nhận cho GVHB, còn doanh thu sẽ được phản ánh dựa trên HĐ GTGT công ty viết cho từng nghiệp vụ bán hàng; kế toán căn cứ vào 2 HĐ GTGT như trên để ghi các sổ có liên quan.
Thông qua Chương 3: “Một số nhận xét và đề xuất nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán hàng hóa, bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH MTV thương mại Bia Thanh Hóa” và cũng là chương cuối trong bài luận văn tốt nghiệp của mình, tôi đã nêu lên những ưu điểm mà Công ty TNHH. Thái Bá Công MTV thuognw mại Bia Thanh Hóa đã đạt được cũng như những tồn tại hay khiếm khuyết mà công ty đang gặp phải, bên cạnh đó tôi cũng mạnh dạn đề xuất những ý kiến của mình nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán nói chung và công tác kế toán bán hàng, xác định kết quả tiêu thụ tại công ty nói riêng.