Đánh giá tác động của COVID-19 tới chiến lược kinh doanh của khách sạn 3 sao tại Hà Nội

MỤC LỤC

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 1. Khái niệm chiến lược kinh doanh

Đặc trưng của chiến lược kinh doanh

Tính rủi ro của chiến lược kinh doanh đòi hỏi nhà doanh nghiệp phải đứng cao, nhìn xa, quan sát một cách thận trọng, khách quan tính chất và phương hướng thay đổi của hoàn cảnh khách quan mới có thể có được chiến lược đúng. Hiện nay, với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh, chiến lược kinh doanh không nên tính toán quá dài, chỉ nên tính 3 - 5 năm là vừa để bảo đảm tính linh hoạt và tính hiện thực của chiến lược.

Tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược kinh doanh

Chính vì thế có khi các hoạt động lại cản trở nhau gây thiệt hại cho mục tiêu của tổ chức, đó là nguyên nhân của tình trạng thiếu một chiến lược của tổ chức. + Chiến lược giúp cho các doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội thị trường và tạo lợi thế cạnh tranh trên thương trường.Thống nhất quá trình hoạt động nhằm đạt đến các mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược của doanh nghiệp, và như vậy sẽ thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực hữu hạn có hiệu quả nhất.

Yêu cầu đối với chiến lược kinh doanh

Hoạch định chiến lược là quá trình thiết lập nhiệm vụ kinh doanh, thực hiện điều tra nghiên cứu để xác định các cơ hội và nguy cơ đến với tổ chức từ bên ngoài, các điểm mạnh và điểm yếu bên trong, đề ra các mục tiêu dài hạn và lựa chọn chiến lược thay thế. Cũng nhằm đạt được tới sự thành công trong các mục tiêu thương niên, đòi hỏi doanh nghiệp phải có được các quy định về việc phân bổ các nguồn lực và điều chỉnh cấu trúc cho phù hợp với chiến lược Trong việc thực thi chiến lược, thành công đạt được chính là sự nỗ lực và hợp tác trong thực hiện công việc của mọi người.

Hình 1.1. Các giai đoạn của quản trị chiến lược kinh doanh
Hình 1.1. Các giai đoạn của quản trị chiến lược kinh doanh

Quy trình xây dựng và hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

  • Đánh giá môi trường bên ngoài 1. Phân tích môi trường vĩ mô
    • Đánh giá môi trường bên trong
      • Phân tích và hoạch định chiến lược

        Các chính sách quản lý nền kinh tế gồm chính sách kiềm chế lạm phát, mức nợ nước ngoài, tỷ lệ thâm hụt ngân sách và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh như phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, hệ thống cấp điện, hệ thống cấp nước, thông tin, y tế, dịch vụ ngân hàng…Những chính sách này làm cho mức độ rủi ro tăng hoặc giảm tùy theo mức độ nhất quán và cởi mở của chúng và được thể chế hóa thành những đạo luật và chúng có hiệu quả pháp lý đối với các hoạt động kinh doanh. Các số liệu về nhân khẩu học của dân cư trong vùng chiến lược bao gồm: Tổng số nhân khẩu, độ tuổi giới tính, mật độ và phân bố dân cư là rất cần thiết để hoạch định chiến lược, định vị nhà máy sản xuất hay phân phối sản phẩm và làm cơ sở quan trọng để các nhà quản trị quyết định có nên đầu tư, thâm nhập vào thị trường đó hay không. Để có cái nhìn tổng quan và toàn diện, bên cạnh việc phân tích môi trường bên ngoài nhằm giúp doanh nghiệp nhận diện được cơ hội và thách thức, thì các nhà chiến lược cần phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp để thấy rừ được đõu là thế mạnh, điểm yếu và lợi thế của doanh nghiệp trong cạnh tranh, từ đó làm tiền đề để xây dựng ma trận phân tích, đánh giá tổng hợp các yếu tố của môi trường bên trong doanh nghiệp.

        Tuy nhiên, đầu tư vào phát triển công nghệ cũng hàm chứa rủi ro cao bởi những khoản đầu tư thường rất lớn, song trong quá trình thực hiện lại luôn xuất hiện những nhân tố ngoại lai có khả năng ảnh hưởng tiêu cực như: sự thay đổi nhu cầu của khách hàng, sự bắt chước nhanh chóng của đối thủ cạnh tranh, sự phát triển như vũ bão của tiến bộ khoa học công nghệ.

        Hình 1.2. Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter
        Hình 1.2. Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter

