Ảnh hưởng của yếu tố kinh tế - xã hội đến tình trạng học sinh trung học cơ sở bỏ học

MỤC LỤC

Cơ sở lý luận

Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục được thể hiện trong các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VI, lần thứ VII, lần thứ VIII, Nghị quyết Hội nghị trung ương II (khoá VIII), Đại hội lần thứ IX, lần thứ X, lần thứ XI là: Phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc;xây dựng nền giáo dục hiện đại của dân, do dân và vì dân; giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội; giáo dục là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển bền vững. Bên cạnh việc triển khai đồng bộ nhiều chính sách đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho các tầng lớp nhân dân; từ năm 2008 đến nay, tỉnh đã thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp khác cho 90.000 học sinh thuộc hộ nghèo và cận nghèo; hỗ trợ dụng cụ học tập cho 12.000 học sinh nghèo, mồ côi, tàn tật; trợ cấp học bổng cho 14.500 học sinh nghèo và học sinh dân tộc…; các trường thực hiện tốt chủ trương cho học sinh diện chính sách, học sinh nghèo mượn sách giáo khoa, đảm bảo tất cả học sinh có đầy đủ sách giáo khoa để học tập.

Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu

Để phân tích tổng hợp đạt kết quả cao, vấn đề quan trọng nhất là lựa chọn dữ liệu để nghiên cứu và phân tích. Trên cơ sở mối quan hệ biện chứng của các phương pháp nghiên cứu của kinh tế chớnh trị, luận văn nghiờn cứu phõn tớch làm rừ cỏc vấn đề liờn quan tới tình trạng bỏ học của học sinh giai đoạn từ 2009 đến 2013, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm tiếp tục cải thiện hơn nữa tình trạng bỏ học của HS THCS của huyện Kỳ Sơn trong thời gian tới. Ngoài ba phương pháp chủ yếu trên, luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp mô hình hóa, thống kê và so sánh… để có được bức tranh tổng hợp về cơ sở kinh tế - xã hội của tình trạng HS THCS bỏ học.

Kỹ thuật điều tra và thu thập, xử lý số liệu, tư liệu

Tác giả luận văn đã khảo sát thực tế công tác giáo dục và các biện pháp giảm nguy cơ bỏ học của học sinh THCS ở các trường THCS trên địa bàn huyện Kỳ Sơn để có số liệu, dữ liệu thực tế nhằm tìm ra nguyên nhân và có giải pháp hạn chế tình trạng bỏ học của học sinh THCS trên địa bàn huyện trong giai đoạn hiện nay. 110 học sinh THCS trên địa bàn huyện; 60 cán bộ giáo viên đang công tác tại các trường THCS trên địa bàn huyện Kỳ Sơn; 20 trưởng các thôn/ xóm đại diện cho cán bộ chính quyền địa phương và 50 hộ gia đình đại diện cho phụ huynh học sinh, những người đại diện cho hộ gia đình tham gia trả lời có độ tuổi từ 30 đến 60 tuổi. Ngoài các phương pháp chủ yếu của kinh tế chính trị Mác - Lênin, tác giả còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp tổng hợp, phân tích, thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu, phương pháp điều tra để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ đề tài đặt ra.

Thực trạng bỏ học của học sinh trung học cơ sở ở huyện Kỳ Sơn

Lứa tuổi của học sinh lớp 9 chính là lứa tuổi khó khăn điển hình của học sinh THCS, nhiều nhà tâm lý đã dùng những thuật ngữ như: “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị”, “tuổi không thể giáo dục”… để chỉ lứa tuổi này.Ở lứa tuổi này, các em thường không nghe lời cha mẹ, thầy cô, các em thường gây gổ, đánh nhau, bỏ học… để chứng tỏ mình là quan trọng. Nhưng số học sinh nghỉ học không giảm đều ở tất cả các trường THCS, tiêu biểu như trường THCS Yên Quang có tỷ lệ HS bỏ học giảm mạnh, Trường THCS Độc Lập có tỷ lệ học sinh bỏ học tăng từ năm học 2009 - 2010 là 2,22% đến năm 2012 - 2013 lên 2,94% so với tổng số học sinh THCS trong toàn huyện, và một số trường THCS khác cũng có mức học sinh bỏ học lên xuống theo các năm học, chỉ có 3 trường đạt chuẩn quốc gia là trường THCS Thị trấn Kỳ Sơn, trường THCS Dân Hạ và THCS Hợp Thành là vẫn giữ được mức học sinh bỏ học dưới 1% còn trườngTHCS Mông Hóa đang phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia nên tỷ lệ học sinh bỏ học cũng giảm ở mức dưới 1%. Trường hợp gia đình không cho các em nghỉ học thì các em tự nghỉ học, vì ở tuổi này các em thường có tâm lý muốn đề cao cái tôi, đánh giá mình cao hơn thực tế và đặc biệt là muốn mọi người xem trọng mình, cộng với tình đua đòi, theo bạn bè nhưng không có đủ tiền đã đẩy học sinh lớp 8 đến con đường bỏ học để kiếm tiền giúp gia đình và đáp ứng những nhu cầu của bản thân.

