Tổng hợp một số hệ xúc tác quang có gốc titan cho phản ứng phân hủy axit cinnamic trong nước

MỤC LỤC

Tính cấp thiết

Nguồn nước bị ô nhiễm bởi sự thải vào môi trường nước các chất gây ô nhiễm như phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu và đặc biệt là các chất hữu cơ độc hại từ sự phát triển nhanh chóng của nông nghiệp và công nghiệp. Tuy nhiên, các phương pháp đề xuất chưa mang lại hiệu quả thực tế, chi phí cao, điều kiện vận hành khó khăn và chuyển chất ô nhiễm từ dạng này thành dạng khác. Điểm nổi bật của xúc tác quang trong việc phân hủy các hợp chất phenolic là chi phí thấp, hiệu suất phân hủy cao, xúc tác có thể tái sử dụng mà hoạt tính thay đổi không đáng kể, xúc tác vô hại đối với môi trường và con người, phản ứng có thể thực hiện ở nhiệt độ phòng và áp suất khí quyển và có thể chuyển hóa các chất gây ô nhiễm thành các sản phẩm cuối cùng vô hại như: CO2, H2O và các acid vô cơ [1].

Bên cạnh TiO2 là xúc tác quang truyền thống với hoạt tính quang tốt dưới ánh sáng UV, xúc tác titanate đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu làm chất xúc tác quang. Ngoài ra, sự lai tạo của TiO2 và xúc tác titanate giúp tăng cường khả năng hấp thu ánh sáng, cải thiện diện tích bề mặt riêng và hạn chế sự tái kết hợp giữa electron với lỗ trống [5], là ứng viên triển vọng làm xúc tác quang. Trong khuôn khổ luận án, để chủ động trong tổng hợp TiO2, đã nghiên cứu qui luật ảnh hưởng của môi trường thủy nhiệt đến tính chất và hoạt tính của xúc tác TiO2, xúc tác titanate được tổng hợp bằng phương pháp sol-gel và xúc tác dị cấu trúc titanate/TiO2 tổng hợp bằng phương pháp sol-gel kết hợp thủy nhiệt.

(i) đề tài tiềm năng trẻ của Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam “Quang phân hủy các hợp chất hữu cơ khó phân hủy trong nông nghiệp bằng vật liệu perovskite titanate chế tạo ở nhiệt độ thấp”. Hồ Chí Minh mã số KTHH-2018-103 “Nghiên cứu tổng hợp và hoạt tính của xúc tác trên cơ sở Al2TiO5 trong phản ứng quang phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ trong nước” và mã số T-KTHH-2020-36 “Ảnh hưởng của môi trường tổng hợp đến tính chất và hoạt tính quang xúc tác của TiO2 và nanocomposite Al2TiO5/TiO2”.

Tính mới

Xúc tác TiO2 thủy nhiệt trong môi trường acid có hoạt tính quang cao hơn P25 TiO2 thương mại P25, trong khi TiO2 thủy nhiệt trong môi trường nước được tổng hợp bằng phương pháp thân thiện môi trường và dễ thu hồi hơn P25. Tổng hợp thành công các xúc tác titanate: Al2TiO5, Fe2TiO5 và CoTiO3 bằng phương pháp sol-gel với nhiệt độ nung thấp. Trong đó, Al2TiO5 được xem là xúc tác quang mới, có hoạt tính quang tốt, độ bền tốt và dễ thu hồi.

Tổng hợp thành công các xúc tác dị cấu trúc Al2TiO5/TiO2, Fe2TiO5/TiO2 và CoTiO3/TiO2 bằng phương pháp sol-gel kết hợp thủy nhiệt sử dụng dung môi thân thiện môi trường có diện tích bề mặt riêng lớn, hoạt tính quang vượt trội, độ bền tốt và dễ thu hồi so với xúc tác TiO2. Động học của phản ứng quang oxy hóa CA dưới ánh sáng UV-A được nghiên cứu toàn diện và phương trình động học được đề xuất dựa trên sự tổng hợp các kết quả nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các yếu tố như các thành phần các chất có mặt trong môi trường phản ứng, cường độ ánh sáng; định lượng vai trò của các tác nhân oxy hóa (lỗ trống h+, gốc tự do hydroxyl HO• và gốc tự do superoxide OO•–) bằng phương pháp sử dụng các chất ức chế và định danh được các hợp chất trung gian.

THỰC NGHIỆM

    Quy trình tổng hợp các xúc tác oxide kim loại kép (MTO) gồm pseudobrookite Al2TiO5 (ATO), Fe2TiO5 (FTO) và perovskite CoTiO3 (CTO) bằng phương pháp citrate sol-gel và được mô tả ở Hình 2.2. Khảo sát hoạt tính quang phân hủy cinnamic acid (CA) của ba hệ xúc tác: TiO2; perovskite titanate và pseudobrookite titanate; perovskite titanate/TiO2 và pseudobrookite titanate/TiO2 thực hiện trong sơ đồ dạng mẻ mô tả chi tiết như sau. Ngoài ra, còn có các bộ phận: cụm giải nhiệt cho bộ đèn EXOS Liquid Cooling System (Koolance, USA) (11), hệ thống bơm tuần hoàn (5), đường ống cấp nước giải nhiệt cho bình phản ứng (4) và máy bơm giải nhiệt cho hệ thống đèn (1).

    (vi) bật đèn khảo sát phản ứng, (vii) lấy mẫu phản ứng phân tích UV-Vis ở các thời điểm: ban đầu, sau hấp phụ, sau phản ứng với thể tích mẫu cho mỗi thời điểm là 1 mL. Hỗn hợp phản ứng ở mẻ đầu tiên sẽ được ly tâm thu lấy xúc tác, loại bỏ dung dịch phản ứng và thêm tiếp dung dịch CA mới vào xúc tác thu được để tiến hành mẻ phản ứng tiếp theo. Điều kiện phản ứng được tiến hành ở hàm lượng xỳc tỏc, lưu lượng khụng khớ và pH dung dịch CA phù hợp nhất cho phản ứng phản hủy CA được xác định trong nghiên cứu hoạt tính xúc tác trước đó.

    Tốc độ phản ứng thực nghiệm rexp (àM/min) được tớnh bằng cỏch lấy tiếp tuyến ở từng thời điểm phản ứng trên đồ thị nồng độ CA theo thời gian sử dụng phần mềm Origin với tính năng Tangen line và giá trị thu được nhân với hệ số –1. Dùng công cụ Solver trong phần mềm Excel và kết hợp với các điều kiện xác định: các hằng số tốc độ phản ứng, các hằng số trước lũy thừa và các bậc của phương trình động học sao cho sai số giữa tốc độ phản ứng tính được từ phương trình động học và tốc độ phản ứng thu được từ thực nghiệm là nhỏ nhất (phương pháp bình phương cực tiểu).