        SAO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

        Thực trạng hoạt động kinh doanh khách sạn ba sao dưới tác động của COVID 19

          Sở Kế hoach và Đầu tư chủ trì, phối hợp Sở Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội rà soát danh mục các dự án xây dựng khách sạn, cơ sở lưu trú du lịch, dự án phát triển sản phẩm du lịch đã được Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (tập trung vào tiến độ thực hiện, khó khăn vướng mắc), chủ động đề xuất các biện pháp, giải pháp tổ chức triển khai thực hiện, báo cáo UBND Thành phố xem xét, giải quyết theo quy định. Sở NN&PTNT chủ trì thực hiện Chương trình Xây dựng NTM, Chương trình mỗi xã một sản phẩm, gắn hoạt động kinh tế của các làng nghề với dịch vụ du lịch và bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống; Chủ trì xây dựng, phát triến các mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn, mô hình kinh tế trang trại, gia trại theo chuỗi liên kết kết họp với phát triển du lịch, giáo dục trải nghiệm gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề nhằm phát huy hiệu quả sử dụng đất và đầu tư trong phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản của Thành phố. Theo ông Phùng Quang Thắng, Chủ tịch Hội Lữ hành Hà Nội, Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist đánh giá, Hà Nội có tiềm năng di sản, di tích đồ sộ, trong đó có nhiều điểm đến truyền thống luôn có sự đổi mới mô hình hoạt động như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, Nhà tù Hỏa Lò… Hiện nay, những điểm đến này đã sử dụng ứng dụng công nghệ thuyết minh tự động với 8 ngôn ngữ; 60/200 điểm du lịch của Hà Nội có hệ thống wifi miễn phí….

          Riêng nhu cầu lao động cần đào tạo tại các doanh nghiệp lưu trú giai đoạn 2018 - 2020 là 11.200 người ở các lĩnh vực như nhà hàng, buồng, lễ tân, chế biến món ăn Việt Nam, an ninh khách sạn… Ngoài ra, nhu cầu đào tạo các kỹ năng cũng rất lớn với khoảng 22.500 lao động, chủ yếu là các kỹ năng về giao tiếp ứng xử; giải quyết tình huống, kỹ năng làm việc nhóm, ngoại ngữ… Nhìn chung, nguồn nhân lực trong các cơ sở lưu trú du lịch Hà Nội thời gian qua cần có những bước thích ứng với hội nhập.

          Hình 2. 1. Thống kê mức độ ảnh hưởng của ngành du lịch, khách sạn Việt Nam bới dịch covid
          Hình 2. 1. Thống kê mức độ ảnh hưởng của ngành du lịch, khách sạn Việt Nam bới dịch covid

          Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh khách sạn 3 sao dưới tác động của COVID 19

          Dịch Covid-19 diễn ra vào đúng mùa cao điểm du lịch của khách quốc tế và cũng là mùa du lịch lễ hội, tâm linh của khách nội địa sau dịp nghỉ lễ Tết Nguyên đán, vì vậy, du lịch là ngành chịu tác động đầu tiên, kéo dài và chịu thiệt hại nặng nề nhất qua hai đợt bùng phát của dịch. Các lệnh cấm bay, hạn chế đi lại và sự e ngại của du khách do lo sợ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã khiến nhiều khách sạn, nhà hàng và chuỗi bán lẻ tại các điểm du lịch trở nên vắng khách, doanh thu ngành du lịch sụt giảm mạnh.

          Phân tích môi trường kinh doanh của khách sạn 3 sao trên địa bàn thành phố Hà Nội

          - Trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 vẫn đang có những diễn biến rất phức tạp tại nhiều quốc gia trên- thế giới, thì việc kiểm soát tốt dịch bệnh ở Việt Nam đã tạo lợi thế rất lớn để có thể đi trước một bước trong công cuộc phục hồi nền kinh tế, thiết lập vị trí mới trên trường quốc tế. - Sản phẩm, dich vụ tại các khách sạn 3 sao trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay chưa có nhiều sản phẩm đặc trưng, chất lượng sản phẩm chưa thực sự xứng tầm, thiếu sức hấp dẫn, khả năng cạnh tranh yếu.

          Phân tích và hoạch định kinh doanh của khách sạn 3 sao trên địa bàn thành phố Hà Nội dưới tác động của COVID 19

          Dù khó khăn do đại dịch COVID-19 vẫn còn kéo dài, nhưng đã khẳng định được bản lĩnh, năng lực của họ và sẽ tiếp tục phát huy, duy trì vị thế của du lịch Việt Nam ở khu vực và thế giới trong năm mới. Dịch COVID-19 có thể không phải “kẻ hủy diệt” mà nó đặt ngành công nghiệp không khói vào thế buộc phải chuyển mình, thậm chí thúc đẩy các doanh nghiệp nhanh nhạy thích ứng với các tác động; tăng tốc chuyển đổi số, cơ cấu lại guồng máy hoạt động….

          Bảng 2. 2. Phân tích theo ma trận QSPM Các yếu tố quan trọng
          Bảng 2. 2. Phân tích theo ma trận QSPM Các yếu tố quan trọng

          Nội dung các giải pháp chiến lược kinh doanh của khách sạn 3 sao trên địa bàn thành phố Hà Nội

          Vì vậy, điều cần làm hiện nay là các doanh nghiệp cần mở rộng thị trường phục vụ và khảo sát để xây dựng các gói sản phẩm phù hợp với tâm lý và nhu cầu của du khách, nỗ lực tiếp thị, thu hút các thị trường thay thế Trung Quốc, ưu tiên khách châu Âu, Mỹ, Úc, Đài Loan, …. Ngoài ra, cần thực hiện một số giải pháp đồng bộ như xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp và văn hóa doanh nghiệp tích cực; cải cách chính sách doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng người lao động về tài chính và phi tài chính; hợp tác đào tạo giữa doanh nghiệp và nhà trường nhằm tư vấn, hỗ trợ giảng dạy nội dung chuyên sâu về nghiệp vụ; tổ chức ngày hội hướng nghiệp; áp dụng công nghệ cao trong công tác quản lý, trao đổi nguồn nhân lực….