Bảng 3.1: Số lượng HS THCS ở Kỳ Sơn trong giai đoạn 2009 -2013
Bảng 3.1: Số lượng HS THCS ở Kỳ Sơn trong giai đoạn 2009 -2013

Những nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến tình trạng bỏ học của học sinh THCS huyện Kỳ Sơn - tỉnh Hòa Bình

Để nhận biết được những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng bỏ học của HS THCS trên địa bàn huyện, nhằm có biện pháp khắc phục tình trạng HS bỏ học, chúng tôi đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến 20 cán bộ địa phương thuộc các xã có tỷ lệ HS bỏ học cao: Yên Quang, Dân Hòa, Phú Minh, Phúc Tiến, Hợp Thịnh. (Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát thực tế 2013) Nếu học sinh bỏ học vì hoàn cảnh gia đình khó khăn thì trách nhiệm là của xã hội, gia đình, bản thân học sinh và nhà trường; Nếu học sinh bỏ học vì học lực yếu kém thì trách nhiệm phần lớn thuộc về nhà trường, phần còn lại là bản thân học sinh và gia đình học sinh. (Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát thực tế 2013) Như vậy yếu tố trẻ em phải tham gia lao động phụ giúp gia đình sớm là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến tình trạng bỏ học của học sinh, chiếm 38%, tiếp đến là do trình độ của bố mẹ hạn chế và mức thu nhập của gia đình cũng là những yếu tố chi phối tình trạng bỏ học của học sinh.

Bảng 3.10: Nguyên nhân học sinh bỏ học nhìn từ phía cán bộ, giáo viên
Bảng 3.10: Nguyên nhân học sinh bỏ học nhìn từ phía cán bộ, giáo viên

Vai trò của chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương trong việc khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh THCS trên địa bàn

Trong quá trình điều tra lấy ý kiến về mong muốn được học tập của học sinh và của phụ huynh học sinh đối việc học của học sinh thì 80 % cha mẹ học sinh muốn được cho con em mình được đến trường học tập và 91% học sinh có mong muốn được tiếp tục đi học. Nhiều người còn xem nhẹ vấn đề học sinh bỏ học, họ cho rằng học sinh bỏ học chỉ là con số nhỏ; ngay cả một số cán bộ quản lý và giáo viên cũng nghĩ rằng học sinh bỏ học sẽ làm “nhẹ gánh”cho lớp, cho trường vì phần lớn học sinh bỏ học là học sinh yếu kém và chưa ngoan. Còn nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, hoặc chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học nên cho con em nghỉ học để giải quyết khó khăn trước mắt của gia đình.

Một số quan điểm giải quyết vấn đề học sinh bỏ học

Cụ thể trong năm học 2008 - 2009, tập trung giải quyết 3 vấn đề: mỗi nhà trường đều có nhà vệ sinh và bố trí người dọn dẹp thường xuyên, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của học sinh và cán bộ giáo viên; mỗi trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông đều nhận chăm sóc một di tích văn hoá lịch sử cách mạng; mỗi nhà trường đều đưa trò chơi dân gian hoặc hoạt động vui chơi tích cực khác vào trường học. Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hoà Bình lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2006 - 2010) đã đề ra phương hướng, mục tiêu và giải pháp của Đảng bộ tỉnh (nhiệm kỳ 2005 - 2010) đó nờu rừ: ''Đẩy mạnh xó hội hoỏ cỏc hoạt động văn hoá, xã hội, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục - đào tạo, y tế, thể dục thể thao; tiếp tục thực hiện có kết quả công tác xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm; phát triển các hoạt động văn hoá; nâng cao chất lượng bỏo chớ, phỏt thanh - truyền hỡnh''. Đại hội đó chỉ rừ giỏo dục - đào tạo: tiếp tục thực hiện Quyết định số 161/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non; chương trình hành động số 374/CTr/TU của Tỉnh uỷ thực hiện chỉ thị số 40- CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX) về ''Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” , tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, hướng tới xây dựng một xã hội học tập; phấn đấu đến năm 2010 có 100% giáo viên đạt chuẩn, dạy đủ các môn theo chương trình quy định; hoàn thành đổi mới giáo dục phổ thông theo Nghị quyết 40 của Quốc hội.

Một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh THCS

Để “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, để học sinh có được niềm tin vào tương lai, thì nhà trường phải tổ chức cho cán bộ giáo viên tham gia thường xuyên các lớp học bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, các lớp bồi dưỡng chính trị…Bồi dưỡng cho cán bộ giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ, về vốn sống thực tế, các lớp bồi dưỡng nội dung chương trình thay sách, các lớp nâng cao trình độ và các chuyến đi thâm nhập thực tế địa phương. Nếu giáo viên chủ nhiệm có nhiều kinh nghiệm, gần gũi với học sinh, hiểu rừ tõm tư nguyện vọng, hoàn cảnh và cảm thụng sâu sắc về những vấn đề tâm, sinh lý của học sinh, biết cách lắng nghe các em, biết cách gợi mở những uẩn khúc ở các em, sẽ tạo cho học sinh cảm giác được che chở, cảm giác an toàn và luôn muốn được học ở lớp, ở trường. Bất cứ các hoạt động tập thể nào mang ý nghĩa giao lưu, vui chơi trong nhà trường đều phải mang tính lành mạnh, gắn với mục tiêu giáo dục của nhà trường, tuyệt đối không để giao lưu vui chơi với các nhân tố có có hại cho sự phát triển của học sinh, hoặc về sức khoẻ, hoặc về nhận thức, hoặc về tâm hồn và làm quá tải cho kế hoạch giáo dục chung.